Nội dung ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân 8

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân 8
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2011- 2012 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào? Công dân có quyền sở hữu về những gì?
-Là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm: 	
-Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ tài sản. 
-Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị của tài sản và hưởng lợi từ giá trị của tài sản. 	 
-Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với giá trị của tài sản như mua , bán, tặng, cho	 
-Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác. 	
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? (người thực hiện và mục đích thực hiện)
* Giống:
-Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định.
-Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
-Là phương tiện công dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
* Khác:
+ Mục đích khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt.
+ Mục đích tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
 3. Tệ nạn xã hội là gì? Vì sao nói ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS? Là học sinh, chúng ta phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội?
* Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm các hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
* Gợi ý: Vì ma túy và mại dâm là con đường chính để lây truyền HIV/AIDS 
Tiêm chích ma túy lây qua đường máu.
Mại dâm lây qua đường tình dục. 
Nguyên nhân chính là do bản thân thiếu hiểu biết, thiếu ý chí tự chủ.
* Học sinh:
Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
Cần tuân theo quy định của pháp luật. tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong trường học và địa phương.
4. Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? Là học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào?
- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
	- Phải tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại, sử dụng cho cá nhân) tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
	- Khi nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
	Trách nhiệm của học sinh tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước cần được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày như:
	- Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm trong sử dụng điện nước;
	- Xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường, giữ gìn tài sản (bảo vệ bàn ghế, trang thiết bị) của lớp, của trường, đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản của nhà nước (chống biểu hiện tham ô, lãng phí, xân phạm của công)
	-v.v
	5. HIV là gì? AIDS là gì? HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào? Nêu các cách phòng nhiễm HIV/AIDS.
* - HIV là tên gọi của loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người.
* Có 3 con đường lây truyền HIV/AISD:
-Lây, truyền qua đường máu.
-Lây, truyền qua quan hệ tình dục.
-Lây, truyền từ mẹ sang con.
* Các cách phòng tránh HIV/AIDS:
-Không tiếp xúc với máu người nhiễm HIV/AISD.
-Không dùng chung bơm kim tiêm.
-Không quan hệ tình dục bừa bãi.
-Không nên sinh con khi bị nhiễm bệnh.
è Chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AISD nếu có hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng ngừa.
6. Pháp luật là gì? Hãy nêu những bản chất của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
	- Bản chất Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt nam trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục)
	7. Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại? Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
	* Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội.
	* Học sinh:
 	-Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
	-Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên.
-Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
8. Vì sao ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật? Nêu 2 việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận.
-Tránh được việc sử dụng ngôn luận bừa bãi.	
-Lợi dụng ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác; cho lợi ích cộng đồng, đất nước.	
-Phát huy được quyền làm chủ công dân góp phần xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội.	
* Học sinh nêu đúng hai việc làm thể hiện tự do ngôn luận 
-Phát biểu ý kiến trong cuộc họp ở trường, lớp.
-Viết bài đăng báo.
-Góp ý cho hoạt động của trường.
-v.v
9. Tình huống:
Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (người hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định của Uỷ ban nhân dân quận không? Vì sao?
Gợi ý: Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền khiếu nại, vì ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ Tịch Ủy ban nhân dân quận.
10. Tình huống: 	
Năm nay, Sơn đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Sơn một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Sơn tự rao bán chiếc xe đó.
Theo em:
Sơn có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Sơn có những quyền nào đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó, Sơn phải làm gì?
Gợi ý:
a.Sơn không có quyền bán chiếc xe. 
Chiếc xe do bố mẹ mua, Sơn còn nhỏ chịu sự quản lí của bố mẹ. Chỉ có bố mẹ mới có quyền định đoạt.	
b.Sơn chỉ có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.	
c.Muốn bán xe phải được sự đồng ý của bố mẹ.	
11. Tình huống: 
Hiền rủ Thủy đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thủy nói: “Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu!”. 
 - Em có đồng tình với Thủy không? Vì sao?
 - Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
	Gợi ý:
- Em không đồng tình với ý kiến của Thủy, vì chúng ta không nên phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Em giải thích cho bạn hiểu HIV/AIDS không lây truyền qua các con đường giao tiếp thông thường.
-V.v

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_lop_8.doc