Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì I Vật lí lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình

docx 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì I Vật lí lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì I Vật lí lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình
 THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ (HKI)
 MÔN : VẬT LÍ (ĐỀ 1)
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các KT/NLCần hướng tới 
-Đo lường
(4 tiết)
1).Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
2).Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
-Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng vật lí
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí.
Số câu hỏi :2
Số Điểm :2đ
Tỉ lệ : 25%
Câu 1: (1đ)
Câu 2: (1.5đ)
-Lực
-Khối lượng riêng
-Trọng lượng riêng
-Máy cơ đơn giản
(9 tiết)
3a).Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị đo lực.
6).Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
4).Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
7).Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
3b).Vận dụng được công thức P = 10m.
8)Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
-Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí
-Kĩ năng tính toán
- Kĩ năng giải thích hiện tượng
Số câu hỏi :5
Số điểm:7.5đ
Tỉ lệ :75%
Câu 3a: (1đ)
Câu 5:(1đ)
Câu 4:(1.5đ)
Câu 6: (1.5đ)
Câu 3b : (1.5đ)
Câu 7:(1đ)
Tổng số câu hỏi :7 Tổng số
 điểm :10
3đ
3đ
3đ
1đ
PGDĐT CHÂU THÀNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH MÔN : VẬT LÍ 6
 THỜI GIAN : 45 PHÚT
 ĐỀ 1
Câu 1: ( 1đ). Khối lượng là gì ? Đơn vị đo khối lượng ?
Câu 2: (1.5đ). Nêu cách xác định thể tích vật rắn không thấm nước trong bình chia độ ? Vận dụng tính thể tích của khối kim loại ? (hình vẽ) 
Câu 3 : (1đ). Trọng lực là gì? Đơn vị đo lực? 
 b)(1.5 đ)Một ô tô tải có khối lượng 2.6 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
Câu 4 :a) (0.5đ). Em hiểu thế nào là hai lực cân bằng? 
 b)(1đ).Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang nó chịu tác dụng của những lực nào? Xác định phương, chiều,độ lớn của các lực đó?
Câu 5 : (1đ). Có mấy loại máy cơ đơn giản? Cho ví dụ từng loại máy đó trong thực tế?
Câu6: (1.5đ). Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng? Viết được công thức tính khối lượng riêng? Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng?
Câu7: (1đ).Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3?
 BGH TỔTRƯỞNG CM GVBM
 Phan Đức Cường Lê Ngọc Châu Phan Thị Hoàng Mai 
 ĐÁP ÁN VẬT LÍ 6 (2016-2017)
 ĐỀ 1
Câu
 Nội dung
Điểm
Câu 1
*Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
 *Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam (kg). Các đơn vị khác là gam (g), tấn (t).
0.5
0.5
Câu 2
*§æ chÊt láng vµo b×nh chia ®é vµ ®äc gi¸ trÞ thÓ tÝch cña chÊt láng trong b×nh.V1
 - Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ và đọc giá trị thể tích chung của chất lỏng và của vật rắn. V2
 - Xác định thể tích của phần chất lỏng dâng lên đó là thể tích của vật.
 V = V2 – V1 
*- Thể tích nước: V1 = 150cm3
 -Thể tích nước và đá : V2 = 200cm3
 -Thể tích của đá : V = V2 – V1 = 200 – 150 = 50cm3
0.75
0.75
Câu 3
 a)*Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
*Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.
 b)m = 2,6 tấn = 2600kg
 Trọng lượng của ô tô tải là: 
 P = 10.m =10.2600 = 26000N
 Đáp số : 26000N
0.5
0.5
0.5
1
Câu 4
 *Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
 *Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và lực đẩy của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
0.5
1
Câu 5
 Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
 - Mặt phẳng nghiêng :tấm ván, đường dốc, cầu thang, cầu trượt,...
 - Đòn bẩy :xà beng, thanh sắt, thanh gỗ, bập bênh,
 Đòn bẩy :búa nhổ đinh, kéo cắt giấy,... 
 - Ròng rọc : dùng trong thợ xây, cột cờ, cần cẩu,
0.5
0.5
Câu 6
Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy.
· Công thức tính khối lượng riêng: 
 Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật
 m là khối lượng của vật
 V là thể tích của vật.
· Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.
0.5
0.5
0.5
Câu 7
Tóm tắt Giải
m = 379g = 0,379kg Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:
V = 320cm3 = 0,00032m3 D = = = 1184.4(kg/m3)
D= ? (kg/m3 ) Đáp số :1184.4kg/m3
1
 THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ (HKI)
 MÔN : VẬT LÍ (ĐỀ 2)
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các KT/NL cần hướng tới
-Đo lường
(4 tiết)
1)Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
.2)XácđịnhđượcGHĐ,ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
-Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng vật lí
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí.
Số câu hỏi :2
Số Điểm :2đ
Tỉ lệ : 25%
Câu 1: (1đ)
Câu 2: (1.5đ)
-Lực
-Khối lượng riêng
-Trọng lượng riêng
-Máy cơ đơn giản
(9 tiết)
3)Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
6)Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
4)Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
7)Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
5).Vận dụng được công thức P = 10m.
8)Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
-Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí
-Kĩ năng tính toán
- Kĩ năng giải thích hiện tượng
Số câu hỏi :6
Số điểm:7.5đ
Tỉ lệ :75%
Câu 3: (1đ)
Câu 6:(1đ)
Câu 4:(1.5đ)
Câu 7: (1.5đ)
Câu 5 : (1.5đ)
Câu8:(1đ)
Tổng số câu hỏi :8
Tổng số
 điểm :10
3đ
3đ
3đ
1đ
PGDĐT CHÂU THÀNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH MÔN : VẬT LÍ 6
 THỜI GIAN : 45 PHÚT
 ĐỀ 2
Câu 1: ( 1đ).Nêu GHĐ và ĐCNN của thước đo?
Câu 2: (1.5đ). xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ (hình vẽ).Đọc kết quả đo ở các hình a,b,c? 
Câu 3 : (1đ). Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? 
Câu 4 :a) (0.5đ).Có mấy cách làm biến đổi lực? Kể ra? 
 b)(1đ).cho ví dụ từng cách biến đổi lực đó?
 Câu 5 : (1.5đ).Một gói bánh có khối lượng 200g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
Câu 6 : (1đ). Nêu tác dụng của máy cơ đơn giản?
Câu 7: (1.5đ). Cho ví dụ việc sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế? Nêu tác dụng của việc sử dụng mặt phẳng nghiêng này? 
Câu 8: (1đ).Một chiếc dầm có khối lượng 468kg và có thể tích 60dm3. Hãy tính khối lượng riêng của chiếc dầm?
 BGH TỔTRƯỞNG CM GVBM
 Phan Đức Cường Lê Ngọc Châu Phan Thị Hoàng Mai 
 ĐÁP ÁN VẬT LÍ 6 (2016-2017)
 ĐỀ 2
Câu
 Nội dung
Điểm
Câu 1
 * Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 *Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
0.5
0.5
Câu 2
- HS tự làm
- HS tự làm
0.5
1
Câu 3
 *Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
 *Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.
0.5
0.5
Câu 4
 *Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
 *Ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng), chẳng hạn như ( Tùy HS )
0.5
1
Câu 5
 m = 200g = 0.2kg
 Trọng lượng của gói bánh là: 
 P = 10.m =10.0.2 = 2N
 Đáp số : 2N
0.5
1
Câu 6
 *Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn).
 * Máy cơ đơn giản giúp con người dịch chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn. 
0.5
0.5
Câu 7
ví dụ trong thực tế có sử dụng mặt phẳng nghiêng: 
Khi nền nhà cao hơn sân nhà, để đưa xe máy trực tiếp vào trong nhà, ta phải khiêng xe. Nhưng khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể đưa xe vào trong nhà một cách dễ dàng, bởi vì lúc này ta đã tác dụng vào xe một lực theo hướng khác (không phải là phương thẳng đứng) và có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của xe. 
0.5
1
Câu 8
Tóm tắt Giải
m = 468kg Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:
V = 60dm3 = 0,06m3 D = = = 7800(kg/m3)
D= ? (kg/m3 ) Đáp số :7800 kg/m3
1

Tài liệu đính kèm:

  • docxthiet_lap_ma_tran_de_thi_HKI_li_6.docx