Ma trận đề thi Học sinh giỏi lớp 9 môn: Giáo dục công dân

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6153Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề thi Học sinh giỏi lớp 9 môn: Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề thi Học sinh giỏi lớp 9 môn: Giáo dục công dân
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
MA TRẬN ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: GDCD
Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
Câu 1 (4điểm)
1 câu (4điểm)
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Câu 2 (3điểm)
1 câu (3điểm)
Tự chủ
Câu 3 (3điểm)
1 câu (3điểm)
Lý tưởng sống của thanh niên
Câu 4 (4điểm)
1 câu (4điểm)
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Câu 5 (3điểm)
1 câu (3 điểm)
Vấn đề an toàn giao thông
Câu 6 (2điểm)
1 câu (2điểm)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1 câu (4điểm)
2 câu 
(8 điểm)
3 câu 
(8 điểm)
Số câu: 6
Số điểm: 20
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS THANH VĂN MÔN: GDCD 9
 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (4 điểm)
 a. Pháp luật là gì ,? Đặc điểm của pháp luật ?
b.. So sánh sự giống nhau của đạo đức và pháp luật (về chức năng). Sự khác nhau của đạo đức và pháp luật (cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, các hình thức đảm bảo thực hiện).
Câu 2 (3 điểm)
Trên đường đi học về, Mai nhặt được một chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Mai đã dùng số tiền đó ăn quà, nộp học rồi vứt các giấy tờ đi.
 Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của Mai là đúng hay sai? Vì sao? Nếu là Mai, em sẽ làm gì? 
Câu 3 (4 điểm)
a. Em hiểu thế nào là tự chủ ? Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
b Hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ ? Em đã có việc làm nào thể hiện tự chủ và chưa tự chủ?
Câu 4 (4 điểm)
“Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
a. Đây là câu nói của ai ?. Thể hiện điều gì ?
c. Em học tập được họ những điều gì ? Liên hệ bản thân ?
Câu 5 (3 điểm) Tình huống: 
 Tuấn thường mang bài tập của môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn văn mà bạn ấy cho là không quan trọng. Đã vậy, có bạn còn cho rằng đó là cách làm việc có năng suất.
 a. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
 b. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào? 
 Câu 6 (2 điểm )
 Vì sao nói : “ Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm họa thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?
*****************HẾT******************
 Thanh Văn, ngày 18 tháng 10 năm 2014
Duyệt của BGH	 Xác nhận của tổ	 Người ra đề
	Trần Thị Khuyên 
HƯỚNG DẪN CHẪM
Câu 1: HS cần nêu được:
a. Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0,5 điểm)
- Đặc điểm của pháp luật
+ Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. (0,5 điểm)
+ Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. (0,5 điểm)
+ Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo qui định.
 (0,5 điểm)
 Ghi chú: Nếu học sinh chỉ nêu được đặc điểm mà không giải thích thì được 1/2 số điểm cầu phần đặc điểm.
b. . So sánh đạo đức với pháp luật
* Giống: . (0,5 điểm)
+ Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội.
+ Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn 
* Khác:
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở 
hình thành
Bắt nguồn từ cuộc sống, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
( 0,25 điểm)
Xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do cơ quan quyền lực cao nhất đại biểu của nhân dân là quốc hội làm luật pháp và sửa đổi luật pháp
( 0,25 điểm)
Hình thức
thể hiện
Tục ngữ, ca dao 
Châm ngôn
Danh ngôn
Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
( 0,25 điểm)
Văn bản qui phạm pháp luật
( 0,25 điểm)
Các hình thức đảm bảo thực hiện
Được điều chỉnh thông qua dư luận xã hội: khen, chê, khuyên răn.
( 0,25 điểm)
Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục? thuyết phục, cưỡng chế.
( 0,25 điểm)
Câu 2 : (3 điểm) 
 Trả lời: 
 * Hành vi của Mai là sai (0.5 điểm)
Vì:
 + Quyền sở hữu của công dân gồm có 3 quyền cụ thể là: (0,5 điểm)
 - Quyền chiếm hữu
 - Quyền sử dụng 
 - Quyền định đoạt. 
=> Mai không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên Mai không có quyền gì, cụ thể là không có quyền sử dụng và định đoạt đối với chiếc ví. (0,5 điểm)
 + Nghĩa vụ của mỗi công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác (0,5 điểm)
 - Nếu là Mai, cần phải giữ nguyên trạng chiếc ví và tìm cách trả lại cho người bị mất, cụ thể yêu cầu học sinh nêu được 2 cách trong các cách sau: (1 điểm)
 + Tìm cách báo cho người bị mất đến nhận.
 + Theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người bị mất.
 + Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người bị mất.
 + Nộp cho cơ quan công an. 
Câu 3: (4 điểm) 
a.* Khái niệm: Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. (1 điểm)
 * Ý nghĩa: Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. (1 điểm)
 b. Biểu hiện của người có tính tự chủ: (1 điểm)
 + Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống;
 + Không nao núng, hoang mang khi khó khăn; 
 + K hông bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; 
 + Biết tự ra quyết định, điều chỉnh hành vi của mình
* Bản thân: 
+ Đã tự chủ ( không nghe lời kẻ xấu, bình tĩnh khi gặp khó khăn) (0,5 điểm) 
+ Chưa tự chủ ( không làm được bài đã mở vở ra coi cóp, gặp quần áo đẹp là đòi mẹ mua)(0,5 điểm)
Câu 4: Dẫn dắt vào đề 
a*. Đây là câu nói của : Hồ Chủ T ịch (Bác Hồ) .(0,5 điểm)
* Câu nói đó thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của Bác : 
"Suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân" .(0,5 điểm)
b. *Học tập Bác: (1,5 điểm)
- Về ý chí và nghị lực, vượt qua khó khăn để giành và giữ độc lập cho Tổ quốc 
- Về tình thương yêu đối với con người 
- Về sự công hiến hy sinh (chí công vô tư) đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên lợi ích của bản thân mình 
*. Liên hệ bản thân . (1 ,5 điểm)
- Xác định lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 
- Nhiệm vụ cụ thể trước mắt: tốt nghiệp THCS rồi vào PTTH.
- Rèn đức luyện tài. . ... (chủ đề năm học)
Câu 5: 
Trả lời: 
 a. Không tán thành ý kiến: “ Đó là cách làm việc có năng suất’’..(0,5 điểm)
 Vì:
 - Việc làm của Tuấn tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc, nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quảTuấn không nghe giảng sẽ không hiểu bài, dẫn đến học kém đi. . (0,5 điểm)
 - Trong học tập thì môn nào cũng quan trọng .(0,5 điểm)
 b. Nếu là bạn cùng lớp:
 - Phân tích cho bạn Tuấn và các bạn đó hiểu tác hại của việc làm đó. .(0,5 điểm)
 - Khuyên Tuấn chấm dứt ngay việc bạn đang làm và nên chuẩn bị kĩ bài học ở nhà. (0,5 điểm)
 - Nếu Tuấn không sửa chữa khuyết điểm thì sẽ báo với cô giáo để cô can thiệp, giúp đỡ. (0,5 điểm)
Câu 6
Vì : Hiện nay theo thống kê con số vụ tai nạ giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng . (0,5 đ)
Chúng ta hãy nâng cao ý thức tham gia giao thông, tôn trọng luật giao thông. Chấp hành đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông .Tích cực tuyên truyền những quy đingj của luật giao thông nhắc nhở mọi người cùng thực hiện lên án tình trạng cố tình vi phạm luật giao thông . (1 đ)
* Học sinh liên hệ bản thân : Đi bên phải theo chiều đi của mình , không dàn hàng 2,3 không nô đùa khi tham gia giao thông . (0,5 đ)
* Lưu ý: Tùy theo cách hành văn của mỗi học sinh nhưng các em vẫn nêu hoặc trình bày được các ý cơ bản theo yêu cầu hướng dẫn chấm; giám khảo vẫn cho trọn điểm.
Xác nhận của BGH Xác nhận của 	Người ra đề
 Trần Thị Khuyên 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_GDCD_9.doc