Ma trận đề kiểm tra Học kì I – Môn Giáo dục công dân 7 – Năm học 2014 – 2015

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1573Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra Học kì I – Môn Giáo dục công dân 7 – Năm học 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra Học kì I – Môn Giáo dục công dân 7 – Năm học 2014 – 2015
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI – MÔN: GDCD 7 – NĂM HỌC 2014 – 2015
Tên chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
C/độ thấp
C/độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Quan hệ với bản thân
Biết thế nào là tự trọng, biểu hiện của giản dị
Biết thế nào là tự tin
Tác dụng, ý nghĩa của tự tin
Cách rèn luyện tính tự tin
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
c1,2
0,5đ
5%
1/3c9
0,5đ
5%
1/3 c9
1,5đ
15%
1/3 c9
1,0 đ
10%
3
3,5đ
35%
Quan hệ với người khác
Biết biểu hiện của khoan dung, tôn sư trọng đạo
VD kiến thức đã học xử lí TH, rèn luyện TSTĐ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
c3,4
0,5đ
5%
1/2c8
0,5đ
5%
c7
2,5đ
25%
1/2c8
1đ
10%
4
4,5đ
45%
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại
Hiểu thế nào là GĐVH, Nối được một số câu CD, TN ứng với các phẩm chất đạo đức.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C5, 6
2,0đ
20%
2
2,0đ
20%
T/số câu:
T/số điểm:
Tỉ lệ:
4
1đ
10%
1/3 + 1/2
1đ
10%
2
2đ
20%
1/3
1,5đ
15%
1+1/3
3,5đ
35%
1/2
1đ
10%
9
10đ
100%
Những năng lực có thể hướng tới đánh giá trong đề kiểm tra: 
NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán, sáng tạo, NL ngôn ngữ.
Trường: THCS Ba Cụm Bắc
Lớp: ..
Tên: .......
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Thời gian: 45’ 
Điểm
Nhận xét của Giáo viên
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3Đ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng (từ câu 1- 4). 
Câu 1. Biểu hiện nói lên tính giản dị là: 
A. Làm việc sơ sài, cẩu thả.	B. Thái độ khách sáo, kiểu cách.
C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.	 	D. Tổ chức sinh nhật linh đình.
Câu 2. Chọn ý đúng về biểu hiện thiếu tự trọng: 
A. Nói năng lịch sự	B. Giữ đúng lời hứa.
C. Sống buông thả.	D. Kiên quyết không quay cóp
Câu 3: Hành vi biểu hiện tôn sư trọng đạo là: 
A. Lắng nghe cô giảng bài 	B. Kính trọng người già. 
C. Bạn bè giúp đỡ nhau 	D. Cả A và C đều đúng
Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng khoan dung:
A. Có công mài sắt có ngày nên kim 	B. Con hơn cha là nhà có phúc
C. Há miệng chờ sung 	D. Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại 
Câu 5. Cho các cụm từ: “tiến bộ, hòa thuận, ổn định, xóm giềng, công dân”.
Tìm các từ thích hợp để điền vào chỗ trống để làm rõ khái niệm thế nào là gia đình văn hóa.
“Gia đình văn hóa là gia đình, hạnh phúc,  thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với.và làm tốt nghĩa vụ .”
Câu 6. Hãy nối câu tục ngữ ở cột A với các phẩm chất ở cột B sao cho phù hợp. 
A
 Nối
B
1. Chung lưng, đấu cật
1 - 
A. Tự tin
2. Lá lành đùm lá rách
2 - 
B. Đoàn kết, tương trợ
3. Giấy rách phải giữ lấy lề
3 - 
C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp
của gia đình, dòng họ
4. Có cứng mới đứng đầu gió
4 - 
D. Yêu thương con người
E. Khoan dung
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7 Đ) 
Câu 7: (2,5đ) Xử lí tình huống: Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dính mực ra vở Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. 
- Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan.
- Nếu em là Lan trong tình huống trên em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
Câu 8: (1,5đ) Thế nào là tôn sư trọng đạo? Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tôn sư trọng đạo. 
Câu 9: (3đ) Tự tin là gì? Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách nào? Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác em thấy có đúng không? Vì sao? 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
I/. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0,25
2
C
0,25
3
A
0,25
4
D
0,25
5
1 - B , 2 - D , 3 - C , 4 - A
1,0
6
“hòa thuận, tiến bộ, xóm giềng, công dân”.
1,0
I. Phần tự luận: (7đ).
Câu
Nội dung
Điểm
7
- Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan
0,5
0,5
+ Lan hành động như vậy là chưa đúng đắn.
+ Lan đã không độ lượng, không khoan dung với việc làm vô ý của Hằng
- Nếu em là Lan trong tình huống trên em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
0,5
0,5
0,5
Nếu em là Lan trong tình huống trên em sẽ :
+ Tha thứ, khoan dung cho hành vi của bạn
+ Không mắng bạn, không trả thù bạn bằng bất kì một hành vi nào
+ Nhắc bạn nên cẩn thận, làm việc gì cũng cần chú ý, để không ảnh hưởng đến những người xung quanh.
8
Tôn sư trọng đạo là:
0,25
0,25
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy, cô giáo 
- Coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy cô đã dạy cho mình.
Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? 
0,5
0,5
- Là học sinh, em sẽ thể hiện lòng tôn sư trọng đạo như:
+ Nghe lời thầy cô, cố gắng học giỏi, siêng năng cần cù. Ví dụ trong lớp tập trung nge cô thầy giảng, phát biểu xây dựng bài, tự giác học và làm bài tập đầy đủ
+ Yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô. Ví dụ chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô, thăm thầy cô.
9
Tự tin là gì?
0,5
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
- Chúng ta hãy rèn luyện tính tự tin bằng cách nào?
0,5
0,5
Chúng ta hãy rèn luyện tính tự tin bằng cách: 
+ Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao. 
+ Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
- Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác đúng không, vì sao?
0,75
0,75
+ Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác là đúng.
+ Vì: Họ tin tưởng vào khả năng bản thân mình có thể làm được, không phải dựa dẫm, lệ thuộc mà họ học hỏi kinh nghiệm, xin ý kiến của mọi người.
Ba Cụm Bắc, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA BGH	 	 	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ
 Vũ Thị Quỳnh

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_HKI_GDCD_7.doc