Kỳ thi khảo sát học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 vòng II cấp huyện năm học 2014 - 2015 đề thi môn: Hóa học 8

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi khảo sát học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 vòng II cấp huyện năm học 2014 - 2015 đề thi môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi khảo sát học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 vòng II cấp huyện năm học 2014 - 2015 đề thi môn: Hóa học 8
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 6; 7; 8 VÒNG II
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014-2015
Đề thi môn: Hóa học 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (2,0 điểm):
a. Cân bằng các PTHH sau:
 KOH + Al2(SO4)3 K2SO4 + Al(OH)3
FexOy + CO 	FeO + CO2
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O
b. Có 4 chất lỏng không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn: nước, natriclorua, natri hidroxit, axit clohidric. Hãy nêu phương pháp nhận biết các chất lỏng trên.
Câu II (2,0 điểm):
Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số lượng các hạt là 34, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,3%. Một nguyên tử nguyên tố Y có tổng số lượng các hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. 
a. Xác định số lượng mỗi loại hạt trong nguyên tử X, Y? KHHH nguyên tử X, Y?
b. Cho biết số electron trong từng lớp, số electron ngoài cùng, nguyên tử nguyên tố X, Y là kim loại hay phi kim? 
Câu III (1,5 điểm):
Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1.
 a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí.
 b) Tính thể tích (đktc) của 10,5 gam khí A.
Câu IV (2,0 điểm):
Hợp chất A được cấu tạo bởi nguyên tố X hóa trị V và nguyên tố oxi. Biết phân tử khối của hợp chất A bằng 142 đvC. Hợp chất B được tạo bởi nguyên tố Y ( hóa trị y, với 1£ y £ 3) và nhóm sunfat ( SO4), biết rằng phân tử hợp chất A chỉ nặng bằng 0,355 lần phân tử hợp chất B. Tìm nguyên tử khối của các nguyên tố X và Y. Viết công thức hóa học của hợp chất A và hợp chất B.
Câu V (1,5 điểm):
Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M vào dung dịch axit HCl dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (đktc).
a. Xác định kim loại M.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết lượng kim loại này.
Câu VI (1,0 điểm):
Cho biết trong hợp chất của nguyên tố R (hóa trị x) với nhóm sunfat (SO4) có 20% khối lượng thuộc nguyên tố R.
a) Thiết lập biểu thức tính nguyên tử khối của R theo hóa trị x. 
b) Hãy tính % khối lượng của nguyên tố R đó trong hợp chất của R với nguyên tố oxi ( không xác định nguyên tố R).
Chú ý:
	- Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 6; 7; 8 VÒNG II
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014-2015
HDC thi môn: Hóa học 8
Câu
Đáp án
Điểm
Câu I
a.
. 1) 6KOH + Al2(SO4)3 3 K2SO4 +2 Al(OH)3
2) FexOy +(y-x) CO 	xFeO + (y-x)CO2
 3) 4FeS2 +11 O2 2 Fe2O3 +8 SO2
4) 8 Al +30HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O +15 H2O
b. Trích mỗi chất một ít vào các ống nghiệm rồi đánh số thứ tự 
Nhúng lần lượt các mẩu giấy quỳ tím vào từng ống rồi quan sát :
- Nếu chất nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì đó là axit clohidric.
- Nếu chất nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh thì đó là Natrihidroxit. 
- Không làm quỳ tím đổi màu là nước và Natriclorua.
 Đun nóng 2 ống nghiệm còn lại trên ngọn lửa đèn cồn:
 -Nếu chất nào bay hơi hết không có vết cặn thì đó là nước.
 -Chất nào bay hơi mà vẫn còn cặn là Natriclorua
(2đ)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu II
a.
+ Nguyên tử nguyên tố X:
Số hạt Nơtron là: 
 34. = 12 (hạt)
Số hạt Proton bằng số hạt Electron và bằng:
 (hạt)
Vậy KHHH nguyên tử nguyên tố X là: Na.
------------------------------------------------------------------------------------
+ Nguyên tử nguyên tố Y:
Gọi số hạt Proton là Z, số hạt Nơtron là N
 số hạt Electron là Z.
Tổng số lượng các hạt là: 
 2Z + N = 52 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:
 2Z - N = 16 (2)
Từ (1, 2) ta có: 
Vậy số hạt Proton bằng số hạt Electron và bằng: 17
Số hạt Nơtron là: 18. Nguyên tử nguyên tố X có KHH là: Cl.
-----------------------------------------------------------------------------------------
b.
+ Số electron trong từng lớp, số electron ngoài cùng, tính chất của Na, Cl
Nguyên tử
Số (e) trong từng lớp
Số (e) ngoài cùng
Tính chất
Na
2/8/1
1
Kim loại
Cl
2/8/7
7
Phi kim
(2 đ)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu III:
a) Gọi số mol O2 có trong hỗn hợp A là x (mol)
 Số mol CO2 có trong A là 5x (mol).
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí A:
Tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí: 
b) Ở đktc: 42 g (tương ứng 1mol) hỗn hợp khí A có thể tích 22,4 lít.
 10,5 g hỗn hợp khí A có thể tích: 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
Câu IV
CTTQ của chất A: Y2O5
Vì phân tử khối của hợp chất A là 142 đvC nên ta có:
Ta có: 2X + 80 = 142 Þ X = 31
Vậy X là nguyên tố phôtpho ( P) ; CTHH của chất A: P2O5
CTTQ của chất B : Y2(SO4)y 
PTK của B = = 400 đvC
Ta có: 2Y + 96y = 400 Þ Y = 200 – 48y 
Bảng biện luận:
y
1
2
3
Y
152 (loại)
104 ( loại)
56 ( nhận)
Vậy X là nguyên tố sắt ( Fe) ; CTHH của chất B là Fe2(SO4)3
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu V:
a) Gọi n là hóa trị của M, ta có PTPƯ:
M + nHCl MCln + H2 	
1 mol mol 
x mol mol
Ta có PT: Mx= 16,25 (1)	
 = = 0,25 (2)	
Từ (2): nx = 0,25.2 = 0,5 (3) 	
Lấy (1) : (3) = = 32,5 M = 32,5n
Hóa trị của kim loại có thể là I; II; III . Do đó ta xét bảng sau:
Lập bảng : 
 n	 1 	 2	3	
 M 32,5 65 97,5 
Trong các kim loại trên, thì Zn là phù hợp. 
b) PTPƯ: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2	
 nHCl =2nzn= 2.= 0,5 (mol)	
VHCl = = = 2,5(lít)	
(2đ)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu VI:
Xét hợp chất: R2(SO4)x :
Ta có: R = 12x (1)
Xét hợp chất R2Ox:
Ta có: %R = (2)
Thay (1) vào (2) ta có: %R =
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_hoa_8_nam_20142015_Song_Lo.doc