Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 1016 môn: Ngữ văn lớp 8

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 994Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 1016 môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 1016 môn: Ngữ văn lớp 8
KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2015-1016
MÔN : NGỮ VĂN – Lớp 8
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
	- Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. Nhưng trọng tâm của học kì II là nội dung văn thuyết minh và văn lập luậ cùng các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:	- Ôn tập kiến thức cho HS.
	- Xem và đánh giá việc ôn tập của học sinh.
2. Học sinh:	- Ôn tập
	- Chuẩn bị giấy bút.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Lên lớp:
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
Hoạt động 3: Phát đề và coi kiểm tra
Hoạt động 4: Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
D. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 VĂN 8:
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1: văn bản
Văn học Việt Nam ( Trung đại)
Văn học Nước ngoài
- Nêu vài nét về tác giả: Lý Công Uẩn
Nêu nghệ thuật chính của văn bản “ Chiếu dời đô”
Nêu ý nghĩa
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30 %
Số câu: 2 
Câu 1(ý a)
Số điểm: 3
Câu 1 (ý b) (1đ)
Số câu: 2
3 điểm = 30%
Chủ đề 2: Tiếng việt
- Hành động nói
Nêu khái niệm

Lấy ví dụ 
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20%
Số câu :1
(ý a)
Số điểm: 1
Số câu:1
( ý b )
Số điểm:1
Số câu: 1
2 điểm: 20%
Chủ đề 3: Tập làm văn
Thuyết minh một di tích
Số câu: 1
Số điểm 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
E.ĐỀ KIỂM TRA KÌ II VĂN 8:
ĐỀ BÀI	
Câu 1: (2đ)
a) Em hãy nêu nét chính về tác giả Lí Công Uẩn? 
b) Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn? 
Câu 2: Văn bản “ Đi bộ ngao du ” của Ru-xô có ý nghĩa gì? (1đ)
Câu 3:(2đ)
a) Hành động nói là gì?.
b) Cho hai ví dụ về hành động nói được thực hiện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. 
Câu 4:(5đ)
Tự hào về quê hương, chúng ta tự hào về những di tích, những ngôi đình, chùa.... gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương. 
Bằng niềm tự hào đó, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một di tích lịch sử, văn hóa hoặc đình, chùa... ở địa phương em trong dịp lễ hội đầu xuân.(Có thể chọn trong xã, huyện, tỉnh)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1 (2đ)
a) - Lí Công Uẩn(974-1028) tức vua Lí Thái Tổ.
- Quê Bắc Ninh Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn.
- Ông là người sáng lập ra vương triều nhà Lí,lấy niên hiệu là Thuận Thiên. (1đ)
b) - Gồm có ba phần chặt chẽ.
- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: 
+ Là mệnh lệnh nhưng “Chiếu dời đô” không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+ câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
Câu 2: (1đ)
Từ những điều mà “đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Câu 3: ( 3 đ)
a) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.(1đ)
b) Ví dụ: Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách . (HĐ nói gián tiếp) ( 1đ).
Bạn làm bài tập xong chưa? (HĐ nói trực tiếp) ( 1đ).
* Lưu ý: Tùy theo cách viết câu của học sinh xác định đúng yêu cầu câu hỏi là được. 
Câu 4 (5đ) 
Hình thức:(0.5đ)
Bài viết có bố cục 3 phần; liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả và trình bày cơ bản.
Sáng tạo:(0,5 điểm)
Bài viết có sáng tạo trong cách quan sát, trình bày sự hiểu biết và bình luận khi thuyết minh; sáng tạo trong cách sử dụng phương pháp thuyết minh, cách dùng từ, diễn đạt ...
Mở bài:(0,5 điểm)
Giới thiệu rõ ràng, ấn tượng về di tích (hoặc đình/chùa) mà mình thuyết minh ( Tên/địa chỉ)
Thân bài:(3,0 điểm)
Bài viết có thể diễn đạt nhiều cách song cần đảm bảo các yêu cầu:
- Là một di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa.... ở địa phương (xã/huyện/tỉnh); thời điểm lễ hội đầu xuân
- Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), địa điểm, khuôn viên, kiến trúc, cảnh quan, các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân (có thể giới thiệu thêm vào lễ hội chính nếu ở thời điểm khác) v.v....
- Giới thiệu sự gắn bó của di tích lịch sử ( hoặc đình/chùa...) trong đời sống của nhân dân địa phương; lòng tự hào của người viết ....
- Bài viết kết hợp đưa số liệu, miêu tả, bình luận hợp lí dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy; lời văn chính xác, biểu cảm.
Kết bài:(0,5 điểm)
Viết rõ ràng, ấn tượng, khẳng định được vị thế của di tích trong đời sống nhân dân địa phương và tình cảm của người viết, lời mời gọi/nhắn nhủ...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRONGPAK
TRƯỜNG THCS HÒA ĐÔNG
 KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2015-1016
 MÔN : NGỮ VĂN – Lớp 8
 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI	
Câu 1: (2đ)
a) Em hãy nêu nét chính về tác giả Lí Công Uẩn? 
b) Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn? 
Câu 2: Văn bản “ Đi bộ ngao du ” của Ru-xô có ý nghĩa gì? (1đ)
Câu 3:(2đ)
a) Hành động nói là gì?.
b) Cho hai ví dụ về hành động nói được thực hiện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. 
Câu 4:(5đ)
Tự hào về quê hương, chúng ta tự hào về những di tích, những ngôi đình, chùa.... gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương. 
Bằng niềm tự hào đó, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một di tích lịch sử, văn hóa hoặc đình, chùa... ở địa phương em trong dịp lễ hội đầu xuân.(Có thể chọn trong xã, huyện, tỉnh)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi kì 2 văn 8 Thảo.doc