Kiểm tra học kì II (năm 2014 - 2015) môn: Lịch sử 9

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II (năm 2014 - 2015) môn: Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II (năm 2014 - 2015) môn: Lịch sử 9
 KIỂM TRA HỌC KÌ II(2014-2015)
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Mục tiêu:
Giúp các em củng cố kiến thức lịch sử, nhớ, hiểu thêm : 
Các sự kiện quan trọng của lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay
Rèn các kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ, vận dụng kiến thức các bài học có liên quan để giải quyết các vấn đề mà đề bài yêu cầu.
Giáo dục ý thức tự học, tự giác , chủ động giải quyết tình huống
* Kiến thức: 
Nắm được nguyên nhân dẫn đến sự thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt nam năm 1930.
Thời gian ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Âm mưu và hành động của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ và so sánh vơi chiến lược chiến tranh đặc biệt.
 * Về kỉ năng:
- Học sinh phải có kỉ năng viết bài kiểm tra tự luận, rèn luyện kỉ năng trình bày, kỉ năng lựa chọn kiến thức để phân tích và lập luận:
 * Về thái độ:
- Học sinh bày tỏ được thái độ tôn trọng cuộc sống độc lập tự do và biết sống có trách nhiệm với bản thân và ý thức xây dựng xã hội ngày càng giàu mạnh.
2: Hình thức kiểm tra:
Hình thức: Tự luận:
3: Thiết lập ma trận:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vân dụng
Tổng
Ý nghĩa của Hiệp đinh Pari năm 1973
Trình bày được ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Số câu: 1 
Số điểm: 3
Số câu: 1
3 điểm = 30%
3. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- 
-Trình bày được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Số câu: 1 (TL)
Số điểm: 4 điểm
Số câu: 1
4 điểm = 40%
4. Chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt của Mĩ
Trình bày nội dung chiến tranh cục bộ
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
So sánh với chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
Số câu: 1/2
Số điểm: 2
Số câu: 1
3 điểm: 30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1+ 1/2
Số điểm: 5
50%
Số câu: ½
Số điểm: 2
20%
Số câu: 3
Số điểm: 10
100%
4: Biên soạn đền kiểm tra:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG PẮC
Trường THCS Hòa Đông
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam (27/1/1973) (3 điểm)
Câu 2: Em hãy trình bày nội dung của “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965) và “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở miền Nam? (3 điểm) 
Câu 3: Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975? (4 điểm) 
5: Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG PẮC
Trường THCS Hòa Đông
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Yêu cầu học sinh trình bày được
- Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đực công nhận là một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta trên cả 2 miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc
- Tạo điều kiện hoad bình cho miền Bắc tiến hành khôi phục, phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực hậu phương vững chắc và chi viện cho miền Nam
Câu 2: Yêu cầu học sinh nêu được
* Nội dung của chiến lược “chiến tranh cục bộ”
- Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng.
* So sánh:
- Giống: Đều là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất đai, giành dân đặt ách thống trị thực dân mới. đều hoạt động phối hợp miền Bắc, phối hợp với hoạt động quân sự với hoạt động chính trị, ngoại giao.
- Khác: 
+ Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng tham gia: quân đội tay sai. Người Mĩ giũ vai trò cố vấn, chiến tranh miền Nam phối hợp với phá hoại miền Bắc.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng tham gia là Mĩ và quân đồng minh và tay sai. Quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa cố vấn chỉ huy. Chiến tranh mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.
Câu 3: Yêu cầu học sinh nêu được:
* Nguyên nhân thắng lợi: 
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo.
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm
+ Chế độ chủ ghãi xã hội ở miền Bắc được bảo vệ vững vàng đã trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tình thần đoàn kết chiến đầu của 3 nước Việt Nam, Lào và Căm – Pu - Chia.
+ Sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới nhất là Liên Xô, Trung Quốc 
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
+ Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới.
+ Tác động đến nội bộ nước Mĩ và cục diện thế giới, có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng trên thế giới
+ Là sự kiện “ Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”
* Một số lưu ý khi chấm: Trên đây là những nội dung của bài kiểm tra, tuy nhiên trong quá trình làm bài học sinh phải nêu chính xác các sự kiện, lập luận phải chặt chẽ, lô gic trình bày rõ ràng, sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKII SU 9.doc