Kiểm tra: Học kì I môn: Vật lí khối 9 thời gian làm bài: 45 phút

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 927Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra: Học kì I môn: Vật lí khối 9 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: Học kì I môn: Vật lí khối 9 thời gian làm bài: 45 phút
Ngày soạn: 30/11/2015
Ngày kiểm tra:...........................
Tuần: 19 Tiết PPCT: 36
 KIỂM TRA: HỌC KÌ I 
 MÔN: VẬT LÍ KHỐI 9
 Thời gian làm bài: 45 phút
1.MỤC TIÊU
a.Về kiến thức : Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của từng học sinh. 
- Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở, viết được hệ thức và nêu được ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng có trong hệ thức. Vận dụng được định luật ôm để giải bài tập.
- Giải thích được hiện tượng về độ sáng của đèn thông qua mối qua hệ giữa cường độ dòng điện – điện trở và chiều dài dây dẫn.
- Vận dụng được công thức tính công, công suất để giải bài tập. Giải được bài tập về mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Nêu được cấu tạo của nam châm điện và so sánh được những lợi ích khi dùng nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái và vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng đặt trong từ trường đều.
b.Về kĩ năng : Rèn kĩ năng tư duy, sáng tạo của học sinh qua việc tiếp thu các bài học
c.Về thái độ : Giáo dục tính chính xác, cẩn thận của học sinh.
2. CHUẨN BỊ:
a. Chuẩn bị của HS: Xem lại các câu hỏi, bài tập đã ôn.
b. Chuẩn bị của GV :
 TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PP CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung
T. số tiết
L.thuyết
Tỉ lệ
T. số của bài KT
số lượng câu
Điểm số
T. số câu
LT
VD
LT
VD
Câu LT
Câu VD
Chương I:
 Điện học
19
12
8.4
11
29.0
38
1.4
1.8
64%
3,2
Chương II: 
Điện Từ học
10
8
5.6
4
19.3
13.7
1.0
0.8
36%
1.8
Tổng
29
20
14.0
15
48.3
51.7
5
100%
5
 MA TRẬN ĐỀ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương I: Điện Học
- Phát biểu được nội dụng của định luật Ôm, viết biểu thức của định luật (Câu 1.a)
- Giải thích được hiện tượng về độ sáng của đèn thông qua mối qua hệ giữa cường độ dòng điện – điện trở và chiều dài dây dẫn. 
(Câu 3)
- Vận dụng đinh luật ôm đối với đoạn mạch song song. (Câu 1.b)
- Vận dụng các công thức tính nhiệt lượng có liên quan tới định luật Jun – Len xơ để tìm được điện năng tiêu thụ và thời gian sử dụng bếp điện
(Câu 5.a)
- Vận dụng được công thức R = và các công thức biến đổi để tìm được số vòng dây của bếp điện
( Câu 5.b)
Số câu hỏi
1/2
1
1/2 + 1/2
1/2
3 
Số điểm
%
1đ
10%
1
10%
2.5 đ
25%
1.5đ
15%
6 đ
60%
Chương 2: Điện từ học
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái (Câu 2.a)
- Nêu được cấu tạo của nam châm điện (câu 4 ý 1)
- So sánh được những lợi ích khi dùng nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu (câu 4 ý 2)
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. (Câu 2.b)
Số câu hỏi
1/2 + 1/2
1/2
1/2 
2
Số điểm
%
2 đ
20%
1.5 đ
15%
0,5 đ
5%
4 đ
40%
T. Số câu hỏi
1/2+1/2+1/2 = 1,5 câu
1 +1 = 2 câu
1/2 +1/2 = 1 câu 
0,5 câu
5 câu 
TS điểm
%
3 đ
30 %
2,5 đ
25 %
3 đ
30%
1,5 đ
15 %
10,0 đ
100%
 ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: ( 2 điểm) 
a. Phát biểu nội dung, viết biểu thức của định luật Ôm và giải thích đại lượng.
N
S
S
F
b. Cho 2 điện trở R1 = 14; R2 = 16, được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U=24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.
Câu 2.( 1.5 điểm) 
a. Hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái.
b. Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của 
dòng điện theo hình vẽ đã cho. 
Câu 3:(1 điểm) Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn lại sáng yếu hơn. Hãy giải thích tại sao? 
Câu 4: (2,5 điểm) Nam châm điện được tạo ra như thế nào và có lợi gì hơn so với nam châm vĩnh cửu
Bài 5: (3 điểm) Bếp điện có ghi 220V-1000W được nối với hiệu điện thế 220V được dùng để đun sôi 2lít nước ở 200C. Biết hiệu suất của bếp H = 80% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
a/ Tính thời gian đun sôi nước và điện năng tiêu thụ của bếp ra Kwh.
b/ Biết cuộn dây có đường kính d = 0,2mm, điện trở suất được quấn trên một lõi bằng sứ cách điện hình trụ tròn có đường kính D = 2cm. Tính số vòng dây của bếp điện trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Câu 1.
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây 
- I = U/R
Trong đó: I: Cường độ dòng điện; U: Hiệu điện thế; R: điện trở của dây
- Điện trở tương đương của mạch: 
 Rtđ =R1 .R2 / ( R1+ R2) = 14.16/ (14 + 16) = 7,5 
- CĐDĐ trong mạch chính: I = U/Rtđ = 24/ 7,5 = 3,2 (A) 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2: 
- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. 
N
S
S
F
.
- Vận dụng: 
 1 điểm 
0,5 điểm 
Câu 3
- Khi hiệu điện thế không đổi, nếu mắc bóng đèn vào HĐT này bằn dây dẫn càng dài thì thì điện trở của đoạn mạch càng lớn.
- Theo định luật Ôm về mối liên quan giữa CĐDĐ và điện trở dây dẫn thì bóng đèn càng sáng yếu hơn.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4: 
- Nam châm điện được tạo ra bằng cách dùng một lõi sắt non lồng vào trong cuộn dây và cho dòng điện chạy qua cuộn dây. 
- Những lợi thế của nam châm điện
+ Có thể tạo ra được nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây 
+ Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính
+ Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây 
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5: 
a/ Gọi Q là nhiệt lượng mà nước thu vào để nóng lên từ 200C đến 1000: Q = m.C.∆t 
Gọi Q' là nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra trên dây đốt nóng 
 Q' = R.I2.t = P. t 
Theo bài ra ta có: 
 = 0.23333 (h)
Điện năng tiêu thụ của bếp:
A = P. t = 1000 . 0.23333 = 233,33 (Wh) = 0,233 (Kwh) 
b/ Điện trở của dây: 
 (1) 
Mặt khác: (2) 
 Từ (1) và (2) ta có:
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,75 điểm)
(0,25 điểm)
(0,5 điểm)
3.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA:
a.Ổn định lớp :
b.Tổ chức kiểm tra :
- Phát đề 
- Thu bài KT
c. Dặn dò:
d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến đồng nghiệp hoặc cá nhân (qua góp ý)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ duyệt Người ra đề
 Hoàng Thị HườngPhòng GD&ĐT Hòn Đất	KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016
	Trường THCS Bình Giang 	Môn: Vật lí Khối: 9
Lớp 9/ 	Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Họ và tên: ........................................
Điểm 
Lời nhận xét 
Đề bài
Câu 1: (2 điểm)
	a. Phát biểu nội dung, viết biểu thức của định luật Ôm và giải thích đại lượng.
b. Cho 2 điện trở R1 = 14; R2 = 16, được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U=24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.
Câu 2: (1,5 điểm)
N
S
S
F
	Hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của dòng điện theo hình vẽ đã cho. 
Câu 3: (1 điểm)
	Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn lại sáng yếu hơn. Hãy giải thích tại sao?
Câu 4: (2,5 điểm)
	Nam châm điện được tạo ra như thế nào và có lợi gì hơn so với nam châm vĩnh cửu?
Câu 5: (3 điểm)
	Bếp điện có ghi 220V-1000W được nối với hiệu điện thế 220V được dùng để đun sôi 2lít nước ở 200C. Biết hiệu suất của bếp H = 80% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
a/ Tính thời gian đun sôi nước và điện năng tiêu thụ của bếp ra Kwh.
b/ Biết cuộn dây có đường kính d = 0,2mm, điện trở suất được quấn trên một lõi bằng sứ cách điện hình trụ tròn có đường kính D = 2cm. Tính số vòng dây của bếp điện trên.
Bài làm
GIỚI HẠN ÔN THI
MÔN VẬT LÍ 9 – hk I
Bài 2: Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm
Bài 5: Đoạn mạch song song
Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây
Bài 12: Công suất điện
Bài 13: Điện năng – Công của dòng điện
Bài 16: Định luật Jun – Len xơ
Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện
Bài 27: Lực điện từ
	Người ra giới hạn
	 HOÀNG THỊ HƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK_I_Vat_li_9_nam_hoc_2015_2016.doc