Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút trường THCS Chiềng Cơi

doc 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút trường THCS Chiềng Cơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút trường THCS Chiềng Cơi
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: Vật lý 6
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA  
	1) Về kiến thức:
	- Đánh giá mức độ nhận biết thông hiểu vận dụng các kiến thức cơ bản trọng tâm của chương: Cơ học 
	- Kiểm tra kiến thức cơ bản từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT 
	2) Về kĩ năng:
	- Vận dụng kiến thức cơ học để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế, các bài tập. 
	- Tính toán chính xác, khoa học, suy luận logic
	3) Về thái độ: Học sinh độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra, thái độ trung thực, tự giác.                                        
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
	Tự luận 100% 
	* Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 16 theo phân phối chương trình 
	- Cách thức kiểm tra: Học sinh làm bài trong thời gian 45 phút.
III THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
- Xác định khung ma trận đề:
MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ 
thấp
Cấp độ 
cao
Đo lường 
+ Lực
8 tiết
1. Nêu một số dụng cụ đo độ dài là thước? Giới hạn đo (GHĐ) của thước, đơn vi đo. 
 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước.
2. Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
3. Giới hạn đo của bình chia độ trên bình.
· Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ 6. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
4. Đơn vị đo khối lượng thường dùng. Các đơn vị khác thường được dùng.
5. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng?
 Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật.
6 
- Nêu ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Thế nào là hai lực cân bằng. Nêu một thí dụ về hai lực cân bằng.
- Khi đóng đinh vào tường thì vật nào tác dụng lẫn nhau.
7. Hiểu: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- Lấy được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng, 
8. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
9. Hiểu về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
10. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài bất kì có trong phòng thí nghiệm. 
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài bất kì có trong phòng thí nghiệm.
11. Sử dụng được bình chia độ để xác định được thể tích của một số vật rắn bất kì đủ lớn, hoặc không thấm nước và bỏ lọt bình chia độ. 
12. Vận dụng cụ đo độ dài tìm cách xác định độ dài các vật cần đo trong thực tế.
Số câu
1
C6.câu 1a
1
C7.câu 4a
1
C11câu 5
1
C12câu 3
4
Số điểm%
1,0 (10%)
1,5 (15%)
1,5 (15%)
0,5 (5%)
4,5 (45%)
Lực 
+ Máy cơ đơn giản
 8 tiết
13. Nêu được trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực như thế nào? Kết quả tác dụng của trọng lực lên các vật?
14. Nêu được: Khối lượng của một mét khối của một chất Cộng thức:
 D = ;
Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; m là khối lượng của vật; V là thể tích của vật.
Đơn vị của khối lượng riêng.
15. Nêu được: lực, trọng lực, trọng lượng của một mét khối ...
Công thức: d = ; 
16. Nêu được: Các máy cơ đơn giản thường gặp liên hệ thực tế...
17. Hiểu. đối với một vật đàn hồi, nếu lực tác dụng làm vật biến dạng càng nhiều thì độ mạnh của lực càng lớn và ngược lại.
18. Viết được
Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là P = 10m, trong đó, m là khối lượng của vật, có đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, có đơn vị đo là N. 
- Kể tên các loại máy cơ đơn giản. 
19. Sử dụng thành thạo một số loại cân thường dùng trong đời sống hàng ngày để đo được khối lượng của một vật, theo cách đo khối lượng vận dụng công thức 
P = 10m để tính trọng lượng hay khối lượng của một vật khi biết trước một đại lượng.
Sử dụng được lực kế để đo độ lớn một số lực.
Số câu
4
C14.câu: 1b
C14.câu 1c
C15.câu 2a
C15.câu 2b
1
C18.câu 4b
5
Số điểm%
4,0 (40%)
1,5 (15%)
5,5 (55%)
TS câu hỏi
5
2
2
9
TS điểm
5,0 (50%)
3,0 (30%)
2,0 (20%)
10,0
(100%)
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN 
Đề 1
Câu 1 (3,0 điểm) 
a) Nêu một thí dụ cho thấy lực tác dụng lên vật làm cho vật bị biến dạng.
b) Thế nào là khối lượng riêng của một chất? 
c) Nêu công thức tính khối lượng riêng; cho biết tên đại lượng và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
a) Nêu trọng lượng riêng của một chất? 
b) Nêu công thức tính trọng lượng riêng; cho biết tên đại lượng và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 
Câu 3 (0,5 điểm) Hãy tìm cách xác định đường kính của vòi nước hình trụ trong thực tế?
Câu 4 (3,0 điểm) 
 	a) Một sợi dây chỉ chịu được tối đa một lực 15N. Móc vào sợi dây hai vật có trọng lượng 5N và 6N. Hỏi dây có đứt hay không? Tại sao?
 	b) Có mấy loại máy cơ đơn giản? Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản đó. Ứng với từng loại máy cơ đơn giản vừa kể, hãy nêu một ví dụ ứng dụng thực tế.
Câu 5 (1,5 điểm) Một bình chia độ có (GHĐ) 250cm3 trong bình chứa sẵn 130cm3 nước, Người ta bỏ vật không thấm nước chìm vào bình chia độ thì mực nước trong bình dâng lên 190cm3. Hãy xác định thể tích của vật không thấm nước.
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: Vật lý 6
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm) 
a) Ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng như tay ta kéo dãn sợi dây cao su, sợi dây cao su bị biến dạng hoặc chân ta đá bóng, quả bóng bị biến dạng. 
(Học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
b) Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích 1m3 chất đó.
c) Công thức: 
 Trong đó:
 D: là khối lượng riêng (kg/m3);
 m: là khối lượng (kg);
 V: là thể tích (m3).
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3.
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
(2,0 điểm) 
a) Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích 1m3 chất đó.
b) Công thức: 
 Trong đó: 
d: là trọng lượng riêng (N/m3);
P: là trọng lượng (N);
V: là thể tích (m3)
Đơn vị trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối, (N/m3).
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3
(0,5 điểm) 
 Đo đường kính vòi nước ta làm như sau:
- Dùng mực bôi lên miệng vòi nước
 - In hình lên giấy sau đó cắt đường tròn vừa in.
 - Gấp đôi hình tròn vừa cắt. 
 - Đo chiều dài đường gấp đó là đường kính.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(3,0 điểm) 
a) Một sợi dây chỉ chịu được tối đa một lực 15(N). Móc vào sợi dây hai vật có trọng lượng 5(N) và 6(N) tổng là 11(N).
 Dây chỉ không bị đứt vì trọng lượng của vật nhỏ hơn độ lớn mà sợi dây có thể chịu được. 
b) Có 3 loại máy cơ đơn giản: Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng. 
Ví dụ: Chú Bình dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng đưa thùng hàng lên xe ô tô.
( Học sinh lấy ví dụ khác đúng vãn cho điểm tối đa)
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 5
(1,5 điểm) 
Tóm tắt:
V1 = 130 cm3 
V2 = 190 cm3 
 VVật = ?cm3
Bài giải
Thể tích vật không thấm nước là:
VVật = V2 - V1 = 190cm3- 130cm3 = 60cm3
 Đáp số: VVật = 60cm3
0,5 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: Vật lý 6
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA  
	1) Về kiến thức:
	- Đánh giá mức độ nhận biết thông hiểu vận dụng các kiến thức cơ bản trọng tâm của chương: Cơ học 
	- Kiểm tra kiến thức cơ bản Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT 
	2) Về kĩ năng:
	- Vận dụng kiến thức cơ học để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế, các bài tập. 
	- Tính toán chính xác, khoa học, suy luận logic.
	3) Về thái độ: Học sinh độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra, thái độ trung thực, tự giác.                                        
II HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
	Tự luận 100% 
	* Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 16 theo phân phối chương trình 
 - Cách thức kiểm tra: Học sinh làm bài trong thời gian 45 phút.
III THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
- Xác định khung ma trận đề:	
MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Đo lường 
+ Lực
8 tiết
1. Nêu một số dụng cụ đo độ dài là thước? ,đơ vi đo Giới hạn đo (GHĐ) của thước? 
 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước? 
2. Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
3. Giới hạn đo của bình chia độ trên bình.
· Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ ?6.Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
4. Đơn vị đo khối lượng thường dùng. Các đơn vị khác thường được dùng.
5. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng.
 Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật.
6 
- Nêu ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu một thí dụ về hai lực cân bằng?
Khi đóng đinh vào tường thì vật nào tác dụng lẫn nhau?
7. Hiểu: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- Lấy được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng, 
8. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
9. Hiểu về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng.
10. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài bất kì có trong phòng thí nghiệm, 
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài bất kì có trong phòng thí nghiệm, 
11. Sử dụng được bình chia độ để xác định được 
thể tích của một số vật rắn bất kì đủ lớn, hoặc không thấm nước và bỏ lọt bình chia độ. 
12. Vận dụng cụ đo độ dài tìm cách xác định độ dài các vật cần đo trong thực tế.
Số câu
2
C6.câu 1a
C1câu 1b
1
C7.câu 4a
1
C11câu 5
1
C12câu 3
5
Số điểm%
1,5 (15%)
1,5 (15%)
1,5 (15%)
0,5 (5%)
5,0 (50%)
Lực 
+ Máy cơ đơn giản
 8 tiết
13. Nêu được trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực như thế nào? Kết quả tác dụng của trọng lực lên các vật?
14. Nêu được: Khối lượng của một mét khối của một chất Cộng thức:
 D = ;
Trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; m là khối lượng của vật; V là thể tích của vật.
Đơn vị của khối lượng riêng. 
15. Nêu được: lực, trọng lực,.., trọng lượng của một mét khối,,,,
Công thức: d =; 
16. Nêu được: Các máy cơ đơn giản thường gặp liên hệ thực tế...
17. Hiểu. đối với một vật đàn hồi, nếu lực tác dụng làm vật biến dạng càng nhiều thì độ mạnh của lực càng lớn và ngược lại.
18. Viết được
Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là P = 10m, trong đó, m là khối lượng của vật, có đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, có đơn vị đo là N. 
- Kể tên các loại máy cơ đơn giản 
19. Sử dụng thành thạo một số loại cân thường dùng trong đời sống hàng ngày để đo được khối lượng của một vật, theo cách đo khối lượng vận dụng công thức P = 10m 
để tính trọng lượng hay khối lượng của một vật khi biết trước một đại lượng.
Sử dụng được lực kế để đo độ lớn một số lực. 
Số câu
3
C14câu 1c
C15.câu 2
1
C18.câu 4b
4
Số điểm%
3,5 (35%)
1,5 (15%)
5,0 (50%)
TS câu hỏi
5
2
2
9
TS điểm
5,0 (50%)
3,0 (30%)
2,0 (20%)
10,0
(100%)
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN 
Đề 2
Câu 1 (3,0 điểm) 
a) Nêu một thí dụ cho thấy lực tác dụng lên vật làm cho vật bị biến dạng.
b) Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì? kí hiệu như thế nào?
	c) Nêu công thức tính khối lượng riêng; cho biết tên đại lượng và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
	Trọng lực là gì? Xác định phương, chiều, độ lớn của trọng lực? Dụng cụ đo trọng lượng là gì?
Câu 3 (0,5 điểm) Hãy tìm cách xác định đường kính của vòi nước hình trụ trong thực tế?
Câu 4 (3,0 điểm) 
 	a) Một sợi dây chỉ chịu được tối đa một lực 10N. Móc vào sợi dây một vật có trọng lượng 13N . Hỏi dây có đứt hay không? Tại sao?
 	b) Tại sao đường giao thông qua đèo thường làm rất dài và ngoằn nghèo?
Câu 5 (1,5 điểm) Một bình chia độ có (GHĐ) 200cm3 trong bình chứa sẵn 100cm3 nước, người ta bỏ một hòn đá chìm vào bình chia độ thì mực nước trong bình dâng lên 135cm3. Hãy xác định thể tích của hòn đá.
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: Vật lý 6
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm) 
a) Ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng như tay ta kéo dãn sợi dây cao su, sợi dây cao su bị biến dạng hoặc chân ta đá bóng, quả bóng bị biến dạng. 
(Học sinh lấy ví dụ khác đúng vãn cho điểm tối đa)
b) Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu (m )	
c) Công thức: 
 Trong đó:
 D: là khối lượng riêng (kg/m3);
 m: là khối lượng (kg);
 V: là thể tích (m3).
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3).
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
(2,0 điểm) 
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng vào Trái Đất
- Độ lớn: P = 10.m
- Dụng cụ đo trọng lượng là lực kế
 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(0,5 điểm) 
 Đo đường kính vòi nước ta làm như sau:
- Dùng mực bôi lên miệng vòi nước
 - In hình lên giấy sau đó cắt đường tròn vừa in.
 - Gấp đôi hình tròn vừa cắt. 
 - Đo chiều dài đường gấp đó là đường kính.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(3,0 điểm) 
a) Một sợi dây chỉ chịu được tối đa một lực 10(N)
Móc vào sợi dây một vật có trọng lượng 13(N) lớn hơn 10(N)
 Dây chỉ bị đứt vì trọng lượng của vật lớn hơn độ lớn mà sợi dây có thể chịu được. 
b) Vì nếu muốn vượt qua đèo mà những con đường ngắn thì đường sẽ rất dốc gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. 
Việc thiết kế đường dài và ngoằn nghèo để tạo ra các mặt phẳng nghiêng giúp các phương tiện giao thông đi lại có thể lên dốc với một lực nhỏ, đi lại dễ ràng hơn
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 5
(1,5 điểm) 
Tóm tắt:
V1 = 100 cm3 
V2 = 135cm3 
 Vđá = ?cm3
Bài giải
Thể tích của hòn đá là:
Vđá = V2 - V1 = 135cm3- 100cm3 = 35cm3
 Đáp số: Vđá = 35cm3
0,5 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_Tra_Hoc_Ki_I_Chuan.doc