Hóa học - Phương pháp giải bài tập lưỡng tính của Al(OH)3

doc 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 27953Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Phương pháp giải bài tập lưỡng tính của Al(OH)3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Phương pháp giải bài tập lưỡng tính của Al(OH)3
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LƯỠNG TÍNH của Al(OH)3
A. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
Khi cho OH- vào dd muối Al3+, có các p.ứ
Al3+ + 3OH- à Al(OH)3â	(1)
Al(OH)3 + OH- à AlO2- + H2O (2)
Al3+ + 4OH- à AlO2- + 2H2O (3) = (1)+(2) khi lượng Al(OH)3 ở (1) và (2) bằng nhau
DẠNG 1: Biết và . Xác định lượng Al(OH)3â
Nguyên tắc: Lập tỉ lệ T = 
Có các trường hợp:
T
Mối tương quan và 
Phản ứng xảy ra
Sản phẩm
Đặc Điểm
Số mol kết tủa
< 3
(1)
Chỉ có Al(OH)3â
OH- hết trước, Al3+ dư
n= 
=3
3<= 4 
(1)
Al(OH)3â max
OH- , Al3+ pư vừa đủ
n= n= 
3 <T <4
< 4 
(1) (2)
Có cả Al(OH)3â và AlO2-
OH- hết, Al3+ hết
n=4 n-
4
4 
(3)
Chỉ có AlO2-, không có kết tủa
OH- dư
Không có kết tủa
DẠNG 2: Biết và . Xác định lượng OH-
Nguyên tắc: So sánh và 
* Nếu = chỉ xảy ra phản ứng (1) => = 3
* Nếu : có hai trường hợp=> thường có 2 ĐS
üTH1: Chỉ xảy ra phản ứng (1) Al3+ dư=> ĐS 1: 
 üTH2: Xảy ra hai phản ứng (1) và (2)=> ĐS 2: 
Chú ý: Nếu cho NaOH vào hh gồm ( muối Al3+ và axit H+ ) thì 	
Bài toán mẫu. Cho V lit dung dịch NaOH 1 M vào dung dịch chứa 0,6 mol AlCl3 và 0,2 mol HCl thu được 39 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
	A. 1,2 	B. 2,1	C. 1,9	D. 3,1
Dạng 3: Thêm dung dịch axit (H+) vào dung dịch aluminat Al(OH)4- (AlO2-) 
a. Dung dịch aluminat Al(OH)4- (AlO2-):
Hiện tượng: Đầu tiên có kết tủa keo trắng Al(OH)3 xuất hiện. Khi lượng Al(OH)4- hết, lượng H+ dư hòa tan kết tủa:
	Al(OH)4- + H+ Al(OH)3¯ + H2O hoặc AlO2- + H+ + H2O Al(OH)3¯	(4)
	Al(OH)3 + 3H+ Al3+ + 3H2O	(5)
	Al(OH)4- + 4H+ Al3+ + 4H2O	 hoặc AlO2- + 4H+ Al3+ + 2H2O	(6)
Đặt 
Al(OH)3	 Al3+
	 	 1	 4
Nhận xét:
- T = 1 => = : Lượng kết tủa cực đại, tính theo (4)
- T ³ 4 => ³: Lượng kết tủa cực tiểu, tính theo (6)
- T < : Điều kiện có kết tủa.
Khi có kết tủa có thể có 2 giá trị khác nhau.
ĐS 1( giá trị nhỏ nhất) :	 	
ĐS 2( giá trị lớn nhất): 	 	
Chú ý: Nếu cho HCl vào hh gồm ( muối NaAlO2 và bazơ OH- ) thì 
Bài toán mẫu. Cho V lit dung dịch HCl 1 M vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5 M và NaAlO2 1,5M thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị cực đại của V là
	A. 0,5 	B. 1,2	C. 0,7	D. 0,3
Phương pháp dùng đồ thị
Dạng 1. Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch chứa a mol muối Al3+. Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.
 Số mol Al(OH)3
a
b
 	 Số mol OH-
 	 x 3a y 4a 
Số mol OH-(min) đã phản ứng là: 	x = 3b (mol)
Số mol OH-(max) đã phản ứng là: 	y = 4a - b (mol).
Bài toán mẫu.
Câu 1. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b tương ứng là
A. 0,3 và 0,6.	B. 0,6 và 0,9.	C. 0,9 và 1,2.	D. 0,5 và 0,9.	
Câu 2: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là:
A. 0,125M.	B. 0,25M.	C. 0,375M.	D. 0,50M.
Chú ý: Khi thêm OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Al3+ thì OH- pư với H+ trước Þ các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
H+ + OH- → H2O
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4-
+ Từ các phản ứng trên ta có dáng đồ thị của bài toán như sau:
Bài tập mẫu
Câu 1(A_2014): Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hh gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Tỉ lệ a : b là 
A. 4 : 3. 	B. 2 : 1. 	C. 1 : 1. 	D. 2 : 3. 
Câu 2: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là:
A. 0,1 và 400.	B. 0,05 và 400.	C. 0,2 và 400.	D. 0,1 và 300.	
Dạng 2: H+ phản ứng với dung dịch AlO2-
I. Thiết lập dáng của đồ thị
+ Cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa a mol AlO2- ta có pư xảy ra:
	H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓
	Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
+ Đồ thị biểu diễn hai pư trên như sau:
+ Ta luôn có: và BM = a = n↓ max.
Câu 1: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b tương ứng là
A. 0,3 và 0,2.	B. 0,2 và 0,3.	C. 0,2 và 0,2.	D. 0,2 và 0,4.	
Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Từ đồ thị trên hãy cho biết khi lượng HCl cho vào là 0,85 mol thì lượng kết tủa thu được là bao nhiêu gam? (19,5g)
Câu 3: Rót từ từ dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch K[Al(OH)4] 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V (ml) dung dịch HCl như hình bên dưới. Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 200 và 1000.	B. 200 và 800.	C. 200 và 600.	D. 300 và 800. 
Câu 4(Chuyên Vinh_Lần 1_2015): Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hh gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 [hoặc Ba(AlO2)2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,05 và 0,15.	B. 0,10 và 0,30.	
C. 0,10 và 0,15.	D. 0,05 và 0,30.
Câu 5(HSG Thái Bình 2015): Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị bên. Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 3.	B. 2 : 3.	C. 1 : 1.	D. 4 : 3.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Dung dịch X chứa HCl 0,2M và AlCl3 0,1M. Cho từ từ 500 ml dung dịch Y chứa KOH 0,4M và NaOH 0,7M vào 1 lít dung dịch X thu được m gam kết tủa. Tính m ?
 A. 3,90 gam. 	B. 1,56 gam. 	C. 8,10 gam. 	D. 2,34 gam. 
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn a gam Al2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X. Thêm 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì thu được 3,9 gam kết tủa. Vậy giá trị của a tương ứng là
A. 8,5 gam	B. 10,2 gam	C. 5,1 gam	D. 4,25 gam
Câu 3: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào A, thu được x gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào A, cũng thu được x gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,375	B. 42,75	C. 17,1	D. 22,8
Câu 4: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
 A. 1,2. 	B. 0,8. 	C. 0,9. 	D. 1,0. 
Câu 5: 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và Na[Al(OH)4] aM. Thêm từ từ 0,6 lít HCl 0,1M vào dung dịch A thu được kết tủa, lọc kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,02 gam chất rắn. Giá trị của a là : 
A. 0,15 . 	B. 0,2. 	C. 0,275. 	D. 0,25 . 
Câu 6(A_2012): Hòa tan hoàn toàn m gam hh gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là 
A. 15,6 và 27,7. 	B. 23,4 và 35,9. 	C. 23,4 và 56,3. 	D. 15,6 và 55,4. 
Câu 7: Cho m gam NaOH vào 300 ml dung dịch NaAlO2 0,5M được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch chứa 500 ml HCl 1,0 M vào X thu được dung dịch Y và 7,8 gam kết tủa. Sục CO2 vào Y thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,0 gam.	B. 12,0 gam.	C. 8,0 gam.	D. 16,0 gam.
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP
1. Ion Al3+ bị khử trong trường hợp 
	A. Điện phân dung dịch AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.
	B. Điện phân Al2O3 nóng chảy.
	C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
	D. Thả Na vào dung dịch Al2(SO4)3.
2. Phương trình phản ứng hóa học chứng minh Al(OH)3 có tính axit là
	A. Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O.
	B. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O.
	C. Al(OH)3 + NaOH Na[Al(OH)4].
	D. 2Al(OH)3 2Al + 3H2O + O2.
3. Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là
	A. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA.	B. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIB.
	C. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IA.	D. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IB.
4. Chọn câu không đúng
	A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
	B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
	C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
	D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
5. Trong những chất sau, chất không có tính lưỡng tính là
	A. Al(OH)3	.	B. Al2O3.
	C. ZnSO4.	D. NaHCO3.
6. Cho sơ đồ :
AlAl2(SO4)3Al(OH)3 Al(OH)3 Al2O3 Al. X, Y, Z, E (dung dịch) và (1), (2) lần lượt là
	A. H2SO4 đặc nguội, NaOH, Ba(OH)2, HCl, t0, đpnc.
	B. H2SO4 loãng, NaOH đủ, Ba(OH)2, HCl, t0, đpnc.
	C. H2SO4 loãng, NaOH dư, Ba(OH)2, HCl, t0, đpnc.
	D. H2SO4 đặc nóng, NaOH dư, Ba(OH)2, HCl, t0, đpnc.
7. Để làm kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 người ta thực hiện phản ứng 
	A. AlCl3 + 3H2O + 3NH3 Al(OH)3 + 3NH4Cl.
	B. AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl.
	C. NaAlO2 + H2O + HCl Al(OH)3 + NaCl.
	D. Al2O3 + 3H2O 2Al(OH)3.
8. Cho dần từng giọt dung dịch NaOH (1), dung dịch NH3 (2) lần lượt đến dư vào ống đựng dung dịch AlCl3 thấy
	A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
	B. Lúc đ ầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
	C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
	D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.
9. Cho dần từng giọt dung dịch HCl (1) , CO2 (2) lần lượt vào ống đựng dung dịch Na[Al(OH)4] thấy
	A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
	B. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
	C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
	D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.
10 Phèn chua có công thức là
	A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.	B. MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O.
	C. Al2O3.nH2O.	D. Na3AlF6.
11. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH lần lượt vào các dung dịch đựng Na+ (1), Al3+ (2), Mg2+ (3) ta quan sát thấy 
	A. ở (1) không hiện tượng, ở (2) xuất hiện kết tủa trắng rồi tan, ở (3) xuất hiện kết tủa trắng không tan.
	B. ở (1) không hiện tượng, ở (2) và (3) xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.
	C. ở (1) không hiện tượng, ở (2) xuất hiện kết tủa trắng, không tan.
	D. ở (1) không hiện tượng, ở (3) xuất hiện kết tủa trắng, không tan.
12. Có 2 lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 (1) và dung dịch NaOH (2). Không dùng thêm chất khác, người ta phân biệt chúng bằng cách 
	A. Cho từ từ từng giọt dung dịch (1) vào dung dịch (2) thấy (2) có kết tủa rồi tan ra, nhận ra (1) là AlCl3 , (2) là NaOH.
	B. Cho từ từ từng giọt dung dịch (1) vào dung dịch (2) thấy (2) có kết tủa, rồi kết tủa không tan, nhận ra (1) là AlCl3 , (2) là NaOH.
	C. Cho từ từ từng giọt dung dịch (2) vào dung dịch (1) thấy (1) có kết tủa trắng, kết tủa trắng tăng dần rồi tan, nhận ra (1) là AlCl3 , (2) là NaOH.
	D. Cho từ từ từng giọt dung dịch (2) vào dung dịch (1) thấy (1) có kết tủa trắng, kết tủa trắng tăng dần, rồi không tan, nhận ra (1) là AlCl3 , (2) là NaOH.
13. Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Mg, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được là
	A. 1.	B. 2.
	C. 3.	D. 4.
14. Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khi khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu là
	A. 1,75M và 0,75M.	B. 2,75M và 0,35M.
	C. 0,75M và 0,35M.	D. 0,35M và 0,75M.
15. Hòa tan 5,4g bột Al vào 150ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được số gam chất rắn là
	A. 13,2.	B. 13,8.
	C. 10,95.	D. 15,2.
16. Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây thu được 2,16g Al. Hiệu suất điện phân là
	A. 60%.	B. 70%.
	C. 80%.	D. 90%.
17. Một thuốc thử phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt là dung dịch
	A. H2SO4 đặc nguội.	B. NaOH.
	C. HCl đặc.	D. amoniac.
18. Chỉ dùng các chất ban đầu là NaCl, H2O, Al (điều kiện phản ứng coi như có đủ) có thể điều chế được 
	A. Al(OH)3.	B. AlCl3 , Al2O3 , Al(OH)3.	C. Al2O3	D. AlCl3.
19. Một hóa chất để phân biệt Al, Mg, Ca, Na, là
	A. Dung dịch Na2CO3.	B. H2O.
	C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịch NaOH.
20. Một hóa chất để phân biệt các dung dịch riêng biệt NaCl, CaCl2 , AlCl3 là
	A. Dung dịch Na2CO3.	B. dung dịch HCl.
	C. dung dịch NaOH.	D. H2O.
21. Hoà tan hết 3,5g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe bằng dung dịch HCl, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m (g) muối clorua. m nhận giá trị bằng
	A. 13,44g.	B.15,2g.
	C. 9,6g.	D. 12,34g.
22. Hỗn hợp X gồm K và Al. m (g) X tác dụng với nước dư được 5,6 lít khí. Mặt khác, m (g) X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 8,96 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc). m có giá trị là 
	A.10,95g.	B. 18g.	C. 16g.	D. 12,8g.
23 Hoà tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là 
	A. 5,6000 lít. 	B. 4,4800 lít.
	C. 3,4048 lít.	D. 2,5088 lít.
24. Cho hỗn hợp 0,1 mol Ba và 0,2 mol Al vào nước dư thì thể tích khí thoát ra (đktc) là 
	A. 2,24 lít.	B. 4,48 lít.	C. 6,72 lít.	D. 8,96 lít.
25. Cho 9g hợp kim Al tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thu được 10,08 lít H2 (đktc). % Al trong hợp kim là
	A. 90%. B. 9%. C. 7.3%. D. 73%.
26. Hợp kim Al-Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,96 lit H2 (đktc). Cũng lượng hợp kim trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 6,72 lit H2 (đktc). % Al tính theo khối lượng là 
	A. 6,92%. B. 69,2%. C. 3,46%. D. 34,6%.
27. Khối lượng Al2O3 và khối lượng cacbon bị tiêu hao cần để sản xuất được 0,54 tấn Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anot bằng cacbon (coi như hiệu suất điện phân bằng 100%, và khí thoát ra ở anot chỉ là CO2) có giá trị lần lượt bằng 
	A.102kg, 180kg B. 102kg; 18kg 
	C.1020kg; 180kg D. 10200kg ;1800kg
28. 31,2g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 16,8 lit H2(00C; 0,8atm). Biết đã dùng dư 10ml thì thể tích dung dịch NaOH 4M đã lấy ban đầu là 
	A. 200ml.	 B. 20ml. C. 21ml. D. 210ml.
29. Hỗn hợp Al và Fe3O4 đem nung không có không khí. Hỗn hợp sau phản ứng nhiệt nhôm nếu đem tác dụng với NaOH dư thu được 6,72 lit H2(đktc); nếu đem tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lit H2(đktc) Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là 
	A. 27g. 	B. 2,7g. C. 54g. 	D. 5,4g.
30. Cho a (g) hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1 thể tích H2 bằng thể tích của 9,6g O2 (đktc). Nếu cho a (g) hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì được 8,96 lít H2 (đktc). a có giá trị là 
	A. 11g. 	B. 5,5g. C. 16,5g. 	D.22g.
31. Cho dung dịch chứa 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch chứa 8g Fe2(SO4)3, tiếp tục thêm vào dung dịch sau phản ứng 13,68g Al2(SO4)3 nữa thì thu được kết tủa X. Nhiệt phân hoàn toàn X, thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là
	A. 2,12g. B. 21,2g. C. 42,2g. 	D. 4,22g. 
32. Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 250ml dung dịch NaOH aM, thu được 0,78g chất kết tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH đã dùng là
	A.1,2M hoặc 2,8M.	B. 0,12M hoặc 0,28M.
	C.0,04M hoặc 0,08M.	D. 0,24M hoặc 0,56M.
33. Cho 21g hỗn hợp 2 kim loại K và Al hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, lúc đầu không thấy kết tủa, đến khi kết tủa hoàn toàn thì cần 400ml dung dịch HCl. Số gam K là
 A. 15,6.	B. 5,4. C. 7,8. 	D. 10,8.
34. Cho 23,4g X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,675 mol SO2. Nếu cho 23,4g X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Dẫn từ từ toàn bộ Y vào ống chứa bột CuO dư, nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2g so với ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của Al trong X là
 A. 23,08%.	B. 35,89%. C. 58,97%. 	D. 41,03%.
35. Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm b mol Cl2 và 0,4 mol O2 thu được 64,6g hỗn hợp chất rắn. Giá trị của a là
36. Cho 5,15g hỗn hợp X gồm Zn và Cu vào 140ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong được 15,76g hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. khối lượng Zn trong hỗn hợp là
 A. 1,6g.	B. 1,95g. C. 3,2g. 	D. 2,56g. 
37. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7; nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Y là
 A. AlCl3.	B. FeCl3. C. MgCl2. 	D. NaCl.
38. Hoà tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác cho 7,35g hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl được dung dịch Y và 2,8 lit khí H2 (đktc). Khi trộn dung dịch X vào dung dịch Y tạo thành 1,56g chất kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
	A. 0,3M	B. 0,15M C. 1,5M 	D. 3M
39. Cho ion HXO3-. Tổng các hạt trong ion đó là 123, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 43 hạt. Biết H (A = 1; Z = 1), O (A = 16; Z = 8). Vậy X có cấu hình electron là
 A. 1s22s22p2.	B. 1s22s22p63s23p3.
 C. 1s22s22p63s23p4.	D. 1s22s22p63s23p63d64s2.
40. Tổng số hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn X là 12 hạt. X và Y lần lượt là 
	A. Ca và Fe.	B. Fe và Cu. C. Mg và Fe. 	D. Al và Fe. 
41. Cho x mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64g kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,12 hoặc 0,38.	B. 0,12 C. 0,88 D. 0,12 hoặc 0,90. 
42. Thứ tự pH theo chiều tăng dần các dung dịch có cùng nồng độ mol của NH3, NaOH, Ba(OH)2 là
 A. NH3, NaOH, Ba(OH)2. B. Ba(OH)2, NaOH, NH3.
 C. NH3, Ba(OH)2, NaOH. D. NaOH, Ba(OH)2, NH3. 
43. Điện phân 100ml một dung dịch có hoà tan 13,5g CuCl2 và 14,9g KCl có màng ngăn và địên cực trơ mất 2 giờ, cường độ dòng điện là 5,1A. Nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200ml là
A.[KCldư] = 0,1M; [ KOH] = 0,9M.	
B.[ KOH] = 0,9M.
C.[KCldư] = 0,9M; [ KOH] = 0,9M.	
D.[ KOH] = 0,18M.

Tài liệu đính kèm:

  • docPP_GIAI_BAI_TAP_LUONG_TINH_CUA_AlOH3HAYCO_DAP_AN.doc