Hình học 6 - Bài tập vẽ mặt phẳng và góc (phần 1)

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hình học 6 - Bài tập vẽ mặt phẳng và góc (phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình học 6 - Bài tập vẽ mặt phẳng và góc (phần 1)
	Trường THCS LÊ LỢI QUẬN HÀ ĐÔNG
Phiếu số 30 lớp 6C3 GV : Tô Diệu Ly : 0943153789 (6/2/2017)
Bài 1 : cho đường thẳng a và ba điểm A, B, C trong đó đường thẳng a không cắt các đoạn thẳng AB và AC .Đường thẳng a có cắt đoạn thẳng BC không ?
Bài 2 : cho đường thẳng a và ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a trong đó đường thẳng a cắt các đoạn thẳng AB và không cắt đoạn thẳng AC .Đường thẳng a có cắt đoạn thẳng BC không ?
Bài 3 : cho ba điểm A, B, C, không thẳng hàng vẽ đường thẳng a không đi qua các điểm đó nhưng cắt đoạn thẳng AB .Chứng tỏ rằng đường thẳng a cắt 1 và chỉ 1 trong hai đoạn thẳng AC và BC
Bài 4: cho a và các điểm A. B, C, D không thuộc đường thẳng a biết a cắt các đoạn thẳng BC và CD nhưng a không cắt đoạn thẳng AB , Hỏi 
đường thẳng a có cắt đoạn thẳng AC không ?tại sao ?
đường thẳng a có cắt đoạn thẳng AD không ? tại sao?
Bài 5: năm bạn A, B, C, D, E, có nhà ở hai bên đường cao tốc . A đến nhà B: B đến nhà C: C đến nhà D: D đến nhà E đều phải đi qua đường cao tốc .Hỏi những bạn nào đến nhà nhau mà không phải qua đường cao tốc 
Bài 6 : cho a và các điểm A. B, C, D, E không thuộc đường thẳng a
chứng tỏ rằng trong hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng m có một mặt phẳng chứa ít nhất ba điểm 
cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Hỏi nhiều nhất có mấy đoạn thẳng cắt m 
Bài 7: cho a và các điểm A. B, C, D không thuộc đường thẳng a. Chứng tỏ rằng đường thẳng a hoặc không cắt , hoặc cắt ba hoặc cắt bốn đoạn thẳng trong các đoạn thẳng AB, AC, AD, BC, BD, CD.
Bài 8: cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C, Điểm D thuộc tia BC và không trùng B , điểm O nằm ngoài đường thẳng AC . Trong ba tía OA, OB, OD , tia nào nằm giữa hai tia còn lại 
Bài 9 : cho hai tia Oa, Ob, không đối nhau . trên tia Oa lấy điểm A khác O , trên tia Ob lấy điểm B khác O .Gọi C là một điểm bất kỳ nằm giũa A và B . Vẽ điểm M sao cho O nằm giũa C và M 
chứng tỏ rằng tia OC nằm giữa hai tia OA , OB 
Trong ba tia OA, OB, OM có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không ?
Bài 10 : có thể khẳng định rằng trong ba tia chung gốc bao giờ cũng có một tia nằm giữa hai tia còn lại không? 
Bài 11 : trên một nửa mặt phẳng bờ a lấy điểm A . Trên nửa mặt phẳng đối lấy hai điểm B và C ( A, B, C, không thuộc a ) gọi M và N thứ tự là giao điểm của AB , AC với đường thẳng a 
chứng tỏ rằng tia BN nằm giữa hai tia BA, BC tia CM nằm giữa hai tia CA, CB.
Giải thích tại sao hai doạn thẳng BN, CM cắt nhau
Bài 12 : cho ba đường thẳng cắt nhau. Tính số góc được tao thành 
Bài 13 : cho n đường thẳng cắt nhau tại một điểm . Tính số góc được tao thành 
Bài 14 cho n đường thẳng cắt nhau tại một điểm.Tính số góc được tao thành không kể góc bẹt
Bài 15 : cho góc bẹt xOy vẽ các tia Oa, Ob, Oc, thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ xy . trên hình vẽ có bao nhiêu góc ? kể tên các góc đó.
Bài 16 : cho n tia chung gốc tạo thành tất cả 190 góc . Tính n.
Bài 17 : cho 5 tia chung gốc , chúng tạo thành một số góc . Nếu vẽ thêm hai tia chung gốc O thì số góc tăng thêm là bao nhiêu?
Bài 18 : cho một số tia chung gốc, tạo thành một số góc , sau khi vẽ thêm một tia chung gốc đó thì số góc tăng thêm là 9. Tính số tia lúc đầu 
Bài 19 : trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 5 cm ,AC = 8cm và O là điểm nằm ngoài đường thẳng AB .Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AC .CTR: 
Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC 
Trong ba tia OA, OB, OM tia nào nằm giữa hai tia còn lại 
Bài 20 : cho ba đường thẳng AD, BE, CF đồng quy tại O, trong đó tia OB nằm giữa hai tia hai tia OA và OC . Kể tên các góc kề với góc AOB và các góc kề bù với góc AOB.
Bài 21 : cho ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Trên tia Ox lấy điểm A , trên tia Oy lấy điểm B . Đoạn thẳng AB cắt tia Oz tại M . vẽ tia Ou nằm giữa hai tia Ox và Oz tia Ov nằm giữa hai tia Oy và Oz 
giải thích tại sao tia Oz nằm giữa hai tia Ox vaOy ?
đoạn thẳng AM có cắt tia Ou không ? tại sao ?
chứng minh tia Oz nằm giữa hai tia Ou và Ov ?
Bài 22 : trên một nửa mặt phẳng bờ a, lấy hai điểm Avà B , trên nửa mặt phẳng đối lấy điểm C 
các đoạn thẳng AC và BC có cắt đường thẳng a không tại sao ?
giả sử đường thẳng a cắt AC tại M, cắt BC tại N giải thích tại sao tia BM nằm giữa hai tia BA và BC ? Tia AN nằm giữa hai tia AB và AC?
Bài 23 : trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB < AC . Điểm O nằm ngoài đường thẳng AB . Gọi M là trung điểm của BC . Hãy chứng minh rằng 
điểm B nằm giữa A và C , từ đó suy ra tia OB nằm giữ hai tia OA và OC
Tia OB nằm giữa hai tia OA và OM.
Bài 24 : cho hai điểm A, B, thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ xy ( A, B không thuộc xy) hãy nêu cahs lấy điểm O thuộc xy sao cho
tia Ox nằm giữa hai tia OA và OB 
Tia Ox không nằm giữa hai tia OA và OB
Bài 25 : cho doạn thẳng MN = 6cm và O là trung điểm cảu đoạn thẳng MN trên tia ON lấy P sao cho OP = 2 cm . từ một điểm A nằn ngoài đường thẳng xy vẽ các tia AO, AP, AN . Hỏi trong ba tia này tia nào nằm giữa hai tia còn lại 
Bài 26: cho ba điểm A, B, C, không thẳng hàng gọi M, N lần lượt là các điểm nằm giữa A và B , A và C . giải thích tại sao hai đoạn thẳng BN và CM cắt nhau 
 Bài 26 : vẽ năm tia chung gốc Oa, Ob, Oc, Od, Ot, trong đó hai tia Oa và Ob đối nhau 
trong hình có bao nhiêu góc 
kể tên các góc kề bù
Bài 27 : cho trước 4 tia chung gốc O vẽ thêm 3 tia gốc O . Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh O 
Bài 28 : vẽ ba đường thẳng đồng quy tại O . Chúng được tạo thành bao nhiêu góc ? trong đó có bao nhiêu góc bẹt ? thay 3 bởi n thì có bao nhiêu góc được tạo thành , trong đó có bao nhiêu góc bẹt.
Bài 29 : vẽ n tia chung gốc chúng tạo thành 28 góc . tìm n 
Bài 30: vẽ góc xOy khác góc bẹt .lấy A trên tia Ox , lấy B trên tia Oy ( A , B khác O ) . Hãy lấy điểm C sao cho góc BOC kề bù với góc BOA 
trong ba điểm A, O, C, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại 
vẽ các tia BA, BC . Hỏi điểm O nằm trong góc nào 
kể tên các cặp góc kề bù đỉnh B 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TR_TIET_14_HINH_HOC_6.doc