Giáo án Sinh học lớp 7 - Tiết 59+60 - Nguyễn Thị Trúc Linh

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 - Tiết 59+60 - Nguyễn Thị Trúc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Sinh học lớp 7 - Tiết 59+60 - Nguyễn Thị Trúc Linh
Ngày soạn: 
Tuần: 31 – Tiết: 59
Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm 
động vật là các di tích hóa thạch.
- HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng, nguồn gốc, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên Cây phát sinh động vật.
 2. Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. 
	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 	- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
II. Chuẩn bị:
- GV: 
 + Tranh Cây phát sinh động vật.
 + Tranh H56.1.
- HS: xem trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1') 
 	- Kiểm tra sỉ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
	? Thế nào là sinh sản vô tính? Cho ví dụ?
	? Thế nào là sinh sản hữu tính? Cho ví dụ?
 3. Bài mới: (35') 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhóm động vật. (15')
I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật:
- Mục tiêu: Nêu được bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật. 
? Bằng cách nào con người có thể phát hiện được quan hệ họ hàng giữa những loài ĐV?
- Gọi 1 HS đọc to phần ¨ SGK.
- Phân tích phần ¨ SGK, tổng kết, kết luận.
- HS nghe đọc phần ¨ SGK trả lời câu hỏi.
- 1-2 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Giới động vật từ khi được hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi ở các điều kiện sống.
- Các loài ĐV đều có quan hệ họ hàng với nhau.
- Người ta đã chứng minh lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ 
bò sát cổ
- Cho HS đọc phần Ñ SGK và 
yêu cầu thảo luận trả lời 3 câu hỏi.
- HS quan sát H56.2, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm cho kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cây phát sinh giới ĐV. (20')
2. Cây phát sinh giới động vật:
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của Cây phát sinh giới ĐV. 
- Treo tranh cây phát sinh, giới thiệu cây phát sinh động vật.
- Yêu cầu HS đọc phần Ñ SGK và trả lời câu hỏi.
- HS đọc phần Ñ SGK và 
quan sát Cây phát sinh ĐV 
trả lời câu hỏi bằng cách 
thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, 
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ nguồn gốc, họ hàng, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, cơ thể thích nghi với điều kiện sống, thậm chí còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
- Nhận xét, kết luận.
 4. Củng cố: (4')
- Trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục "Em có biết".	
 5. Hướng dẫn: 
- Học bài, xem trước bài 57.
- Kẻ bảng trang 187 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 31 – Tiết: 60
CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Bài 57: ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- HS hiểu được khái niệm về đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau.
- HS nêu được sự đa dạng về hình thái và tập tính của động vật ở 
môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng, và ở những miền ấy số lượng loài ít.
 2. Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. 
	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 	- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học. 
II. Chuẩn bị:
- GV: tranh phóng to H57.1, H57.2 (SGK).
- HS: xem trước bài, kẻ sẵn bảng.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’) 
 	- Kiểm tra sỉ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	? Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
 3. Bài mới: (35’) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học. (7’)
* Đa dạng sinh học:
- Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng sinh học thể hiện qua số loài và khả năng thích nghi của ĐV.
? Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào?
? Vì sao có sự đa dạng về loài?
- HS đọc mục ¨ SGK, 
trao đổi trả lời câu hỏi.
- 1-2 HS trả lời, lớp nhận xét → tự rút ra kết luận.
- Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài.
- Sự đa dạng sinh học là do khả năng thích nghi của ĐV với điều kiện sống khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh. (13’)
1. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh:
- Mục tiêu: Nêu được điều kiện khí hậu ở môi trường đới lạnh và giải thích được các đặc điểm cấu tạo của những ĐV thích nghi được ở môi trường này.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 
trao đổi nhóm làm bảng ở cột 
"môi trường đới lạnh".
- Gợi ý cho HS nghiên cứu và 
ghi nhớ nội dung.
- HS H57.1 SGK, tự nghiên cứu SGK thông tin ở mục I và ghi nhớ 2 vấn đề:
+ Đặcđiểm của khí hậu và thực vật môi trường đới lạnh.
+ Đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi của ĐV ở 
môi trường đới lạnh.
- HS hoàn chỉnh ND điền vào cột môi trường đới lạnh.
- Kẻ bảng, gọi HS lên điền.
- 1-2 HS lên điền, 
lớp nhận xét, sửa chữa.
- Nhận xét, thống nhất.
- Tóm lại nội dung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học của ĐV ở môi trường hoang mạc đới nóng. (13')
2. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng:
- Mục tiêu: Nêu được điều kiện khí hậu ở môi trường hoang mạc đới nóng và giải thích được các đặc điểm cấu tạo của những ĐV thích nghi được ở môi trường này.
- Gọi 1 HS đọc lớn thông tin SGK.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng ở cột Môi trường đới nóng.
- Kẻ bảng, gọi HS lên điền.
- HS quan sát H57.2, đọc mục ¨ SGK, và cũng giống như ở môi trường đới lạnh, 
khi nghiên cứu cần lưu ý 
ghi nhớ 2 vấn đề.
- Hoàn chỉnh bảng ở cột 
Môi trường đới lạnh.
- 1-2 HS lên bảng điền, 
HS khác nhận xét, sửa chữa.
* Kết luận: Trên trái đất, môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là những môi trường có 
khí hậu khắc nghiệt nhất, ĐV sống ở đó có những thích nghi đặc trưng và số loài ít, vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất khô và nóng mới tồn tại đuợc.
- Thống nhất đáp án.
? Giải thích vì sao số loài ĐV ở 
2 môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít?
? Nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
? Nhận xét về mức độ đa dạng của ĐV ở 2 môi trường này?
- Tóm lại nội dung ở mục II và cho HS ghi kết luận trong SGK ở 
mục ghi nhớ.
- HS suy nghĩ trả lời, 
lớp nhận xét, thống nhất ý kiến đúng.
 4. Củng cố: (4')
- Trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục "Em có biết".
 5. Hướng dẫn: (2')
- Học bài, xem trước bài 58 SGK.
- Kẻ bảng trang 189.
IV. Rút kinh nghiệm:
KÝ DUYỆT TUẦN 31

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_hoc_7_tiet_31.doc