Giáo án Lớp 6 - Môn Âm nhạc - Tuần 1 - Đoàn Thị Nhung - Trường THCS Xuân Ninh

doc 153 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Âm nhạc - Tuần 1 - Đoàn Thị Nhung - Trường THCS Xuân Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 6 - Môn Âm nhạc - Tuần 1 - Đoàn Thị Nhung - Trường THCS Xuân Ninh
Tuần 1
Ngày soạn: 20/8/2015
Ngày dạy: 
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS.
- TẬP HÁT: QUỐC CA.
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Giới thiệu môn âm nhạc ở trường THCS.
- Tập hát: Quốc ca.
* Tích hợp: giáo dục tấm gương đạo đức HCM.
- Vai trò của chủ tịch HCM trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
2. Kỹ năng: 
- HS có những hiểu biết sư lược về nghệ thuật âm nhạc.
- HS biết nội dung của môn âm nhạc ở trường THCS gồm có 3 phân môn (Học hát, nhạc lí-TĐN, âm nhạc thường thức). 
- HS hát thuộc lời- đúng giai điệu, biết thể hiện sắc thái tình cảm bài: Quốc ca.
3. Thái độ: 
- GD HS xác định đúng nhiệm vụ học tập môn âm nhạc, thấy được môn âm nhạc là món ăn tinh thần, thể hiện nét văn hóa riêng của dân tộc- của quốc gia, từ đó yêu thích môn âm nhạc. 
4.Năng lực cần phát triển cho học sinh:
-Năng lực tự học
-Năng lực giải quyết vấn đề 
-Năng lực cảm thụ âm nhạc
-Năng lực thực hành âm nhạc
-Năng lực trình diễn âm nhạc
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
- Hát đúng giai điệu lời ca bài “ Thật là hay” (Hoàng Lân), bài “ Ru con” (Dân ca nam bộ), bài “ Mưa rơi” (Dân ca xá) để minh họa trong tiết học.
- Đàn hoặc hát đúng giai điệu lời ca kết hợp chỉ huy chính xác bài: Quốc ca.
2. Học sinh: 
- SGK, vở ghi, chuẩn bị bài mới.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Không kiểm tra.
* ĐVĐ vào bài mới:( 2’) Các em đã được tiếp xúc với âm nhạc từ khi chúng ta sinh ra, rồi trải qua những năm tháng và trưởng thành. Đặc biệt là trong chương trình học ở tiểu học các em cũng đã được làm quen với môn hát nhạc. Bước vào lớp 6 các em sẽ được làm quen với môn âm nhạc, vậy môn âm nhạc ở trường THCS phải nghiên cứu những phân môn nào và cụ thể học những nội dung gì thì bài mở đầu này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn. Sau đó chúng ta cùng tập hát lại bài “ Quốc ca” đúng cao độ- trường độ và tính chất của bài hát.
2. Dạy bài mới:
Hoạt Động của Giáo viên và học sinh
Nội dung
GV
GV
 ?
HS
GV
GV
 ?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
GV
GV
GV
 ?
HS
GV
GV
 ?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
HS
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ.
Hát cho HS nghe bài: Thật là hay.
Các em vừa được nghe loại âm nhạc nào?
TL.
Nhạc hát( âm nhạc cho giọng hát).
Đàn bài hát: Thật là hay.
Các em vừa được nghe loại âm nhạc nào?
TL.
Nhạc đàn( âm thanh của nhạc cụ).
Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ nhỏ đến suốt cuộc đời. Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mỹ, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc có tính phổ cập và truyền bá hết sức rộng lớn.
Muốn nghe và hiểu được âm nhạc các em cần phải làm gì?
Cần phải học tập và tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc.
Chương trình âm nhạc ở trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9 các em sẽ được học 3 phân môn,đó là: Học hát, nhạc lí- TĐN, âm nhạc thường thức.
Ở các lớp 6,7,8 sẽ học 8 bài hát trong một năm học- cụ thể:
-Lớp 6: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới trường, Đi cấy, Niềm vui của em, Ngày đầu tiên đi học, Tia nắng hạt mưa, Hô- la- hê, hô- la- hô.
- Lớp 7: Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hòa bình, Khúc hát chim sơn ca, Đi cắt lúa, Khúc ca bốn mùa, Ca- chiu- sa, Tiếng ve gọi hè.
- Lớp 8: Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánh bò, Tuổi hồng, Hò ba lí, Khát vọng mùa xuân, Nổi trống lên các bạn ơi, Ngôi nhà của chúng ta, Tuổi đời mênh mông.
- Riêng lớp 9 chỉ học 4 bài hát là: Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười, Nối vòng tay lớn, Lí kéo chài.
Các em sẽ được tìm hiểu những ký hiệu âm nhạc và tập đọc các bài TĐN.
Muốn hiểu biết về âm nhạc cần phải học những ký hiệu ghi chép và một số lí thuyết về âm nhạc. Muốn thể hiện các ký hiệu ghi chép nhạc thành âm thanh cần phải đọc TĐN. 
Học nhạc lí có tác dụng gì?
Để ứng dụng vào việc học hát- học đàn và bước đầu làm quen với cách đọc nhạc.
- Các em sẽ được tìm hiểu một số danh nhân âm nhạc thế giới qua các thời đại như: Mô- da, Bê- tô- ven, Sô- panh, Trai- cốp- xki.
- Biết được một số nhạc sĩ VN có nhiều tác phẩm đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng VN như: Văn Cao, Lưu Hữu Phước,Phong Nhã, Văn Chung, Nguyễn Xuân Khoát, Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Huy Du, Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Văn Tý.
- Tìm hiểu về dân ca một số miền.
( GV hát cho HS nghe bài: Mưa rơi, Ru con)
- Tìm hiểu về một số loại nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương tây.
Âm nhạc thường thức giúp ta hiểu biết những gì?
Các danh nhân âm nhạc thế giới, nhạc sĩ VN, làn điệu dân ca, một số loại nhạc cụ. 
- Nhạc sĩ Văn Cao sinh ngày 15.11.1923- mất ngày 20.7.1995, ông là một trong những lớp nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc VN hiện đại, sáng tác nhiều ca khúc có giá trị trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Bài hát “Tiến quân ca” đã được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 tại Hà Nội để cổ vũ phong trào cách mạng của nhân dân ta, sau cách mạng tháng 8 thành công năm 1946 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà nội, Bác Hồ đã quyết định lấy bài hát làm bài Quốc ca.
* Tích hợp tư tưởng HCM: Chủ tịch HCM của chúng ta đã trọn đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nhân dân, vì Tổ quốc VN.
Cho h/s xem bức tranh BH với dàn nhạc giao hưởng hình ảnh gần gũi thân thương với người dân VN.Bác đã cầm đũa đứng len chỉ huy dàn nhạc và cử nhạc bài Kết đoàn
Cho HS nghe giai điệu bài: Quốc ca. 
Chỉ huy: HS hát kết hợp gõ phách bài“Quốc ca” vài lần.(GV nx- sửa sai cho HS).
Chú ý: Tính chất hùng tráng của bài hát, những chỗ ngân dài 3 phách( Khu, lên, bền) GV phải đếm 2-3 để HS ngân đủ trường độ, từ( Quang xây xác) mỗi từ ngân 1 phách vì là nốt đen.
Nội dung bài hát nói lên điều gì ?
-Bài hát đã dựng lại không khí hào hùng của dân tộc ta, cho dù trải qua bao khó khăn gian nan- hy sinh nhưng nhân dân ta không hề chùn bước, vẫn đoàn kết chung lòng chung sức đánh tan quân thù, đó chính là truyền thống bốn ngàn năm dựng nước- giữ nước của dân tộc ta.
1. Sơ lược về nghệ thuật 
 âm nhạc. ( 18’)
a.Học hát.
b. Nhạc lí- TĐN.
c. Âm nhạc thường thức
2. Tập hát: Quốc ca (20’)
3. Củng cố (4’)
 ? Môn âm nhạc ở trường THCS gồm mấy phân môn ? Đó là những phân môn nào?
GV: Môn âm nhạc ở trường THCS gồm có 3 phân môn, đó là: Học hát, nhạc lí- TĐN, âm nhạc thường thức.
GV Chỉ huy: HS đứng hát “Quốc ca”.
-? Qua bài học này em phát triển được những năng lực nào?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’).
GV nhắc HS về học thuộc bài hát “Quốc ca” và sưu tầm một số bài hát của Nhạc sĩ Phạm Tuyên- một số bài hát về chủ đề hòa bình hữu nghị.
*Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày 24/8/2015
Tuần 2
Ngày soạn:29/8/2015
Ngày dạy: 31/8,1/9/2015	
TIẾT 2
HỌC HÁT BÀI: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ.
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
BÀI ĐỌC THÊM: ÂM NHẠC Ở QUANH TA
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS biết tác giả của bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên 1 vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi..
2. Kỹ năng:
 - HS hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
3. Thái độ:
 - Qua bài hát, GD HS yêu hòa bình- hữu nghị- tình thân ái và đoàn kết giữa mọi người và giữa các dân tộc .
4.Năng lực cần phát triển cho học sinh:
-Năng lực tự học
-Năng lực giải quyết vấn đề 
-Năng lực cảm thụ âm nhạc
-Năng lực thực hành âm nhạc
-Năng lực trình diễn âm nhạc
-Năng lực quản lí
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
 - Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát thiếu nhi của Nhạc sĩ Phạm Tuyên để minh họa phần giới thiệu tác giả.
 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ.
 - Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát về hòa bình- hữu nghị- đoàn kết.
2. Học sinh: 
 - Chuẩn bị bài mới.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’). 
- Câu hỏi: Môn âm nhạc ở trường THCS gồm mấy phân môn? Đó là những phân môn nào. 
- Đáp án: Môn âm nhạc ở trường THCS gồm có 3 phân môn, đó là: Học hát, nhạc lí- TĐN, âm nhạc thường thức. ( HS TL- GV nx và cho điểm) 
 * ĐVĐ vào bài mới: ( 1’) Giờ học trước các em đã được tìm hiểu môn âm nhạc ở trường THCS gồm có 3 phân môn, đó là: Học hát, nhạc lí- TĐN, âm nhạc thường thức. Giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với phân môn đầu tiên- đó là phân môn: Học hát. 
Có rất nhiều bài hát nói về tình đoàn kết- hữu nghị và chắc rằng mỗi chúng ta ai cũng mong muốn đất nước luôn hòa bình để mọi người được học tập- làm việc và vui chơi. Hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế ngọn cờ hòa bình, Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” mà cô sẽ giới thiệu với các em trong giờ học hôm nay. Sau đó sẽ tìm hiểu về âm nhạc ở quanh ta qua bài đọc thêm.
2. Dạy bài mới.
HĐ của GV và HS.
Nội dung
GV
?
HS
GV
 ?
HS
GV
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở xã Lương Ngọc- Huyện Bình Giang- Hải Dương nhưng cư trú ở Hà Nội, ông nguyên là trưởng ban âm nhạc của Đài tiếng nói VN và trưởng ban văn nghệ Đài truyền hình VN- là ủy viên thường vụ hội nhạc sĩ VN.
Ông là tác giả của nhiều bài hát được phổ biến trong quần chúng, đặc biệt là bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, nhiều bài hát của ông có sức sống lâu bền, giai điệu trong sáng- giản dị- dễ hát- dễ thuộc, nhiều bài hát ông viết cho thiếu nhi đã trở nên quen thuộc với các thế hệ thiếu nhi.
Kể tên một số bài hát thiếu nhi của Nhạc sĩ PhạmTuyên?
Chiếc đèn ông sao, Nổi trống lên các bạn ơi, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Cánh én tuổi thơ, Tiến lên đoàn viên.
Hát hoặc gọi một số HS hát trích đoạn các bài hát trên.
Bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Để hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế ngọn cờ hòa bình, năm 1985 Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” để nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình- hữu nghị- đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Cho HS quan sát bài hát.
1. Giới thiệu tác giả và bài hát 
( 10’).
*Tác giả.
* Bài hát.
Tiếng chuông và ngọn cờ
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
GV
GV
HS
GV
GV
GV
GV
GV
HS
?
HS
GV
 Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
Nhịp 2/4 có 2 phách.
Bài hát sử dụng ký hiệu gì? Hát ntn?
Sử dụng khung thay đổi nên hát 2 lần.
Lần 1: Trái đất thân yêu..gia đình của ta. 
 Bong bính bong!Hồi chuông...lá cờ hòa bình.
Lần 2: Thế giới quanh em..có chung niềm tin. 
 Bong bính bong! Hồi chuôngHãy phất cao lên lá, bỏ khung 1“cờ hòa bình”, hát khung 2“cờ của ta”.
Hát mẫu có sử dụng khung thay đổi cho HS nghe.
Bài hát gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn có mấy câu ?
Bài hát có cấu trúc 2 đoạn đơn, cả bài có 8 câu hát.
Đoạn 1:Có 4 câu- từ:Trái đất thân yêugia đình của ta. Giọng Rê thứ.
Đoạn 2:Có 4 câu- từ:Bong bính bong!lá cờ hòa bình. Giọng Rê trưởng.
Đàn: HS luyện thanh.
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: Đoạn 1 giọng thứ- Đoạn 2 giọng trưởng- HS cần hát đúng tính chất của bài hát. Ngân đủ trường độ từng nốt nhạc, Dấu lặng đen nghỉ 1 phách.
Giai điệu lời 2 giống lời 1 nên GV để HS tự hát- chỗ nào HS hát sai thì GV sửa cho HS hát đúng.
Khi HS hát tốt-GV hg dẫn HS vừa hát vừa gõ phách.
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần.
( GV nx- sửa sai cho HS)
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. 
(GV nx- sửa sai cho 2 dãy).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1,3,5,7- Nữ hát câu 2,4,6,8
Cả lớp hát: Bong bính bonglá cờ của ta.
( 2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 hoặc 2 nhóm HS hát kết hợp gõ phách.
( GV nx- sửa sai cho các nhóm).
Gọi HS đọc nội dung trong SGK.
Đọc.
Kể tên một số âm thanh trong cuộc sống hàng ngày?
Tiếng gà gáy, tiếng cười nói.
Có những tiếng nghe không rõ cao- thấp gọi là tiếng động như: Tiếng đá lăn, tiếng mưa rào.những tiếng nghe rõ cao- thấp, dài- ngắn gọi là âm thanh. Từ âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã sáng tạo ra và ngày càng hoàn thiện âm nhạc, nó là “ ngôn ngữ” chung cho mọi người như một thứ tiếng nói quốc tế, lại vừa mang đặc điểm của từng dân tộc.
2. Học hát: 
Tiếng chuông và ngọn cờ
( 20’)
2. Bài đọc thêm: 
Âm nhạc ở quanh ta.
( 6’)
3. Củng cố luyện tập (4’)
 ? Bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” do ai sáng tác?
- Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác. 
 ? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình- hữu nghị- đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy các em phải đoàn kết- gắn bó- giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 ? Kể tên một số bài hát viết về đề tài hòa bình- hữu nghị- đoàn kết?
- Thiếu nhi thế giới liên hoan, Trái đất này là của chúng mình, Bốn phương trời, Em như chim bồ câu trắng, Tiếng hát bạn bè mình, Chúng em cần hòa bình,..
GV hát hoặc gọi một số HS hát trích đoạn một số bài hát trên.
?Qua bài học hôm nay em phát triển được năng lực gì?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’).
- Về nhà học thuộc bài hát, trả lời câu hỏi trong SGK và sách BT.
- GV nhắc HS đọc lại Bài đọc thêm, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
*Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày 31/8/2015
Tuần 3
Ngày soạn: 5/9/2015
Ngày dạy: 7,9/9/2015
Tiết 3
 - ÔN BÀI HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ.
 - NHẠC LÍ: + NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH.
 + CÁC KÝ HIỆU ÂM NHẠC.
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ.
- Tìm hiểu những thuộc tính của âm thanh, các ký hiệu âm nhạc.
2. Kỹ năng:
- HS hát thuộc lời- đúng giai điệu với tình cảm nhanh vui-trong sáng kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ.
- HS nắm được 4 thuộc tính của âm thanh, các ký hiệu nghi cao độ của âm thanh.
- HS nắm được khái niệm khuông nhạc và biết kẻ khuông nhạc.
- HS nhận biết và viết được khóa son trên khuông nhạc, nhận biết được tên và vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc.
3. Thái độ: 
- GD HS yêu thích sưu tầm các âm thanh trong cuộc sống và các ký hiệu âm nhạc trong bài hát hoặc bài TĐN.
4. Năng lực cần phát triển cho học sinh:
-Năng lực tự học
-Năng lực giải quyết vấn đề 
-Năng lực cảm thụ âm nhạc
-Năng lực thực hành âm nhạc
-Năng lực trình diễn âm nhạc
-Năng lực quản lí
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
 - Đàn phím điện tử, thước kẻ.
 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm nhanh vui-trong sáng kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ.
 - Hát đúng giai điệu lời ca- có thể hiện sắc thái tình cảm trích đoạn bài hát“ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và “Hành khúc đội” để phân biệt các thuộc tính của âm thanh.
2. Học sinh: Học bài cũ- Chuẩn bị bài mới.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
-Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp và đồ dùng học tập
2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát). 
* ĐVĐ vào bài mới: ( 2’) Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” có thể hiện sắc thái tình cảm kết hợp gõ phách. Trong phần nhạc lí, sẽ tìm hiểu về 4 thuộc tính của âm thanh và các ký hiệu âm nhạc.
3. Dạy bài mới.
HĐ của GV và HS
Nội dung
GV
 ?
HS
GV
GV
GV
GV
 ?
HS
GV
GV
 ?
HS
GV
 ?
HS
GV
GV
 ?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV 
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
Cho HS nghe giai điệu bài hát.
Nhịp đầu đủ phách k ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS hát với tình cảm nhanh vui- trong sáng kết hợp 
 gõ phách. 
( GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1,3,5,7- Nữ hát câu 2,4,6,8
Cả lớp hát: Bong bính bong!Hồi chuônglá cờ của ta.
( 2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 hoặc 2 nhóm HS hát kết hợp gõ phách.
( GV nx- cho điểm).
Hàng ngày chúng ta được nghe rất nhiều âm thanh. 
Em hãy kể tên những âm thanh tự nhiên mà em được nghe hàng ngày nào ?
Tiếng gió thổi, tiếng nước suối chảy, tiếng chim hót, tiếng đá lăn, tiếng mưa rơi, tiếng ô tô- xe máy, tiếng cười nói,...
Âm thanh được chia làm 2 loại:
- Loại 1: Những âm thanh không có độ cao thấp rõ rệt, gọi là tiếng động- VD: Tiếng đá lăn, tiếng mưa rơi...
- Loại 2: Những âm thanh có 4 thuộc tính rõ rệt là âm thanh dùng trong âm nhạc.
Cho HS nghe câu hát “ Việt Nam Hồ Chí Minh” 
 Chí
 Nam
Việt Hồ Minh
Cao độ của từng chữ trong câu hát như thế nào?
Chữ: Việt- Hồ- Minh bằng nhau; Nam cao hơn; Chí cao nhất.
Trong mỗi câu hát đều nghe có chữ hát cao hoặc hát thấp vì trong âm nhạc có
So sánh độ dài trong câu hát sau: 
Việt 
Nam 
 Hồ 
Chí 
Minh 
Chữ: Việt- Hồ- Chí bằng nhau; Nam dài hơn; Minh dài nhất.
Trong câu hát có chữ hát dài, có chữ hát ngắn vì trong âm nhạc có
Hát cho HS nghe câu hát: “ Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng” trong bài “ Hành khúc đội”.
Cách 1: Hát không có nhấn.
Cách 2: Hát có nhấn.
Em có nhận xét gì khi nghe 2 cách hát trên?
Cách 2 nghe hay hơn vì có sắc thái tình cảm. Khi hát có chỗ nhấn mạnh- nhẹ khác nhau vì trong âm nhạc có.
So sánh tiếng trống- tiếng sáo- tiếng đàn- tiếng khèngiống nhau không ?
Khác nhau.
Những âm thanh không giống nhau gọi là
Âm thanh có mấy thuộc tính? Đó là những thuộc tính nào ?
Có 4 thuộc tính của âm thanh là: Cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc.
Từ một câu hát ngắn đến một bản nhạc dài cũng chỉ sử dụng tên 7 nốt nhạc để ghi cao độ từ thấp lên cao là: Đồ Rê Mi Pha Son La Si.
Cho HS đọc tên 7 nốt nhạc vài lần.
Kẻ khuông nhạc lên bảng.
Quan sát trên bảng có mấy dòng kẻ?
5 dòng kẻ.
Năm dòng kẻ tạo thành mấy khe?
4 khe.
Các dòng- khe được tính theo thứ tự ntn?
Từ dưới lên trên.
Nêu cấu tạo khuông nhạc?
TL- GV kết luận.
Cho HS quan sát bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
Khuông nhạc dùng để làm gi?
Dùng để viết các nốt nhạc.
Khóa là ký hiệu để xác định tên nốt nhạc trên khuông, có 3 loại khóa là: Khóa son, Khóa pha, Khóa Đô.Trong đó thông dụng nhất là khóa Son.
Viết khóa son lên bảng cho HS quan sát.
Khóa son được viết bắt đầu từ dòng kẻ thứ mấy?
TL- GV kết luận
Từ vị trí nốt son, ta có thể tìm được vị trí các nốt khác theo thứ tự liền bậc ở khe- dòng đi lên hoặc đi xuống.
Đàn: HS đọc tên nốt nhạc trên khuông vài lần, giúp HS nhớ vị trí từng nốt nhạc
( GV đàn tên nốt theo thứ tự và không theo thứ tự).
Cho HS quan sát bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”.
Khóa son được viết ở đầu- giữa hay cuối khuông nhạc?
Ở đầu khuông nhạc.
Kẻ khuông nhạc lên bảng- yêu cầu một số HS lên bảng viết khóa son, HS dưới lớp viết vào nháp.
( Gv nx- sửa sai cho HS)
1. Ôn bài hát: 
Tiếng chuông và ngọn cờ
 ( 10’).
2. Nhạc lí:
a. Những thuộc tính của âm thanh (10’).
- Cao độ: 
 Độ trầm- bổng, cao- thấp.
- Trường độ: Độ ngân dài, ngắn.
- Cường độ: Độ mạnh, nhẹ.
- Âm sắc: Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
b. Các ký hiệu âm nhạc.( 18’)
* Các ký hiệu ghi cao độ của âm thanh.
Đồ Rê Mi Pha Son La Si.
* Khuông nhạc.
Dòng và khe phụ phía trên
Dòng và khe phụ phía dưới
- Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ tạo thành 4 khe song song và cách đều nhau, các dòng- khe được tính theo thứ tự từ dưới lên trên. Ngoài những dòng-khe chính còn có những dòng- khe phụ ở phía dưới và phía trên khuông nhạc.
* Khóa.
- Khóa son được viết bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2( Xác định nốt nằm ở dòng kẻ thứ 2 chính là vị trí nốt son).
4. Củng cố luyện tập (4’)
 ? Âm thanh có mấy thuộc tính? Đó là những thuộc tính nào? Có mấy nốt nhạc cơ bản? 
 GV đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
? Qua bài học này em phát triển được năng lực gì?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’).
Bài 1: Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa son và ghi 7 nốt nhạc theo thứ tự từ thấp lên cao.
*Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày 7/9/2015
Tuần 4
Ngày soạn :10/9/2015
Ngày dạy : 15,17,18/9/2015
Tiết 4 
- NHẠC LÍ: CÁC KÝ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1.
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết các KH ghi trường độ của âm thanh, cách viết các hình nôt và dấu lặng trên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_6.doc