Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Trần Quý Cáp - Năm học 2013-2014

doc 30 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 906Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Trần Quý Cáp - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Trần Quý Cáp - Năm học 2013-2014
Tuần :
Tiết : 1,2
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
Soạn : 1- 9 - 2011
Giảng :
Tiết 1:
Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học:
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
Nắm được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học.
Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học
Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
Nội quy nhà trường
Nhiệm vụ học sinh
2. Hình thức:
Giới thiệu nội quy, nhiệm vụ năm học.
Thảo luận
III. Chuẩn bị: Bản nội quy, nhiệm vụ năm học.	
IV. Tiến hành hoạt động:
1. Giới thiệu nội quy, nhiệm vụ năm học.
	GV giới thiệu nội quy, nhiệm vụ năm học.
	Học sinh nghe.
2. Thảo luận nhóm
Các nhóm thảo luận
Nhóm trưởng trình bày ý kiến.
Cả lớp nghe và bổ sung ý kiến
Giáo viên tổng kết
Học sinh nhắc lại nội quy, nhiệm vụ năm học..
3. Văn nghệ: HS hát
Hoạt động 2: tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp.
- Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Thành lập tổ
- Cử đội ngũ cán bộ lớp
- Xác định chức năng, nhiệm vụ của Cán bộ lớp.
2. Hình thức:
HS giới thiệu, lớp lựa chọn, GVCN quyết định
III. Chuẩn bị:
1. Phương tiện hoạt động:
Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức cán bộ lớp
Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp
Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp
2. Về tổ chức:
- Chuẩn bị bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp
- Nhiệm vụ của cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: phụ trách chung và phụ trách nền nếp của lớp.
+ Lớp phó học tập: theo dõi kết quả học tập của từng tổ và phụ trạc cán sự bộ môn học, có kế hoạch cho cán sự môn học hoạt động
+ Lớp phó văn thể mỹ: phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, thể dục thể thao
+ Lớp phó lao động: phụ trách hoạt động lao động của lớp.
+ Tổ trưởng: phụ trách chung về kĩ luật và nền nếp của tổ
+ Tổ phó: theo dõi kết quả học tập của tổ để báo cáo cho lớp phó học tập hằng tuần.
+ Cán sự môn học: phụ tách môn của mình và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu.
IV. Tiến hành hoạt động:
- GVCN giới thiệu sơ đồ tổ chức lớp và giới thiệu các quan hệ của tổ chức lớp.
- Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- HS giới thiệu Cán bộ lớp, cả lớp lựa chọn, GVCN quyết định.
- GVCN giao nhiệm vụ cho từng cán bộ lớp và hướng dẫn hồ sơ cán bộ lớp.
- Đại diện cán bộ lớp hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN giao.
V. Kết thúc: 	
-GVCN nhận xét chung
-Tuyên dương các nhóm tổ về tinh thần thảo luận.
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
-GVCN động viên đội ngũ cán bộ lớp.
Tiết 2:
Hoạt động 3: 
nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
Nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa truyền thống đó.
Xác định trách nhiệm của HS trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, lớp.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung: Truyền thống nhà trường
Hình thức: Trao đổi thảo luận.
III. Chuẩn bị:
Kết quả học tập, rèn luyện của HS trong nhà trường
Một số câu hỏi thảo luận.
IV. Tiến hành hoạt động:
GV nêu lý do sinh hoạt lớp, giới thiệu với cả lớp về cơ cấu tổ chức trong nhà trường (Tổng số lớp; số HS trong khối; tổng số HS, tổng số GV, Tổng phụ trách; BGH, GVBM ...)
HS nêu truyền thống nhà trường. 
GV giới thiệu:Trường THCS Trần Quý cáp được hình thành từ năm học 1989-1990,từ đó đến nay trường luôn phấn đấu là trường tiên tiến xuất sắc,trong nhiều năm liền được công nhận là trường dẫn đầu khối THCS trong toàn tỉnh QN,năm 2003 trường đuợc thưởng huân chương Lao động hạng3,năm học 2009-2010 được vinh dự nhận huân chương lao động hạng 2
GV hướng dẫn HS thảo luận.
* Qua truyền thống của nhà trường, em học tập được gì?
* Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy truyền thống đó của nhà trường?
* Em hãy nêu kế hoạch hành động của mình trong năm học này?
GV tổng kết lại những ý thảo luận của HS.
Tổ chức vài tiết mục văn nghệ, kể chuyện...
Hoạt động 4: tập các bài hát quy định
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
Hiểu được sự cần thiết phỉ thuộc và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi HS.
Biết cách học và luyện tập các bài hát quy định.
Hào hứng, phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung: Hát những bài hát được nhà trường quy định.
Hình thức: 	Học hát
Giới thiệu những bài hát bằng cách hát mẫu, nghe băng.
III. CHuẩn bị:
Về phương tiện:
Các bài hát quy định.
Băng nhạc, máy Catsset.
Về tổ chức:
HS nghe trước các bài hát quy định để chuẩn bị tập hát.
Cán sự văn nghệ giúp lớp trưởng hướng dẫn lớp tập hát.
IV. Tiến hành hoạt động:
Nêu lý do:
- GV nêu các lý do tại sao HS phải học các bài hát quy định.
- Vài HS phát biểu suy nghĩ của mình. 
Tập hát:
- GV giới thiệu danh sách những bài hát quy định mà HS cần học thuộc.
- Cán sự lớp điều khiển lớp hát thử vào bài hát quy định.
- Những bài hát chưa thuộc, yêu cầu HS tự ôn luyện cá nhân hoặc theo nhóm để hát vào các buổi tiếp theo.
V. Kết thúc:
Nhận xét về ý thức học tập của HS
Tuyên dương và phê bình về việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của HS.
 - Động viện HS tích cực học tập.
Nhận xét buổi tập hát.
Tuần:
Tiết : 3,4
Chủ điểm tháng 10
Chăm ngoan, học giỏi
Soạn : 1-10-2011
Giảng:
Tiết 3 :
Hoạt động 1:nghe giới thiệu thư bác
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gởi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gởi ngành giáo dục 16/10/1968.
- Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ kính yêu.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	+ Thư Bác Hồ gởi HS cả nước 9/1945
	+ Thư Bác Hồ gởi Ngành giáo dục 16/10/1968.
2. Hình thức:	+ Nghe giới thiệu, đọc thư Bác.
	+ Trao đổi, thảo luận nội dung và ý nghĩa thư của Bác.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện:	+ Chuẩn bị 2 bức thư của Bác
	+ Chuẩn bị câu hỏi thảo luận.
2. Tổ chức:
GVCN hướng dẫn cán bộ lớp xây dựng chương trình hành động nghe thư Bác, thảo luận thư Bác, hát về Bác.
Phân công công việc cụ thể.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể.
Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình làm việc, người điều khiển và thư ký.
Thảo luận chương trình
+ Một bạn được phân công đọc thư Bác cho cả lớp nghe.
+ Hướng dẫn cả lớp thảo luận nội dung thư Bác.
+ Thực hiện các tiết mục văn nghệ hát về Bác.
Hoạt động 2:
lễ giao ước thi đua “chăm ngoan học giỏi” giữa các tổ
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu ý nghĩa tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung chỉ tiêu thi đua “Chăm ngoan học giỏi” theo lời Bác.
- Tự xác định mục tiêu, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt
- Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	+ Chương trình hành động “ Chăm ngoan, học giỏi”
	+ Đăng ký và giao ước thi đua
	+ Văn nghệ.
2. Hình thức:	
	+ Tổ chức lễ giao ước thi đua.
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
- Chương trình hành động của lớp
- Chỉ tiêu của các tổ.
- Tiết mục văn nghệ
Tổ chức: Người điều khiển, thư ký, trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, người tham dự, người điều khiển, chương trình làm việc.
Thực hiện chương trình:
+ Đại diện lớp trình bày chương trình, kế hoạch chỉ tiêu hành động.
+ Lớp thảo luận để đi đến thống nhất.
+ Đại diện tổ lên giao ước thi đua.
+ GVCN ghi nhận, động viên cả lớp quyết tâm thi đua.
Văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động:
GVCN nhận xét, đánh giá, biểu dương tinh thần của nhóm, tổ.
Nhắc nhở các tổ, cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua.
Tiết 4: 
Hoạt động 3:
trao đổi học tập kinh nghiệm học tập ở cấp thcs
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Biết được kinh nghiệm học tập.
- Tự tin, chủ động, học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	+ Trao đổi kinh nghiệm học tập
2. Hình thức:	+ Nghe giới thiệu kinh nghiệm học tập.
	+ Trao đổi, thảo luận, giao lưu.
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
- Bản báo cáo kinh nghiệm học tập của các bạn và của GV.
- Các báo cáo về kinh nghiệm học tập từng môn.
- Văn nghệ
Tổ chức:
- Cử các HS có kinh nghiệm học tốt.
- HS suy nghĩ và trả lời: Tại sao đổi mới phương pháp học tập?
- Phân công mời các báo caó viên (anh chị lớp trên).
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể.
Tuyên bó lý do, giới thiệu đại biểu, báo cáo viên, chương trình hoạt động, cử người điều khiển, thư ký.
Thực hiện chương trình.
Người điều khiển lần lượt mời các báo cáo viên lên báo cáo kinh nghiệm học tập.
Trao đổi thảo luận.
GVCN tổng kết cuộc thảo luận, rút ra bài học kinh nghiệm.
Văn nghệ.
V Kết thúc hoạt động:
Cảm ơn các báo cáo viên.
Câu hỏi đố vui:
1. Bác Hồ tự học tiếng nước ngoài như thế nào? cách học đó thể hiện đức tính gì?
Trả lời:
Cố tự học thêm – Nhờ người khác giảng lại khi gặp từ không hiểu
Mỗi ngày viết 10 từ vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm học.
Ngày nghỉ đến nhà giáo sư để học.
Gặp từ khó Bác tra tự điển, nhờ người gỉai thích rồi ghi lại để nhớ.
+ Thể hiện đức tính Siêng năng, kiên trì
2. Tại sao cây chuối mọc trên mặt đất gọi là thân giả gồm những bẹ lá tạo thành?
Trả lời: Vì thân cây thật là thân mọc ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi gọi là “củ chuối”. “Củ chuối” mọc ra những cây chuối non tạo thành bụi chuối.
3. Ô chữ gồm 28 chữ cái.
Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta gồm 4 câu, có 4 chữ cái mở dầu là: N, N, T, T.
N
N
T
T
Trả lời:
N
H
Â
T
N
Ư
Ơ
C
N
H
I
P
H
Â
N
T
A
M
C
Â
N
T
Ư
G
I
Ô
N
G
4. Trái đất nghiêng một góc bao nhiêu độ?
Trả lời:	23027’
5 Mùa Đông tính từ ngày nào đến ngày nào?
Trả lời: ngày 22 tháng 12 (Đông chí) đến ngày 21 tháng 3 (Xuân phân)
6. Nói về lịch sử, Bác Hồ khuyên ta câu gì?
Trả lời:	Dân ta phải biết sử ta
	Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
7. Con người đã xuất hiện như thế nào?
Trả lời: Cách đây hàng chục triệu năm, trên Trái đất có loài vượn cổ sinh sống trong những khu rừng rậm. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn biết đi hai chân sau, dùng hai chi trước để cầm nắm thức ăn, dụng. Đó là người tối cổ. Họ sống thành bầy vài chục người. Ban ngày hái hoa, bắt thú; ban đêm ngủ trong trong hang động. Biết dùng lửa sưởi ấm, nướng thức ăn, xua đuổi thú.
8. Truyện ngụ ngôn: “ếch ngồi đáy giếng” nêu lên bài học gì?
Trả lời: Truyện ngụ ngôn: “ếch ngồi đáy giếng” phê phán những kẻ hiểu biết cạn, hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
9. Truyện ngụ ngôn: “Chân tay, mắt miệng” nêu ra bài học gì?
Trả lời: Bài học: Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
10. Bài “Quốc ca” ra đời trong hoàn cảnh nào, do ai sáng tác?
Trả lời: Năm 1944 Văn Cao sáng tác bài hát “Tiến quân ca”. Cách mạng tháng Tám thành công, tại lỳ họp đầu tiên của Quốic hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Công hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị chọn làm Quốc ca. Từ đó “Tiến quân ca” trở thành quốc ca của nước Việt Nam.
11. Thế nào là số nguyên tố?
Trả lời: Số nguyên tố là một số tự nhiên lớn hơn một và chỉ có hai ước số là 1 và chính nó mà thôi.
12. Cho ba hình vuông lồng vào nhau như hình vẽ. Cho biết:
Có bao nhiêu góc vuông, bao nhiêu góc nhọn
Có bao nhiêu cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau?
Có bao nhiêu cặp đoạn thẳng song song với nhau?
Trả lời:
a. Số góc vuông: 3 x 4 = 12	Số góc nhọn: 16
b. Số cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau là:	3 x 4 = 12
c. Số cặp đoạn thẳng song song với nhau là: 12
13. Hãy cho biết hình vẽ bên có mấy góc bẹt? 
Mấy góc vuông? Mấy góc tù và mấy góc nhọn?
Trả lời:
Góc bẹt: 	1	Góc vuông : 2	Góc tù: 1	Góc nhọn: 2
14. Tìm một số có bốn chữ số, biết rằng nếu viết thêm số 1 vào bên trái số đó thì được một số gấp 9 lần số phải tìm.
Trả lời:	Nếu viết thêm 1 vào bên trái số có 4 chữ số ta sẽ được số mới lớn hơn số cũ 10000 đơn vị. Số mới gấp 9 lần số cũ, ta có sơ đồ:
Số cũ
Số mới:
10000
Nhìn vào sơ đồ ta thấy số có bốn chữ số phải tìm là:
10000 : (9 – 1) = 1250
15. Điền số thích hợp vào dấu *
* 3 * * 	* 3
* * 	* * *
07 2
 **
 0 * 8
 * *
 0 0
Trả lời:
Ta có phép tính: Số bị chia: 3328	Số chia: 13	Thương: 256
Hoạt động 4:thi văn nghệ giữa các tổ
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu roc khả năng văn nghệ giữa các tổ, trên cơ sở đó xây dựng phong trào văn nghệ của lớp.
- Có thái độ yêu thích văn nghệ, tự tin, chân thành tôn trọng bạn bè khi họ biểu hiện văn nghệ.
- Biết hưởng ứng, động viên nhau tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	 Các bài hát, bài thơ, câu chuyện, điệu múa phù hợp lứa tuổi.
2. Hình thức: Thi văn nghệ giữa các tổ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
+ Các tiết mục văn nghệ.
+ Nhạc cụ.
+ Hoa
Tổ chức:
+ Các tổ họp phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, luyện tập.
+ Cán bộ văn nghệ, tập hợp các tiết mục văn nghệ cùng GVCN xây dựng chương trình.
+ Lập ban giám khảo.
+ Phân công trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, nêu chương trình, giới thiệu ban giám khảo, thư ký.
Lần lượt mời các tiết mục văn nghệ lên trình diễn, ban giám khảo công khai điểm.
Kết thúc cuộc thi, công bố kết quả.
GVCN phát thưởng cho các tổ và cá nhân có tiết mục đạt điểm cao, biểu dương lớp.
V. Kết thúc hoạt động:
Nhận xét đánh giá, tinh thần chuẩn bị, tham gia, ý thức kĩ luật của HS.
Động viện cả lớp phát huy tinh thần văn nghệ của lớp.
Tuần:
Tiết : 5,6
Chủ điểm tháng 11
Tôn sư trọng đạO
Soạn : 1/11/2011
Giảng:
Tiết 5:
Hoạt động 1: các thầy giáo, cô giáo trường em
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ GV của trường (Số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, tinh thần tận tuỵ, thành tích...)
- Thông cảm, kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.
- Chào hỏi lễ phép, chăm học và học tập đạt kết quả cao.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	+ Biên chế và tổ chức của nhà trường
	+ Đặc điểm nổi bật của đội ngũ GV
2. Hình thức:	+ Nghe giới thiệu, trao đổi
	+ Văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
+ Sơ đồ tổ chức của nhà trường để giới thiệu với HS.
+ Những nét tiêu biểu chung, riêng của GV trong trường.
Về tổ chức:
+ GVCN cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động.
+ Phân công: người điều khiển chương trình, giới thiệu về đội ngũ thầy cô giáo trong trường, người mời đại biểu, tổ nhóm trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể bài Bụi phấn.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình hành động.
Mời GVCN lên giới thiệu về đội ngũ các thầy cô giáo.
GVCN giới thiệu
+ Biên chế tổ chức nhà trường
+ Đặc điểm GV (Tuổi đời, tuổi nghề, GV trẻ nhất, GV dạy lâu năm nhất, thành tích, thuận lợi, khó khăn...)
Người điều khiển cảm ơn GVCN.
Các HS nêu ý kiến, cảm xúc của mình sau khi nghe giới thiệu về các thầy cô.
Người điều khiển tóm tắt ý của các bạn.
Cảm ơn GVCN, đại biểu tham dự.
Hoạt động 2:
lễ đăng ký thi đua “tháng học tốt, tuần học tốt”
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được mục đích ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của “Tháng học tốt, tuần học tốt”
- Tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn các thầy cô giáo.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	
+ Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong các tuần cao điểm (15/11 – 20-11)
+ Các cá nhân đăng ký thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp.
+ Các tổ đăng ký thi đua.
+ Văn nghệ.
2. Hình thức:	+ Lễ đăng ký thi đua.
	+ Hát, ngâm thơ, kể chuyện.
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
+ Bản chương trình hành động của lớp
+ Bản đăng ký thi đua của tổ, cá nhân.
+ Vài tiết mục văn nghệ.
Tổ chức: 
+ GVCN họp với ban cán bộ lớp xây dựng chương trình hành động, thống nhất nội dung, kế hoạch hành động.
+ Hướng dẫn HS viết đăng ký thi đua (nói rõ việc thực hiện nề nếp, học tập, biện pháp...)
+ Hướng dẫn tổ trưởng viết bản đăng ký thi đua.
+ Mõi HS và tổ chuân bị tiết mục văn nghệ.
Phân công: người trình bày chương trình hành động của lứop, người điều khiển chương trình chung, người điều khiển văn nghệ, mời đại biểu, thư ký buổi hoạt động, tổ trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lý do: giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động, người điều khiển, thư ký.
- Lớp trưởng trình bày chương trình hành động của lớp chào mừng ngày ngày giáo Việt Nam 20/11
+ Nêu các chỉ tiêu, biện pháp cho cả lớp thảo luận để thống nhất.
- Lớp trưởng phát động thi đua, các cá nhân, tổ trưởng hưởng ứng.
- Các tổ lên đọc đăng ký thi đua.
- GVCN phát biểu ý kiến.
- Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta rất đoàn kết” của nhạc sĩ Mộng Lân.
V. Kết thúc hoạt động:
Người điều khiển tuyên bố hoạt động kết thúc.
Tiết 6 :
Hoạt động 3 : nhớ công ơn các thầy giáo, cô giáo
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được công lao của các thầy cô với sự trưởng thành của mỗi HS nói riêng và đối với sự phát triển xã hội nói chung.
- Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy giáo, cô giáo.
- Biết ứng xử lễ phép, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn các thầy cô.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	
+ Công lao của các thầy cô
+ Kỉ niệm về tình thầy trò.
+ Các bài hát, bài thơ, danh ngôn về tình thầy trò.
2. Hình thức:	
Trao đổi, kể chuyện, hát, đố vui qua hình thức hái hoa dân chủ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
+ Sưu tầm tìm hiểu câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, thơ... về tình cảm thầy trò.
+ Các câu hỏi, đáp án.
Tổ chức: 
+ Hội ý với cán bộ lớp thống nhất nội dung, chương trình.
+ Người điều khiển, thư ký.
+ Mời đại biểu.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Nêu yêu cầu thể lệ sinh hoạt.
+ Các thành viên xung phong hái hoa.
+ Các bạn khác bổ sung, tranh luận.
+ Mời đại biểu, thầy cô cùng hái hoa.
Hoạt động 4: chúc mừng các thầy giáo, cô giáo.
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt nam 20/11
- Kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo và tôn vinh nhà giáo.
- Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:	
+ ý nghĩa ngày nhà giáo 20/11.
+ Chúc mừng, tặng hoa các thầy, cô giáo.
+ Có những hoạt động cụ thể (HS nêu).
+ Tâm tư thầy trò.
+ Văn nghệ.
2. Hình thức:	
Chúc mừng, tặng hoa, tâm sự, ca hát, giao lưu vui vẻ, thân mật giữa GV và HS
III. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
+ Cả lớp sưu tầm, học hát, ngâm thơ, kể chuyện về chủ đề công ơn của các thầy giáo, cô giáo và tình cảm thầy trò.
+ Mỗi HS chuẩn bị những kỉ niệm của mình đối với thầy giáo, cô giáo.
+ Lớp trưởng chuẩn bị lời chào mừng.
Tổ chức: 
+ GVCN họp với ban cán bộ lớp, ban phụ huynh thống nhất kế hoạch họp mặt.
+ Thời gian, địa điểm gặp mặt.
+ Thống nhất chương trình.
+ Mời đại biểu.
+ Người điều khiển chương trình.
+ Người đọc lời chào mừng.
+ Chuẩn bị văn nghệ.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể – Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Lớp trưởng đọc lời chào mừng, tặng hoa các thầy cô.
Đại diện Ban phụ huynh có ý kiến.
Các thầy cô giáo phát biểu ý kiến.
Văn nghệ
V. Kết thúc hoạt động:
Cảm ơn, chúc sức khoẻ thầy cô giáo.
Cảm ơn các bậc phụ huynh tham dự.
Tuần :
Tiết : 7,8
Chủ điểm tháng 12
uống nước nhớ nguồn
Soạn : 1/12/2011
Giảng:
Tiết 7: 
Hoạt động 1: hội vui học tập
I. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.
- Gây hứng thú học tập.
- Rèn luyện tác phong chửng chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo; rèn luyện trí thông minh.
II. Nội dung và hình t

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL6.doc