Giáo án Hình học 7 tiết 32: Mặt phẳng tọa độ

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 tiết 32: Mặt phẳng tọa độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 7 tiết 32: Mặt phẳng tọa độ
Tuần 16	
Tiết 32	
Ngày soạn: 21/11/2014
Ngày dạy: 26/11/2014	 	
§6 MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng toạ độ. 
- Biết vẽ hệ trục toạ độ. 
- Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ và biết xác định một điểm trên mặt phẳng khi biết toạ độ của nó. 
II. Chuẩn bị của GV – HS:
- GV: Thước thẳng có chia độ dài, êke, phấn màu. 
- HS: Thước thẳng có chia độ dài, êke. 
III. Tổ chức hoạt động dạy – học:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới :
Ở lớp 6 các em đã biết thế nào là một điểm. Vậy làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. (GV viết lên bảng: Tiết 32 MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Đặt vấn đề
-GV cho HS quan sát bản đồ địa lí Việt Nam trên màn hình và hỏi: Ở lớp 6 các em đã biết mỗi địa điểm trên bản đồ địa lí được xác định như thế nào?
-GV đưa ra ví dụ cho HS thấy toạ độ địa lí của mũi Cà Mau là 
 104040’Đ
 8030’B
-Tiếp tục cho HS quan sát hình 15 và hỏi: Trên chiếc vé có dòng chữ “Số ghế: H1”, hãy xác định vị trí chổ ngồi của người có tấm vé này.
Như vậy để xác định một địa điểm trên bản đồ ta dùng một cặp gồm hai số là kinh độ và vĩ độ; để xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp chiếu bóng ta dùng một cặp gồm một chữ và một số. Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng một cặp gồm hai số. Làm thế nào để có cặp số đó?
Hoạt động 1: 
-GV: (Vừa nói vừa vẽ trên bảng) Trên mặt phẳng, vẽ hai trục số Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc của mỗi trục.
Khi đó hình vẽ này (chỉ vào hình vẽ trên bảng) là hệ trục toa độ Oxy.
-Tiếp tục giới thiệu: (Vừa nói vừa ghi trên bảng) Các trục Ox và Oy là các trục toạ độ.
Trục nằm ngang Ox gọi là trục hoành; trục thẳng đứng Oy gọi là trục tung. 
Giao điểm O biểu diễn số 0 của hai trục gọi là gốc tọa độ.
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
Hai trục toạ độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều quay của kim đồng hồ.
-GV nêu chú ý như SGK.
Hoạt động 2:
-GV vẽ một hệ trục toạ độ Oxy trên màn hình và nói: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho một điểm P bất kì. Từ P vẽ đường thẳng vuông góc với trục hoành, giả sử cắt trục hoành tại điểm 1,5. Từ P vẽ đường thẳng vuông góc với trục tung, giả sử cắt trục tung tại điểm . 
Lúc này cặp số (1,5 ; 3) gọi là toạ độ của điểm P.
Số 1,5 gọi là hoành độ, số 3 gọi là tung độ của điểm P.
-GV nhấn mạnh: Khi viết toạ độ của một điểm, hoành độ luôn đứng trước tung độ.
-Như vậy ta đã biết cách xác định toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ. Làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó?
-Cho HS làm ?1 
-Gọi 1 HS khác nhận xét.
-GV: Như vậy để xác định vị trí của điểm P có toạ độ là (2 ; 3) ta làm thế nào?
-Cặp số (2 ; 3) xác định điểm P. Nếu hoán đổi vị trí của hai số 2 và 3 thì ta được cặp số
(3 ; 2) có xác định điểm P nữa không? Ta thấy cặp số (3 ; 2) xác định điểm Q. 
GV nhấn mạnh: Khi viết toạ độ của một điểm, hoành độ luôn đứng trước tung độ.
-Trong trường hợp tổng quát (Vừa nói vừa vẽ hình 19 SGK lên bảng)
-GV: Điểm M xác định cặp số nào? 
Cặp số (x0;y0) xác định điểm nào?
-GV ghi lên bảng.
- Cho HS làm ?2 
-Chú ý theo dõi và trả lời:
Mỗi địa điểm trên bản đồ địa lí được xác định bởi một cặp gồm hai số là kinh độ và vĩ độ.
-Cả lớp quan sát và 1 HS trả lời: Người có tấm vé này ngồi ở dãy H và ghế thứ nhất của dãy trong rạp
-Chú ý theo dõi .
-HS nghe GV giới thiệu hệ trục tọa độ Oxy, vẽ hệ trục tọa độ Oxy theo sự hướng dẫn của GV.
-Chú ý theo dõi và ghi vào vở.
-Nghe và ghi vào vở.
-HS quan sát..
-Chú ý theo dõi .
-Chú ý lắng nghe.
- 1HS lên bảng thực hiện.
- HS thực hiện ?1 trả lời: Trên trục Ox xác định điểm 2; qua điểm 2 vẽ đường thẳng vuông góc với trục Ox. 
Trên trục Oy xác định điểm 3; qua điểm 3 vẽ đường thẳng vuông góc với trục Oy.
Giao điểm của hai đường thẳng này cho ta điểm P.
-Chú ý theo dõi và trả lời: Không.
-HS vẽ vào vở.
-HS: cặp số (x0;y0)
Xác định điểm M.
-HS ghi vào vở.
-HS lên bảng thực hiện.
1. Đặt vấn đề
Ví dụ 1: (SGK)
Ví dụ 2: (SGK)
y
2. Mặt phẳng toạ độ : 
x
0
Hệ trục toạ dộ Oxy
Ox: trục hoành (nằm ngang)
Oy: trục tung (thẳng đứng)
 O: gốc tọa độ.
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
* Chú ý : (SGK)
3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ 
y0
x0
0
x
y
M(x0;y0)
Trong mặt phẳng toạ độ:
-Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0;y0). Ngược lại mỗi cặp số (x0;y0) xác định một điểm M.
-Cặp số (x0;y0) gọi là toạ độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.
-Điểm M có toạ độ (x0;y0) được kí hiệu là M(x0;y0).
IV. Củng cố - hướng dẫn về nhà :
1. Củng cố: 
- Cho HS lên bảng làm BT 32, 33 SGK
- Sau khi làm BT 32 GV chốt lại:Cách xác định toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ và nhấn mạnh khi viết toạ độ của một điểm hoành độ luôn đứng trước tung độ. 
- Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu? Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?
- Sau khi làm BT 33 GV chốt lại:Cách vẽ một hệ trục toạ độ và xác định một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi: Hộp quà may mắn nhằm tìm thêm ví dụ liên hệ thực tế, giới thiệu mục có thể em chưa biết và nhà toán học Rơ-Nê Đề-Các.
2. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo vở ghi và kết hợp với sách giáo khoa.
- Nắm được phương pháp vẽ một hệ trục toạ độ; biết cách xác định toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ và biểu diễn một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của điểm đó. 
- Làm các bài tập 34, 35, 36 SGK trang 68.
- Chuẩn bị: Các bài tập phần Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTong_ba_goc_cua_mot_tam_giac.doc