Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học 2015 - 2016

doc 27 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3879Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học 2015 - 2016
Lớp 6A Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6B Tiết (Theo TKB): .. Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
TUẦN 1
TIẾT 1. BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
 1. Mục tiêu bài học:
 a. Về kiến thức:
 - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.
 b. Về kĩ năng:
 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các t.huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện k.hoạch đó.
 c. Về thái độ:
 - Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 * Tích hợp:
 + Kĩ năng sống:
 - Kĩ năng đạt mục tiêu rèn luyện sức khỏe.
 - Kĩ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe.
 - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè.
 + Giáo dục bảo vệ môi trường:
 - Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của con người.
 - Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học khu dân cư.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh bài 6. Báo sức khỏe và đời sống.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Báo sức khoẻ và đời sống, tục ngữ ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY:
1. Kiểm tra bài cũ:
 (Không kiểm tra)	
2. Dạy nội dung bài mới: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc.
- Gọi HS đọc truyện “Mùa hè kì diệu”
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người hay không ? Vì sao?
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
1. Truyện đọc: 
“Mùa hè kì diệu”
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
? Em hãy giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Chủ đề:
+ Nhóm 1: Sức khoẻ đối với học tập.
+ Nhóm 2: Sức khoẻ đối với lao động.
+ Nhóm 3: Sức khoẻ với vui chơi giải trí.
- Sau thảo luận, các nhóm lên trình bày.
? Nếu không rèn luyện tốt sức khoẻ thì hậu quả sẽ như thế nào?
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Muốn cố sức khỏe tốt chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- Trả lời
- Lắng nghe
- Thảo luận
- Trả lời
- HS: Liên hệ.
2. Nội dung bài học.
a. Sức khoẻ là vốn quí nhất của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn về sinh cá nhân, ăn uống điều độ. Hằng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khoẻ ngày càng tốt hơn.
b. Sức khoẻ tốt giúp cho ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, sống lạc quan vui vẻ
Hoạt động 3.
Hướng dẫn HS giải quyết bài tập.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập a.
b. Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
c. Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người?
d. Em hãy tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người mạnh khoẻ?
- GV nhận xét và kết luận
- Làm bài
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
3. Bài tập:
(Bảng phụ)
c. Học tập uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không làm bài 
-> kết quả kém.
3. Củng cố:
 - Sức khỏe là gì ? nêu các biện pháp để rèn luyện sức khỏe?
 4. Dặn dò:
 - Học bài cũ, Đọc trước bài mới.
Lớp 6A Tiết (Theo TKB): ...... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6B Tiết (Theo TKB): .. Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6C Tiết (Theo TKB): ... Ngày giảng : .......................Sĩ số : ........ Vắng: .............
 TUẦN 2 - TIẾT 2
 BÀI 2.
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 1)
I
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Về kiến thức:
	- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Về kiến thức:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động.
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
- Qúy trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
 * Tích hợp kĩ năng sống:
 - Kĩ năng xác định giá trị (xác định siêng năng, kiên trì là 1 giá trị của con người)
 - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - - Những tấm gương về các danh nhân.
 - Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh nói về siêng năng kiên trì
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY:
1. Kiểm tra bài cũ:
 	? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
 ? Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao?
2. Dạy nội dung bài mới: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc.
- Gọi HS đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
? Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài.
- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc...
Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật
? Bác đã tự học như thế nào?
- Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ (trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học.
? Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?
- Bác không được học ở trường, lớp.
- Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
(- Câu hỏi gợi ý c không yêu cầu HS trả lời)
GV: Chốt lại:
Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
đọc bài
- HS: Trả lời
Suy nghĩ và trả lời
- HS: Trả lời
1. Truyện đọc: “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
+ Bác Hồ có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
+ Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- Thế nào là siêng năng?
- Thế nào là kiên trì?
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời
2. Nội dung bài học:
a, Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
b, Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. 
3. Củng cố:
 - Siêng năng, kiên trì là gì? lấy ví du?
 4. Dặn dò:
- Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
Lớp 6A Tiết (Theo TKB): ...... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6B Tiết (Theo TKB): .. Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6C Tiết (Theo TKB): ...... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: .............
 TUẦN 3 - TIẾT 3
 BÀI 2.
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 2)
I
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Về kiến thức:
	- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Về kiến thức:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động.
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
- Qúy trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
 * Tích hợp kĩ năng sống:
 - Kĩ năng xác định giá trị (xác định siêng năng, kiên trì là 1 giá trị của con người)
 - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - - Những tấm gương về các danh nhân.
 - Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh nói về siêng năng kiên trì
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY:
1. Kiểm tra bài cũ:
 	- Siêng năng là gì? lấy ví dụ 
2. Dạy nội dung bài mới: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
? Nêu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
? Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình? 
? Trong lớp của chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?
Trả lời
Nhà bác học Lê Quí Đôn; GS - bác sĩ Tôn Thất Tùng; Nhà nông học - Lương Đình Của; nhà văn Nga Gorki, Nhà bác học Niu tơn....)
Trả lời
2. Nội dung bài học:
c. Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn HS giải quyết bài tập.
Gọi HS đọc bài tập A (SGK)
Gọi HS lên bảng làm bài tập A
Hãy đánh dấu X vào ô trống những câu trả lời tương ứng thể hiện tính siêng năng kiên trì:
1. sáng nào lan cũng dậy sớm quét nhà. ¨
2. hà muốn học giỏi môn toán, nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. ¨
3. gặp bài tập khó là bắc không làm ¨ 
 4. đến phiên trực nhật lớp, Gọi HS toàn nhờ bạn làm hộ. ¨
 5. chưa làm xong bài tập, lân đã đi chơi ¨
Bài tập B.
Hãy kể một việc làm thể hiện tính siêng năng của e?
Bài tập C.
Kể một tấm gương kiên trì, vươt khó trong học tập mà em biết?
Bài tập D
Em hãy sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tính năng, kiên trì.
đọc bài
Nhận xét và bổ sung
Suy nghĩ và liên hệ
HS: Kể
Suy nghĩ và sưu tầm
3. bài tập:
Bài tập A
đáp án: 1,2
3. Củng cố:
- Em đã làm gì để thể hiện tính siêng năng kiên trì của mình?
4. Dặn dò:
- Học bài cũ và chuẩn bị bài: tiết kiệm. 
Lớp 6A Tiết (Theo TKB): ...... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6B Tiết (Theo TKB): .. Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. Lớp 6C Tiết (Theo TKB): ...... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: .............
TUẦN 4 - TIẾT 4
 BÀI 3.
 TIẾT KIỆM
I	
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là tiết kiệm.
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.
2. Về kiến thức:
- Biết nhận xét, đánh giá sử dụng sách vở đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.
- Biết đưa ra cách sử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc thời gian, công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc thời gian một cách hợp lí tiết kiệm.
3. Về thái độ:
- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
 * Tích hợp kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.
 * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
 - Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn cải thiện môi trường.
 - Các hình thức tiết kiệm bảo vệ môi trường: 
 + Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó phân hủy.
 + Trong sản xuất tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ thừa hỏng....
 + Khai thác hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
 - Cần thực hành tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc để bảo vệ môi trường.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Bác Hồ luôn sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất.
- Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của xã hội.
* Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật.
- Công dân có trách nhiệm Tiết kiệm của cải vật chất,tài nguyên..chống lãng phí.biết sử dụng tài sản gia đình nhà trường và xã hội. Có ý thức chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Những mẩu chuyện về tấm gương tiết kiệm; tư liệu về những vụ việc tiêu cực, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhân dân; tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết.
2. Dạy nội dung bài mới: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- Gọi HS đọc truyện “Thảo và Hà”
? Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
? Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? Suy nghĩ của Hà như thế nào?
? Qua câu chuyện trên em tự thấy đôi lúc mình giống Hà, hay Thảo?
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Em hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ thể hiện tính tiết kiệm?
- HS đọc.
- Dựa vào truyện để Trả lời
- HS: Trả lời.
- HS: Trả lời.
- HS giải thích, nhận xét.
- HS: Trả lời.
1. Truyện đọc: 
Thảo và Hà
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- Thế nào là tiết kiệm?
- Em hãy kể những việc làm hàng ngày thể hiện tính tiết kiệm?
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Chúng ta cần phải làm gì để tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn cải thiện môi trường.
- Ý nghĩa của tiết kiệm?
* Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật.
- Theo em công dân cần phải làm gì để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên..chống lãng phí. biết sử dụng tài sản gia đình nhà trường và xã hội?
- Tiết kiệm là làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội.
- HS: Liên hệ thực tế ở địa phương về tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
- HS: Trả lời.
- HS: Liên hệ.
2. Nội dung bài học.
a. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.
b. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. 
Hoạt động 3.
Hướng dẫn HS giải quyết bài tập.
- GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập a.
b.Tìm những hành vi trái ngược với tiết kiệm? Hậu quả của hành vi đó trong cuộc sống như thế nào?
- suy nghĩ và làm bài
3. Bài tập:
- treo bảng phụ
ý 1, 2, 4 thể hiện tiết kiệm
* Trái với tiết kiệm:
Hoang phí, xa hoa, lãng phí...
* Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà tiết kiệm.
3. Củng cố:
? Thế nào là tiết kiệm? lấy VD
4. Dặn dò:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài: Lễ độ.
Lớp 6A Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
 Lớp 6B Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
Lớp 6C Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
TUẦN 5 - TIẾT 5
 BÀI 4.
LỄ ĐỘ
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lễ độ. 
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư sử lễ độ với mọi người.
2. Về kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp ứng sử.
- Biết đưa ra cách ứng sử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh
3. Về thái độ:
- Đồng tình ủng hộ các hành vi cư sử lễ độ với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ
*) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: 
 - Kĩ năng giao tiếp ứng xử lễ độ với mọi người.
 - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.
 - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Chuyện kể, ca dao tục ngữ nói về các tấm gương lễ độ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi - sgk.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là tiết kiệm? Lấy vd về tiết kiệm?
2. Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung truyện đọc.
? Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của Thuỷ?
(- Câu hỏi gợi ý c không yêu cầu HS trả lời)
Dựa vào thông tin trong SGK trả lời
- Nhận xét
- HS liên hệ. 
1. Đọc truyện: Em Thuỷ
- Thuỷ giới thiệu khách với bà rồi: nhanh nhẹn kéo ghế mời khách, đi pha trà, mời bà mời khách uống trà, xin phép bà nói chuyện, giới thiệu bố mẹ, vui vẻ kể chuyện học, hoạt động Đội, các hoạt động của lớp, tiễn khách và hẹn gặp lại.
- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách; biết tôn trọng bà và khách; làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp. Thuỷ thể hiện là một HS ngoan, lễ độ.
Hoạt động 2.
Tìm hiểu Nội dung bài học
- Thế nào là lễ độ?
- Lễ độ có ý nghĩa gì ? 
- GV: Nhận xét kết luận.
- HS: Trả lời.
- HS: Trả lời.
- HS: Nghe nghi nhớ.
2. Nội dung bài học.
a. Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
b. Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng quý mến của mình với mọi người
c. Lễ độ Là biểu hiên người có văn hoá, đạo đức giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
Hoạt động 3.
Hướng dẫn HS giải quyết bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập a trong sách giáo khoa.
- Bài b, c HS về nhà làm
làm bài tập
3. Bài tập.
( Bảng phụ )
3. Củng cố - Luyện tập: 
- GV: yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lễ độ.
- Làm bài tập (SGK)
- Đọc trước bài: Tôn trọng kỉ luật.
Lớp 6A Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
 Lớp 6B Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
Lớp 6C Tiết (Theo TKB): ..... Ngày giảng : ........................Sĩ số : ........ Vắng: ............. 
TUẦN 6 – TIẾT 6
 BÀI 5.
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật
- Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
- Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể xã hội
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè 
- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của ddời sống cộng đồng
3. Về thái độ:
- Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
- Chúng ta cần học tập sự tôn kỉ luật của Bác Hồ.
*) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: 
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
- Kĩ năng phân tích so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.
*) Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội quy, quy định chung.
*) Tích hợp giáo dục pháp luật.
- Tôn trọng kỉ luật là hướng tới tôn trọng phapxs luật.
- Biết tôn trọng kỉ luật và tôn trọng pháp luật trong các biểu hiên cụ thể.
- Tôn trọng kỉ luật và có ý thức tôn trọng pháp luật.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu.
- Câu chuyện về tấm gương tôn trọng kỉ luật; tục ngữ, ca dao nói về sự tôn trọng kỉ luật.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 15’ 
ĐỀ BÀI
Câu 1. (6 điểm): 
Thế nào là tiết kiệm ? Ý nghĩa của tiết kiệm ? lấy vd về tiết kiệm ?
Câu 2. (4 điểm): 
- Thế nào là lễ độ ? lấy vd về lễ độ?a
ĐÁP ÁN
 Câu 1. (6 điểm):
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác. (2 điểm)
* ý nghĩa: Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. (2 điểm)
VD: (2 điểm) 
Câu 2. (4 điểm): 
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.(2 điểm)
- VD: (2 điểm)
2. Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS tìm hi

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD6.doc