Giáo án các môn lớp 5 năm 2016 - Tuần 21

doc 19 trang Người đăng tranhong Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2016 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án các môn lớp 5 năm 2016 - Tuần 21
TUẦN 21: Thứ 2 ngày 6 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: HĐTT: Chào cờ.
Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu
 Tính được diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học
Thước, phấn màu ,bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tính S của hình vuông ,HCN, hình tròn, hình tam giác?
- GV chữa bài nhận xét.
 B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Ví dụ
- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
-Thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất.
-GV mời một HS trình bày cách tính của mình
- Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Cách 1 :
- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.
Ta có :
Độ dài cạnh AC là :
20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là
20 x 80,1 = 1602 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :
25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
1602 + 2005 = 3607 (m2)
Đáp số : 3607m2
? Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV nhắc HS : Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất để bài ngắn gọn.
3. Luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích
- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài HS.
Bài 2
- Tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự bài 1.
 C. Củng cố ,dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- Nghe và xác định nhiệm vụ.
- HS quan sát.
-HS thảo luận theo cặp. 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp.
Cách 2
Chia mảnh đất hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM.
Ta có : 
Độ dài cạch PG là :
25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích của hình chữ nhật NPGH là
70 x 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích của hình vuông ABEQ và CDKM là :
20 x 20 x2 = 800 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
2807 + 800 = 3607 (m2)
Đáp số : 3607m2
- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.
- HS đọc đề bài và quan sát hình 
- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.
- HS nhận xét và đi đến thống nhất : Cách chia nào là đơn giản nhất.
- 1 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Chia thành 2 hình chữ nhật 
 Đáp số : 3620m2
 Đáp số: 1430 m2
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I.Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
-Trả lời được các câu hỏi SGK.
* * GDKNS: - Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
 - Tư duy sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh minh học SGK . Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
 B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên chia bài thành 4 đoạn
- GV sửa phát âm.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- Gv đọc mẫu diễn cảm. 
 b) Tìm hiểu bài
- Cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi dưới sự điều khiển của HS khá giỏi.
1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liẽu Thăng?
2. Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng?
3. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với hai đại thần nhà Minh.
4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
5. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
 c) Luyện đọc lại
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
? Các bạn đọc như vậy đã phù hợp với giọng của từng nhân vật chưa?
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc. GV đọc mẫu.
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai
- Tổ chức HS thi đọc 
- Nhận xét từng HS
C. Củng cố - Dặn dò: 
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về sứ thần Giang Văn Minh cho người thân nghe và chuẩn bị bài Tiếng rao đêm.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Đại diện 4 cặp đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận , trả lời câu hỏi. 1 HS điều khiển.
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
-. Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
- Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thưở trước máu còn loang.
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. sai người ám hại ông.
-Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt,dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật.
- HS luyện đọc.
- 3 HS luyện đọc theo phân vai.
- Theo nhóm
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
Chiều, thứ 2 ngày 6 tháng 2 năm 2017
Tiết 2: Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
(GIẢM TẢI)
I. Mục tiêu: 	 Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ . 
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh nói về ý thức bảo vệ các công trình công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về nội dung câu chuyện của giờ học hôm nay.
3. Bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi học sinh đọc phần gợi ý 1 để tìm đề tài cho câu chuyện của mình.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ lựa chọn và nêu tên câu chuyện mình kể.
Hướng dẫn học sinh nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Gọi học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
Tổ chúc cho 2 học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
4. Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
5. Dặn dò: 
Về nhà kể lại câu chuyện hoàn chỉnh vào vở.
- Nhận xét tiết học. 
Hát .
2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
2, 3 học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh các nhóm từ dàn ý của mỗi bạn sẽ kể câu chuyện cho nhóm mình nghe.
Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện, cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
Sau mỗi câu chuyện, học sinh cả lớp cùng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện, nêu câu hỏi cho người kể.
Lớp bình chọn.
Thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2017
Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo, trang 104)
I. Mục tiêu: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang,...
- Làm được các bài tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Giới thiệu cách tính .
- Hướng dẫn học sinh chia thành các hình nhỏ như sách giáo khoa – phần a.
- Học sinh đọc số liệu ở phần b .
- Giáo viên treo bảng số liệu – phần c.
- Học sinh quan sát hình, thảo luận tìm cách chia mảnh đất thành những hình đơn giản hơn để tính diện tích .
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn cách chia sau đó chia hình của mình .
Hình
Diện tích
Hình thang ABCD
935 m2
Hình tam giác ADE
742,5 m2
Hình ABCDE
1677,5 m2
- Học sinh thực hiện việc tính diện tích từng hình ra bảng con, chữa xong giáo viên ghi trên bảng .
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
- Giáo viên chữa bài cho học sinh :
Bài giải
- Thông qua ví dụ trên, giáo viên phân vấn để học sinh tự nêu quy trình tính như sau :
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc ( các phần nhỏ ) có thể tính được diện tích .
- Đo các khoảng cách trên thực địa hoặc thu thập số liệu cho thành bảng số liệu .
Tính diện tích của từng phần nhỏ ,từ đó suy ra diện tích hình đã cho .
- 1 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập . 
- Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) . Cả lớp thống nhất bài giải như sau :
- Nối A với Đến khi đó mảnh đất được chia thành 2 hình : hình thang ABCD và hình tam giác ADE . Kẻ các đoạn thẳng BM và NE vuông góc với AD.
Ta có : BC = 30m ; AD = 5m 
 BM = 22m ; EN = 27m
Diện tích hình thang ABCD là :
 ( 5 + 30 ) 2 : 2 = 935 (m2)
Diện tích tam giác ADE là :
 55 27 : 2 = 742,5 (m2)
Diện tích ABCDE là :
 953 + 724,5 = 1677,5 (m2)
Vậy diện tích của mảnh đất là 1677,5 m2
2. Thực hành .
 Bài 1/105 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài .
- 1 học sinh đọc đề bài trước lớp .
- 1 học sinh nêu ý kiến, học sinh cả lớp 
- Học sinh làm bài vào vở , một học sinh làm bài trên bảng lớp để tiện sửa chữa .
Học sinh có thể trình bày bài giải như sau : Bài giải 
Độ dài cạnh GB là :
 28 + 63 = 91 (m).
Diện tích hình tam giác BGC là :
 91 30 : 2 = 1356( m2) .
Diện tích hình tamgiác AEB là :
 84 28 : 2 = 1176 ( m2) 
Diện tích hình chữ nhật AEGD là :
 84 63 = 5292 ( m2).
 Diện tích mảnh đất là :
 5292 + 1176 + 1365 = 7833 ( m2 ) .
 Đáp số : 7833 m2 .
 Bài 2/106(BTMR) : Hướng dẫn tương tự bài 1 .
 Bài giải 
Diện tích của tam giác ABM là :
 24,5 20,8 : 2 = 254,8 (m2)
Diện tích của hình thang BMNC là :
 37,4 ( 20,8 + 38 ) : 2 = 1099,56 (m2) 
Diện tích của tam giác CND là :
 38 25,3 : 2 = 480,7 (m2)
Diện tích của hình ABCD là :
 254,8 + 1099,56 + 480,7 = 1835,06 (m2) 
 Vậy diện tích của mảnh đất là 1835,06 m2
III. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi các kiến thức vừa học
Tiết 4: GDKNS: 
Chiều, thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I.Mục tiêu: 
- Làm được BT1,2.
- Viết được đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân, dựa vào câu nói của Bác Hồ.BT3,
II.Đồ Dùng dạy học
Bài tập 2 viết sắn vào bảg phụ. Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu mỗi HS đặt một câu ghép phân tích các vế câu và cách nối các vế câu.
- Nhận xét từng HS.
 B. Dạy học bài mới : 
1. Giới thiệu bài
? Em hãy nêu nghĩa của từ công dân ? 
- Giới thiệu : Các em đã hiểu từ công dân, 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc các cụm từ đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS dùng mũi tên nối các ô với nhau cho phù hợp.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đặt câu với cụm từ đặt ở cột B.
- Nhận xét khen ngợi HS đặt câu hay câu đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm dán lên bảng lớp, đọc đoạn văn.
- Nhận xét cho HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình, 
- Nhận xét HS viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài .Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa học, viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
- Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Chữa bài : Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh dự công dân, công dân gương mẫu, công dân danh dự.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai.
- Chữa bài
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Tiết 3: Tự học: Ôn luyện
Thứ 4 ngày 8 tháng 2 năm 2017
Tiết 2: Tập đọc: TIẾNG RAO ĐÊM
I .Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. ở SGK.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ trang 31 SGK. 
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Trí dũng song toàn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên chia bài thành 4 đoạn
- GV sửa phát âm.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- Gv đọc mẫu diễn cảm.
 b) Tìm hiểu bài
- Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
1. Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
2. Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào? Tại sao?
3. Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
4. Đám cháy được miêu tả như thế nào?
5. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
6. Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
7. Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả có gì đặc biệt?
8. Câu chuyện trên em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? 
c) Luyện đọc lại
- GV nêu giọng đọc toàn bài và yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc.GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
 C. Củng cố - Dặn dò: 
? Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Quan sát 
- Lắng nghe.
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Đại diện 4 cặp đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
- Nghe tiếng rao tác giả thấy buồn não ruột vì nó đều đều, khàn khàn, kéo dài trong đêm.
- Vào lúc nửa đêm.
- Ngôi nhò bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
- Người dũng cảm cứu em bé là anh thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. Khi gặp đám cháy, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.
- Chi tiết: người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh ta có một cái chân gỗ. 
- Tác giả đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là tiếng rao quen thuộc của người bán bánh giò 
- Phát biểu theo ý hiểu.
- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp và nêu giọng đọc của từng đoạn.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Vài HS đọc.
+ HS đọc theo cặp
+ 3 đến 5 HS thi đọc trước lớp.
- HS trả lời 
* Câu chuyện ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
Tiết 3: Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu: 
Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý SGK ( hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng nhóm, bút dạ
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 
? Việc lập Chương trình hđ có tác dụng gì?
? Em hãy nêu cấu tạo của một chương trình hoạt động?
- Nhận xét câu trả lời của HS
 B. Hướng dẫn làm bài tập
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
? Buổi sinh hoạt tập thể đó là gì?
? Mục đích của hoạt động đó là gì?
? Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó, có những việc gì cần phải làm?
? Để phân công cụ thể từng công việc đó, em làm thế nào?
? Để có kế hoạch cụ thể cho tiến hành buổi sinh hoạt, em hình dung công việc đó như thế nào?
b) Lập Chương trình hoạt động
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD ghi ý chính. Viết Chương trình hoạt động theo đúng trình tự.
1) Mục đích.
2) Công việc - phân công.
3) Tiến trình
- Ghi tiêu chí đánh giá Chương trình hoạt động lên bảng:
+ Trình bày đủ 3 phần của Chương trình hoạt động: 2 điểm
+ Mục đích rõ ràng: 2 điểm
+ Nêu công việc đầy đủ: 1 điểm
+ Chương trình cụ thể hợp lí: 2 điểm
+ Trình bày sạch, đẹp: 2 điểm.
- Gọi 2 HS làm vào bảng nhóm treo lên bảng. GV cùng HS nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí đã đề ra.
- Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để chấm điểm.
- Gọi HS khác đọc lại CTHĐ của mình.
- Nhận xét HS viết đạt yêu cầu.
 C. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về hoàn thiện CTHĐ và chuẩn bị bài sau.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Hội trại chúng em tiến bước theo Đoàn/ Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.
+ Vui chơi, cắm trại cùng thi đua tiến bước theo Đoàn/ hiểu thêm về vùg bị thiên tai và có hành động ủng hộ thiết thực.
+ Chuẩn bị đồ dùng, phân công công việc, trang trí....
+ Em nêu rõ từng việc cần làm và giao cho từng thành viên trong lớp.
+ Việc nào cầ làm trước, viết trước, việc nào sau, viết sau.
- 2 HS làm bài tập vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi bài cho nhau, chấm điểm theo các tiêu chí đã nêu.
- 2 HS đọc bài của mình
Tiết 4: GDNGLL:
Chiều, thứ 4 ngày 8 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: Luyện từ và câu: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I.Mục tiêu: - Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân – kết quả (ND ghi nhớ ).
 - Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III) ; thay đổi vị trí của các vế câu ghép mới (BT2) ; chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3) ;biết thêm vế câu tạo thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_L5_T21_GIAP.doc