Giáo án Bài 40: Hóa vị gen

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài 40: Hóa vị gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài 40: Hóa vị gen
 BÀI 40: Hóa vị gen
Câu 1: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con cái F1 lai với con đực thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A. 1 xám, dài : 1 đen, cụt : 1 xám, cụt : 1 đen, dài.
B. 0,31 xám, dài : 0,31 đen, cụt : 0,19 xám, cụt : 0,19 đen, dài.
C. 0,415 xám, dài : 0,415 đen, cụt : 0,085 xám, cụt : 0,085 đen, dài.
D. 0,21 xám, dài : 0,21 đen, cụt : 0,29 xám, cụt : 0,29 đen, dài.
Đáp án: C
Câu 2: Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1toàn thân xám, cánh dài. Cho con cái F1 lai với con đực thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: 0,415 xám, dài : 0,415 đen, cụt : 0,085 xám, cụt : 0,085 đen dài. Để giải thích kết quả phép lai, Moocgan cho rằng:
A. có sự hoán vị giữa 2 gen không tương ứng.
B. có sự phân li độc lập của hai cặp gen trong giảm phân.
C. có sự phân li không đồng đều của hai cặp gen trong giảm phân.
D. có sự hoán vị giữa 2 gen tương ứng.
Đáp án: D
Câu 3: Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là
A. sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đưa đến sự hoán vị các alen.
B. sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đưa đến sự hoán vị các gen alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen không alen.
C. sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng trên 2 crômatit của cùng một nhiễm sắc thể.
D. sự trao đổi chéo những đoạn không tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Đáp án: B
Câu 4: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng
A. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.
B. tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
C. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.
D. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.
Đáp án: B (Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị).
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%.
B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn.
C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.
D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST.
Đáp án: B ( càng gần tâm động liên kết gen càng lớn, hoán vị gen càng giảm)
Câu 6: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?
A. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.
B. Các gen có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu.
C. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng.
D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.
Đáp án: A ( Các gen có xu hướng liên kết với nhau hơn)
Câu 7: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu là
A. lai thuận, nghịch. B. lai ngược. C. lai phân tích. D. phân tích giống lai.
Đáp án: C ( phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu là lai phân tích).
Câu 8: Trong lai phân tích, cá thể dị hợp về 2 cặp gen, tần số hoán vị gen được tính dựa vào
A. tổng tần số hai loại kiểu hình tạo bởi các giao tử không có hoán vị gen.
B. tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử có hoán vị gen và một kiểu hình tạo ra bởi giao tử không có hoán vị gen.
C. tổng tần số hai loại kiểu hình tạo bởi các giao tử có hoán vị gen.
D. tổng tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn.
Đáp án: C (Trong lai phân tích, cá thể dị hợp về 2 cặp gen, tần số hoán vị gen được tính dựa vào tổng tần số hai loại kiểu hình tạo bởi các giao tử có hoán vị gen).
Câu 9: Điều nào dưới đây không đúng đối với việc xác định tần số hoán vị gen?
A. Để xác định sự tương tác giữa các gen. 
B. Để xác định trình tự các gen trên cùng NST.
C. Để lập bản đồ di truyền NST.	
D. Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng NST.
Đáp án: A (Điều nào dưới đây không đúng đối với việc xác định tần số hoán vị gen để xác định sự tương tác giữa các gen).
Câu 10: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 49%, AC = 36%, BC = 13%, bản đồ gen như thế nào?
A. ACB. B. BAC. C. CAB. D. ABC.
Đáp án: A (vì AC + CB = AB, vậy C nằm giữa A và B)
Câu 11: Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giống phân li độc lập trong trường hợp nào?
A. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau 25 cM.
B. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau 40 cM.
C. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau >= 50 cM và tái tổ hợp gen một bên.
D. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau >=50 cM và tái tổ hợp gen cả hai bên.
Đáp án: D 
Câu 12: Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?
A. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
B. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.
D. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.
Đáp án: D 
Câu 13: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Phân li độc lập. 	B. Hoán vị gen. 
C. Liên kết gen. 	D. Tương tác gen.
Đáp án: C
Câu 14: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết.
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững các tính trạng.
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị.
D. Để xác định được số nhóm gen liên kết của loài.
Đáp án: C
Câu 15: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.
C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. 	D. Làm giảm kiểu hình trong quần thể.
Đáp án: B (hoán vị gen có ý nghĩa trong thực tiễn tổ hợp các gen có lợi về cùng NST)
Câu 16: Việc lập bản đồ gen (bản đồ di truyền) dựa trên kết quả nào sau đây?
A. Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của các gen liên kết.
B. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST.
C. Tần số phân li độc lập của các gen để suy ra khoảng cách của các gen trên NST.
D. Sự phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
Đáp án: B 
Câu 17: Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Tránh khỏi việc mày mò trong việc chọn cặp lai.
B. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết.
C. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài.
D. Có được hoạch định chọn lọc các tính trạng có lợi.
Đáp án: A 
Câu 18: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?
A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
C. Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.
D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
Đáp án: C
Câu 19: Một tế bào có kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
A. 2. 	B. 4. C. 8. D. 16 
Đáp án: B ( 4 loại) 
Câu 20: Một tế bào có kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại tinh trùng?
A. 4. 	B. 32. C. 8. D. 16
Đáp án: C ( 8 loại, vì AB/ab có trao đổi chéo cho 4 loại, Dd cho 2 loại)
Câu 21: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị dưới 50%. Sự di truyền của các tính trạng nêu trên bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Phân li độc lập. 	B. Liên kết hoàn toàn.
C. Hoán vị gen ở một bên. 	D. Hoán vị gen ở cả hai bên.
Lời giải: 
Thấp – bầu = 1250/20000 = 6,25% = 1/16 (tỉ lệ của phân li độc).
Đáp án: A
Câu 22: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị dưới 50%. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu hình như thế nào?
A. 0,4 cây cao, hạt dài : 0,1 cây cao, hạt bầu : 0,1 cây thấp, hạt dài : 0,4 cây thấp, hạt bầu.
B. 0,25 cây cao, hạt dài : 0,25 cây cao, hạt bầu : 0,25 cây thấp, hạt dài : 0,25 cây thấp, hạt bầu.
C. 0,3 cây cao, hạt dài : 0,2 cây cao, hạt bầu : 0,3 cây thấp, hạt dài : 0,2 cây thấp, hạt bầu.
D. 0,35 cây cao, hạt dài : 0,15 cây cao, hạt bầu : 0,35 cây thấp, hạt dài : 0,15 cây thấp, hạt bầu.
Bài giải:
Thấp - bầu = 1/16 ( kiểu gen đồng hợp lặn aabb)
A: cao a thấp
B: dài b : bầu
Pt/c: AAbb ( cao – bầu) x aaBB ( thấp - dài) 
F1: AaBb ( cao – dài)
F1 lai phân tích 
AaBb x aabb
1 AaBb
1aaBb
1 Aabb
1 aabb
Đáp án: B
Câu 23: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị dưới 50%. Tỉ lệ cây thân cao, hạt dài ở F2 là bao nhiêu?
A. 0,0625. 	B. 0,1875. C. 0,375. D. 0,5625.
Lời giải: 
F1 tự thụ
AaBb x AaBb 
9 A-B-
3A-bb
3aaB-
1aabb
Cao-dài ( A-B-) chiếm 9/16 = 0,5625
Đáp án: D
Câu 24: Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Đem lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?
A. 1 : 1 : 1 : 1. 	B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 9 : 6 : 1.
Đáp án: B
Câu 25: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là
A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. 
Đáp án: B

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_hoan_vi_gen.docx