Giải pháp giúp học sinh đạt điểm 5 trong kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017 - 2018 ở trường THCS Nhơn Bình

doc 8 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 681Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp giúp học sinh đạt điểm 5 trong kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017 - 2018 ở trường THCS Nhơn Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp giúp học sinh đạt điểm 5 trong kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017 - 2018 ở trường THCS Nhơn Bình
I. Lí do viết chuyên đề 
 Dạy học sinh khá,giỏi để đạt điểm 5 trong các kỳ thi học kì hay thi tuyển sinh được xem là một công việc tương đối dễ đối với hầu hết các giáo viên dạy môn toán ở bậc THCS. 
 Giáo viên bộ môn Toán của Trường THCS Nhơn Bình nhiều năm qua cũng đã dày công tìm tỏi nhiều giải pháp giảng dạy cho học sinh lớp 9 dự thi tuyển sinh lớp 10 đạt điểm từ trung bình trở lên sao cho chất lượng của nhà trường về môn toán đạt từ mặt bằng chung của tỉnh,huyện.
 Tuy nhiên những năm gần đây chất lượng môn Toán thi tuyển sinh lớp 10 của nhà trường lại không ổn định - có năm cao có năm lại thấp,làm ảnh hưởng đến mặt bằng chung của tỉnh,huyện . Về vấn đề nầy đầu năm học 2016-2017 BGH và tổ Toán của trường cũng đã chức họp rút kinh nghiệm để phân tích nguyên nhân vì sao học sinh lớp 9 dự thi tuyển sinh lớp 10 đối với môn Toán lại thấp như thế . Qua đó nhà trường cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế học sinh thi tuyển sinh có điểm dưới trung bình . 
 Thực hiện sự chỉ đạo của tổ bộ môn Toán của Phòng GD&ĐT Trà Ôn và sự chỉ đạo của BGH nhà trường ,tổ bộ môn Toán của trường xây dựng chuyên đề : " Giải pháp giúp học sinh đạt điểm 5 trong kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017-2018 ở trường THCS Nhơn Bình " 
II. Đặc điểm tình hình của trường trong năm học : 2016-2017 
1. Tình hình chung : 
 Năm học : 2016-2017 Trường THCS Nhơn Bình có 141 học sinh,riêng khối 9 có 37 học sinh được chia thành 02 lớp .
- Lớp 91 có 19 học sinh (11 nữ ) do Thầy Nguyễn Thành Lập làm GVCN và phụ trách dạy môn Toán .Sau kiểm tra chất lượng đầu năm lớp có 07 học sinh yếu kém 
- Lớp 92 có 18 học sinh ( 10 nữ) do Cô Lê Thị Diệu Huê làm GVCN và phụ trách môn Toán.Sau kiểm tra chất lượng đầu năm lớp có 08 học sinh yếu kém 
a.Thuận lợi : 
- BGH nhà trường và tổ bộ môn Toán rất quan tâm đến công tác ôn thi tuyển sinh. 
- Giáo viên giảng dạy môn Toán rất nhiệt tình,rất tâm huyết với học sinh và luôn xem chất lượng giảng dạy là thước đo năng lực của bản thân . 
- Vừa là GVBM vừa là GVCN nên có nhiều thời gian để gặp gỡ học sinh. 
- Học sinh trong độ tuổi quy định .
- 100% học sinh có địa bàn cư trú ở xã Nhơn Bình,có xe đạp đến trường và đáp ứng được 3 đủ ( Ăn -Mặc - Sách vở)
b. Khó khăn :
- Về cơ sở vật chất toàn trường chỉ còn dư một phòng để dạy nâng kém ( Văn - Toán - Anh văn ) 
- Nhiều học sinh mất kiến thức cơ bản,lại không chuyên cần trong học tập . 
- Một bộ phận phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn phải đi làm ăn xa 
- Một số học sinh học được nhưng vào lớp lại mất tập trung không chuyên tâm vào bài học.
- Một số học sinh lại có hiện tượng mau quên kiến thức đã học .
2. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh năm học 2017-2018
a. Đối với BGH và tổ chuyên môn 
- Họp tổ bộ môn để phân công giáo viên giảng dạy môn Toán 9 
- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm để phân loại học sinh 
- Họp phụ huynh học sinh ngay sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm và xin ý kiến phụ huynh cho phép nhà trường tổ chức dạy phụ đạo trái buổi đối với 03 môn Văn - Toán - Anh văn .Với mục đich là bổ trợ kiến thức cơ bản cho các em .
- Đến kết thúc HKII tiếp tục tổ chức ôn tuyển sinh 4 tuần trong tháng 5 với thời lượng 8 tiết / 1 tuần .
- BGH và tổ bộ môn luôn theo dõi,kiểm tra việc dạy phụ đạo cũng như việc ôn thi của giáo viên. 
b. Đối với GVBM 
- Ngay từ đầu năm nhận lớp GVBM đã tiến hành phân loại học sinh theo năng lực từ lớp 8 lên và căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm.Từ đó sắp chổ ngồi cho học sinh theo nguyên tắc học sinh giỏi kèm học sinh yếu kém, học sinh khá kèm học sinh trung bình.( Có sự phân công cụ thể đối với từng em ) 
- Tiến hành dạy phụ đạo theo phân công ( dạy vào buổi chiều - 03 tiết / 1 tuần ) và 04 tuần sau khi kết thúc HKII. 
- Tổ chức kiểm tra học sinh sau khi kết thúc mỗi chủ đề.
 III. Những giải pháp giúp học sinh đạt điểm 5 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017-2018 ở Trường THCS Nhơn Bình mà tổ bộ môn Toán đã thống nhất 
1. Đánh giá sơ nét kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học : 2016-2017 
 Năm học 2015-2016 học sinh khối 9 của có 38 học sinh do Cô Trần Thị Phong Lan giảng dạy và chủ nhiệm lớp 91 
a. Kết quả 
 Tỉ lệ học sinh có điểm thi tuyển sinh từ trung bình trở lên là 33,3 % .
b. Nguyên nhân :
 Trong cuộc họp đánh giá kết quả thi tuyển sinh hồi đầu năm học BGH nhà trường,tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên giảng dạy đã thống nhất gồm 5 nguyên nhân sau đây :
(1) Giáo viên mới năm đầu tiên giảng dạy môn Toán lớp 9 nên chưa có nhiều kinh nghiệm (do giáo viên năm trước nghỉ hậu sản- Cô Huê ).
(2) Là giáo viên duy nhất giảng dạy môn toán 9 nên không có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với giáo viên cùng khối .
(3) Một số học sinh có tâm lí ỷ lại là thi vào Trường THPT Tam Bình thì không cần có điểm 5 vẫn đậu .
(4) Một số học sinh chỉ ham chơi không chuyên tâm cho việc học .
(5) Một bộ phận phụ huynh thiếu sự hợp tác với GVCN trong viêc giáo dục con em mình 
2. Những giải pháp giúp học sinh đạt điểm 5.
a. Công tác tổ chức :
- Ngay sau khi nhận lớp giáo viên tiến hành sàng lọc học sinh dựa theo hai cơ sở : 
+ Thứ nhất là theo thông tin chi tiết từ GVBM toán 8 
+ Thứ hai là căn cứ vào sự hợp tác của học sinh với giáo viên trong quá trình xây dựng bài theo từng tiết học trước thời điểm kiểm tra chất lượng đầu năm 
- Sau kiểm tra chất lượng đầu năm GVBM tiến hành phân loại học sinh lần 2 . lần phân loại nầy chúng tôi đặc biệt chú ý đến học sinh yếu kém .
- Lập danh sách những học sinh yếu kém nộp cho BGH nhà trường. 
- BGH nhà trường lập kế hoạch dạy phụ đạo học sinh bắt đầu từ tuần lễ thứ 7 của năm học .
- GVBM tiến hành dạy phụ đạo theo thời khóa biểu mà BGH đã sắp xếp .Cụ thể như sau :
Lớp
GVBM 
Thứ trong tuần
Thời gian
Ghi chú
91
Thầy Lập 
Thứ tư
13 h 30' đến 16 h 
Sau 02 tiết nghỉ giải lao 15 phút 
92
Cô Huê 
Thứ hai
13 h 30' đến 16 h 
- Riêng học sinh đặc biệt yếu kém giáo viên tận dụng tiết GDNGLL của tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng không thực hiện để tiếp tục dạy những kiến thức cơ bản ở lớp dưới mà các em đã bị hỏng . Nếu thấy chưa tiến bộ thì tiếp tục tranh thủ một buổi chiều nào mà các em không học phụ đạo Văn hay Anh văn tiếp tục dạy cho các em .
- Phân công học sinh giỏi kèm học sinh yếu kém ngay trong giờ học chính khóa cũng như trong giờ học phụ đạo hay trong ôn thi tuyển cũng phải duy trì và không được lơ là.Và phải có sự theo dõi sự tiến bộ của các em theo từng chuyên đề để có kế hoạch bồi dưỡng tiếp 
- Cuối mỗi chuyên đề giảng dạy giáo viên ra đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực của từng em . Qua đó có lời khen dành cho những học sinh làm bài tốt và động viên những học sinh làm bài chưa tốt cần cố gắng nhiều hơn nữa .
- Tổ chuyên môn đề xuất với BGH nhà trường điều động GVBM Toán dạy lớp 6,7,8 hỗ trợ kèm cặp học sinh học sinh yếu kém với hình thức " nhận con nuôi " 
b. Soạn giảng : 
- Về nội dung giảng dạy chúng tôi bám sát các chủ đề ôn thi tuyển sinh theo sự chỉ đạo thống nhất của Sở GD&ĐT Vĩnh Long 
Cụ thể như sau :
Chương
Đại số
Hình học
I
Căn bậc hai - Căn bậc ba 
(4 tiết )
- Dạng 1: Rút gọn 
- Dạng 2: Giải phương trình 
Dạng 3: Rút gọn và tính giá trị của biểu thức ,chứng minh đẳng thức 
Hệ thức lượng trong tam giác vuông ( 3 tiết)
- Dạng 1: Tính độ dài đoạn thẳng ,góc trong một tam giác vuông 
- Dạng 2: So sánh các tỉ số lượng giác
- Dạng 3: Chứng minh đẳng thức hình học 
II
Hàm số bậc nhất
( 3 tiết )
- Dạng 1: Vẽ đồ thị của hàm số 
- Dạng 2: Tìm công thức của hàm số 
- Dạng 3 : Xét sự tương giao của hai đường thẳng 
- Dạng 4: Tìm m để hai đường thẳng song song ,cắt nhau ,trùng nhau 
Đường tròn ( 4 tiết )
- Dạng 1: Chứng minh hai đường thẳng song song ,vuông góc 
- Dạng 2: Chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn 
- Dạng 3: Chứng minh các hệ thức 
- Dạng 4: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng ,đường thẳng đồng quy 
- Dạng 5: Vị trí tương đối của hai đường tròn 
- Dạng 6: Tính toán có sử dụng hệ thức lượng : Quy về tính góc ,cạnh ,đường cao hoặc hình chiếu trong tam giác vuông 
III
Hệ pt bậc nhất hai ẩn
( 3 tiết )
- Dạng 1: Giải hệ phương trình 
- Dạng 2 : Tìm tham số m 
- Dạng 3: Viết phương trình đường thẳng 
- Dạng 4: Giải bài toán bằng cách lập hệ pt 
Góc với đường tròn( 3 tiết )
- Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp 
- Dạng 2: Chứng minh quan hệ bằng nhau ( đoạn thẳng ,góc ,hệ thức ...)
- Dạng 3: Chứng minh quan hệ song song ,vuông góc 
- Dạng 4: Tính toán ,tìm diện tích các hình ghép ...
IV
Hàm số y = ax2.
PT bậc hai một ẩn
( 4 tiết )
-Dạng 1: Vẽ đồ thị 
-Dạng 2: Giải phương trình bậc hai 
-Dạng 3: Giải phương trình quy về phương trình bậc hai 
Phương trình bậc hai chứa tham số
( 4 tiết )
- Dạng 1: Tìm m để pt có hai nghiệm phân biệt 
- Dạng 2: Tìm m để pt có một nghiệm x = k cho trước 
- Dạng 3 : Chứng minh pt có hai nghiệm phân biệt 
- Dạng 4 : Tìm m để pt có hai nghiệm trái dấu 
- Dạng 5: Tìm m để pt có hai nghiệm cùng dấu 
- Dạng 6: Tìm m để pt thỏa mãn hệ thức T cho trước 
- Dạng 7 : Chứng minh biểu thức T không phụ thuộc m 
Hình -trụ - Hình nón - Hình cầu 
( 2 tiết ) 
Chủ yếu là các bài tập dạng tính toán ,tìm diện tích xung quanh , diện tích toàn phần ,thể tích cùa các vật dụng ... có dạng hình trụ ,hình nón ,hình cầu 
◙ Thi thử ( 2 tiết ) 
 ( Phụ chú : Chỉ số tiết ở mỗi chủ đề là do tổ bộ môn đã thống nhất ) 
 Ngoài ra chúng còn tham khảo nhiều tài liệu khác có liên quan đến các chủ đề ôn thi tuyển và nghiên cứu kỹ cấu trúc đề thi tuyển sinh của Sở qua các năm. 
- Nội dung biên soạn một tiết dạy ôn thi tuyển sinh phải có tính vừa sức chung ,nghĩa là cùng một dạng bài tập nhưng phải chia thành ít nhất 03 bài theo mức độ năng lực của học sinh theo nguyên tắc kế thừa kiến thức 
+ Bài 1: Dành cho học sinh yếu kém 
+ Bài 2: Dành cho học sinh trung bình 
+ Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi 
c. Phương pháp giảng dạy : 
- Tuân thủ theo nguyên tắc 4 bước của Pô-ly-a :
 Bước 1: Tìm hiểu đề
 Bước 2: Lập kế hoạch giải 
 Bước 3: Tiến hành giải theo kế hoạch 
 Bước 4: Kiểm tra kết quả và đánh giá lời giải 
- Về các bước hình thành thuật toán cho từng dạng bài tập chúng tôi thường triển khai theo các bước sau:
 + Bước 1: Giáo viên cùng học sinh phân tích đề bài rồi cùng học sinh giải ,sau đó giáo viên đổi số để học sinh thực hiện tương tự 
 + Bước 2: Giáo viên nêu trình tự thực hiện, học sinh thực hiện theo trình tự của giáo viên đưa ra. 
 + Bước 3: Học sinh nêu trình tự giải - học sinh phản biện rồi tiến hành giải .ở bước này giáo viên đóng vai trò là trọng tài .
d. Những cách giúp học sinh nhớ lâu kiến thức 
- Kết thúc mỗi dạng bài tập chúng tôi thường ra nhiều bài tập cùng dạng cho học sinh về nhà tự giải theo các bài tập mẫu ở lớp .Giáo viên sẽ kiểm tra,chữa sai cho học sinh .
- Đối với học sinh yếu kém thì chủ yếu sử dụng nguyên tắc " Cầm tay chỉ việc" và nguyên tắc " Chậm mà chắc " sao cho các em thuần thạo những dạng bài tập ăn chắc đảm bảo đủ 5 điểm .Cụ thể :
+Tính,rút gọn được biểu thức dạng cơ bản 
+ Phương trình bậc hai một ẩn 
+ Phương trình trùng phương 
+ Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn 
+ Vẽ đồ thị hàm số dạng y= ax +b ( a khác 0) hoặc y = ax2 ( a khác 0)
+ Vẽ hình đúng và chứng minh được tứ giác nội tiếp 
+ Giải được tam giác vuông 
+ Tính được diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần ,thể tích của các hình không gian ( Hình trụ,Hình nón,Hình cầu )
- Tổ chức cho học sinh yếu kém thi đua giải bài tập đã thực hiện còn học sinh giỏi làm giám khảo .còn học sinh khá làm khán giả ,nếu câu hỏi nào mà học sinh kém không tái hiện lại được thì mới học sinh khá giải quyết.
- Lập phiếu giao việc cho từng học sinh để kiểm tra lại năng lực tiếp thu về các chủ đề đã học . 
e. Thái độ của giáo viên khi lên lớp 
- Về phía giáo viên cần vui vẻ ,chan hòa có đủ bản lĩnh để điều khiển lớp . Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong quá trình dạy môn Toán ,vì có như vậy các em học sinh sẽ không bị trạng thái căng thẳng mỗi khi đến tiết toán từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn hơn. 
- Trong tiết dạy chúng tôi thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh yếu kém ,nếu thấy các em nầy có tiến bộ thì động viên khích lệ các em.Từ đó các em sẽ thấy phấn chấn hơn,tự tin hơn .
- Thường xuyên trao đổi với học sinh về những chuyên đề đã ôn ,qua đó chúng ta sẽ nắm bắt được những khó khăn mà các em còn vướng mắc .Tứ đó chúng ta sẽ có kế hoạch giúp các em khắc phục .
3. Công tác phối kết hợp giữa GVCN và phụ huynh học sinh 
 Chúng tôi có lợi thế một lợi thế rất quan trọng : Vừa là GVBM vừa là GVCN nên việc thông tin đến phụ huynh những học sinh thiếu chuyên cần trong học tập sẽ rất nhanh chóng và có hiệu quả .
4.Sự hỗ trợ của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh 
 - GVBM phối hợp với TPT Đội tổ chức cho các em thi 'Hái hoa dân chủ' trước khi thi học kì và trong thời gian ôn thi 
5. Phối hợp với GVBM Toán dạy lớp 6,7,8 :
 Đầu học kì II Tổ chuyên môn sẽ rà soát lại những học sinh có nguy cơ thi tuyển dưới điểm 5 rồi phân công giáo viên kèm cặp dưới hình thức " con nuôi" 
V. Bài học kinh nghiệm : 
 1. Trong việc dạy học toán ta nên có nhận định :" Không phải mọi học sinh đều có khả năng nắm được các tri thức trong chương trình phổ thông mà còn không ít học sinh sau khi học xong một tiết toán không biết gì hết - đó là những học sinh đặc biệt yếu kém . 
 2. Nguyên nhân yếu kém chủ yếu là do học sinh chưa có điều kiện học tập tốt ,do các em chưa cố gắng học tập và cũng một phần do giáo viên chúng ta truyền thụ kiến thức không phù hợp với "khẩu vị " của các em ,chứ không phải do việc học môn toán (bậc THCS ) đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc biệt hay năng khiếu nổi bật nào .Người giáo viên có trách nhiệm và có thể làm cho mọi học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu mà chương trình và sách giáo khoa quy định ,muốn vậy :
 3. Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xuyên theo dõi ,điều tra ,kiểm tra ,phân loại học sinh trong lớp theo từng đối tượng ( Giỏi ,khá ,trung bình , yếu ,kém ) yêu cầu khác nhau ,phương pháp khác nhau đối với từng loại ( mức độ khó dễ của các câu hỏi thích hợp với từng loại trong đàm thoại ,mức độ yêu cầu đối với phương pháp tập dượt ,nghiên cứu số lượng và yêu cầu bài tập ở nhà cho phù hợp từng loại .
 Chú ý : Đối với học sinh đặc biệt yếu kém chúng ta cần làm tốt những việc sau :
- Tìm ra nguyên nhân học kém toán của các em ( gia đình khó khăn ,thiếu điều kiện học ,có vướng mắc về tư tưởng không an tâm học , quá ham thích các hoạt động khác hay không có năng lực ,...)
- Từ đó giáo viên xây dựng lòng tin cho các em . Tự tin vào khả năng học toán của mình tiến tới có kiến thức có hứng thú học tập .Giáo viên thường xuyên theo dõi kiểm tra bằng nhiều hình thức để kịp thời giúp đỡ các em khắc phục những khiếm khuyết về kiến thức 
- Đi sâu tìm hiểu nắm vững được những đặc điểm về mặt tư duy ,về phương pháp suy nghĩ của học sinh yếu toán 
 Biện pháp cơ bản để bồi dưỡng học sinh kém toán là giúp các em phương pháp suy nghĩ ,phương pháp học tập tạo điều kiện để các em học tập với tốc độ thích hợp ,với những bài tập và câu hỏi vừa trình độ để nâng dần các em lên .Thường xuyên ôn tập củng cố kiến thức đã học cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức mới giúp các em vươn lên bằng sức mình . Không cho học sinh yếu kém thường xuyên làm bài tập ngoài những bài tập mà các em phải làm cùng cả lớp .Hợp lí hơn là chỉ cho học sinh kém những câu hỏi hướng dần hoặc những bài toán phụ nhằm giúp các em làm được những bài toán tương đối khó ra chung cho cả lớp .
 Giáo viên phải thông cả chương trình toàn cấp ở bộ môn mình dạy và phải thuộc nội dung bài giảng khi lên lớp 
 Tóm lại : 
- Khi lên lớp phải có giáo án ,trong giáo án có 3 nhóm câu hỏi dành cho học sinh kém ,học sinh trung bình ,học sinh khá giỏi 
 Trong phần củng cố giáo viên nên đưa ra dấu hiệu nhận biết cho từng bài ,từng loại kiến thức 
- Đối với học sinh kém toán :
+ Giáo viên nắm được lổ hỏng kiến thức của từng học sinh ,không thể coi các em kém toán là đồng nhất ( không hiểu bài như nhau ) do đó không thể đề ra nội dung và phương pháp bồi dưỡng như nhau đối với các em ,mà phải chia thành từng cụm ,từng nhóm để bồi dưỡng riêng ( có nhiều hình thức bồi dưỡng ) 
+ Trong khi dạy thường xuyên theo dõi kiểm tra bằng nhiều hình thức để phát hiện và biểu dương những tiến bộ dù nhỏ của các em ,cũng kịp thời giúp các em khắc phục những sai lầm .
+ Khi cho bài tập nên cho các em những câu hỏi phụ bài toán dưới dạng dẫn dắt để giải bài trong sách giáo khoa .Ở mỗi dạng bài tập giáo viên nên chốt lại cách giải cho các em 
- Đối với học sinh khá giỏi: 
 Học vững chắc SGK ,làm đầy đủ bài tập do giáo viên đề ra .Trong giảng dạy giáo viên cần đề ra cho học sinh những câu hỏi đào sâu hoặc khai thác những khía cạnh khác nhau của bài tập .Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh kém nên tiến hành đồng bộ và thường xuyên 
VI . Kết luận :	
 Chúng tôi luôn ý thức một cách đầy đủ và rõ ràng rằng đề cập đến các giải pháp để học sinh thi tuyển sinh môn toán đạt điểm 5 là đề cập đến một lĩnh vực vô cùng phong phú và đa dạng ,luôn có những vấn đề phải xem xét và tranh luận .Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ,nhận xét của quý đồng nghiệp trong cùng bộ môn nhằm tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho học sinh ở lớp mình ,trường mình đang dạy sao cho chất lượng môn toán ngày càng được nâng cao./.
 Duyệt của BGH Nhơn Bình ,ngày 15 tháng 11 năm 2016 
 Người viết 
 Nguyễn Thành Lập 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_Toan_9_Giai_phap_giup_hs_dat_diem_5_thi_tuyen_sinh_10.doc