Đề và đáp án thi thử THPT quốc gia môn Vật lí năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi thử THPT quốc gia môn Vật lí năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi thử THPT quốc gia môn Vật lí năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ
 Sở GD – ĐT Phú Yên	ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Trường THPT Nguyễn Huệ	KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ NĂM 2017
(Theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD & ĐT)
Đề có 40 câu – Thời gian làm bài 50 phút
Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài ℓ dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g sẽ có chu kì dao động là
T =	B. T =	C. T =	D. T = 
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x = Acos(t + ) với A và là những hằng số dương. Pha ban đầu của dao động là
A.	B. 	C. A	D. t + 
Câu 3: Hai dao động có li độ lần lượt là và . So với dao động thứ nhất thì dao động thứ hai
A. trễ pha 	B. sớm pha 	C. trễ pha 	D. sớm pha 
Câu 4: Một sóng cơ học có phương trình sóng: u = 4 cos ( t -x) (cm). Sóng này có tần số góc là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5: Sóng âm không truyền được trong 
	 A. chất khí B. chất lỏng C. chất rắn D. chân không.
Câu 6: Một sóng cơ có phương trình u = 6cos(4πt + 0,2πx) cm. Tần số của sóng này là
	A. 0,1 Hz	B. 0,2 Hz	C. 2 Hz	D. 4 Hz
Câu 7: Một suất điện động xoay chiều có biểu thức e = 200 cos (100πt – 0,5π) (V). Suất điện động này có chu kì
	A. 0,02s	B. 50s	C. 0,5s	D. 2s
Câu 8: Hệ số công suất của đoạn mạch RLC không phân nhánh có biểu thức
	A. cosφ = 	B. cosφ = 	C. cosφ = 	D. cosφ = 
Câu 9: Đặt điện áp u = 100 cos 100πt (V) vào hai đầu cuộn dây có độ tự cảm L = 1/π H. Cảm kháng của cuộn dây là
A. 100 Ω.	B. 150 Ω.	C. 125 Ω.	D. 75 Ω.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai:
	A. Về bản chất vật lý thì sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ.
	B. Dao động âm có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz.
	C. Sóng siêu âm thuộc loại sóng mà tai người không nghe được.
	D. Sóng âm là sóng dọc khi truyền trong chất khí và chất lỏng.
Câu 11: Độ cao của âm là đặc trưng sinh lí liên quan tới đại lượng vật lý nào của âm ?
	A. Biên độ	B. Tần số	C. Cường độ âm	D. Vận tốc truyền
Câu 12: Một mạch dao động có tụ điện C = 20/π μF và cuộn dây thuần cảm L = 0,05/π H. Tần số dao động điện từ riêng của mạch bằng 
	A. 5000 Hz	B. 1000 Hz	C. 500 Hz 	D. 250 Hz
Câu 13: Chọn đáp án sai: Tia X
	A. có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
	B. có khả năng đâm xuyên qua một tấm chì dày vài cm.
	C. có khả năng làm ion hóa không khí.
	D. có khả năng hủy hoại tế bào.
Câu 14: Chọn phát biểu sai:
	A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
	B. Các vật ở nhiệt độ trên 2000°C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
	C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
	D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 15: Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng 0,75 µm. Khi truyền trong một môi trường trong suốt thì bức xạ này có bước sóng 0,5 µm. Chiết suất của môi trường đó là 
	A. 1,5	B. 2,5	C. 1,25	D. 2,25
Câu 16: Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc
	A. bản chất của kim loại.	B. cường độ ánh sáng chiếu vào kim loại.
	C. bước sóng ánh sáng chiếu vào kim loại.	D. năng lượng phôtôn của ánh sáng chiếu vào kim loại.
Câu 17: Pin quang điện hoạt động dựa vào
	A. hiện tượng quang điện ngoài.	B. hiện tượng quang điện trong.
	C. hiện tượng tán sắc ánh sáng.	D. sự phát quang của các chất.
Câu 18: Một đám khí hyđrô bị kích thích phát ra chùm sáng có 3 vạch quang phổ. Trạng thái kích thích của các nguyên tử hyđrô có mức năng lượng cao nhất là
	A. EO	B. EN	C. EL	D. EM
Câu 19: Trong hạt nhân có
	A. 8 proton và 6 nơtron.	B. 6 proton và 14 nơtron.
	C. 6 proton và 8 nơtron.	D. 6 proton và 8 electron.
Câu 20: Các hạt nhân đồng vị có cùng
	A. cùng số proton.	B. cùng số nơtron.	C. cùng khối lượng.	D. cùng số nuclôn.
Câu 21: Cặp tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường và từ trường?
	A. Tia α và tia β.	B. Tia γ và tia β.	C. Tia γ và tia X.	D. Tia β và tia X.
Câu 22: Hạt nhân pôlôni Po phóng xạ theo phương trình: . Hạt X là hạt
	A. e–	B. α	C. e+	D. 
Câu 23: Khi ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
	A. tần số thay đổi, vận tốc không đổi.	B. tần số thay đổi, vận tốc thay đổi.
	C. tần số không đổi, vận tốc thay đổi.	D. tần số không đổi, vận tốc không đổi.
Câu 24: Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính, chùm sáng bị tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng
	A. khúc xạ.	B. nhiễu xạ.	C. giao thoa.	D. tán sắc.
Câu 25: Một con lắc lò xo ( k = 40 N/m ; m = 100g) có thể dao động không ma sát trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α = 30° so với mặt phẳng nằm ngang như hình bên . Vật được đưa theo đường dốc chính của mặt phẳng nghiêng, dọc theo trục lò xo đến vị trí mà lò xo không bị biến dạng rồi buông nhẹ. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương là chiều từ điểm treo lò xo đến vật, gốc thời gian là lúc buông vật. Lấy gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Phương trình dao động của vật là 
 A. x = 2,5sin(20t – π/2) cm  B. x = 1,25sin(20t + π/2) cm.
 C. x = 2,5sin(20t + π/2) cm  D. x = 1,25sin(20t – π/2) cm.
Câu 26: Một vật dao động diều hòa có biên độ A và năng lượng là E0 . Động năng của vật khi qua li độ x = A/2 là 
A. 3E0/4 B. E0/3	 C. E0/4 D. E0/2
Câu 27: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc a = 60. Con lắc này có động năng bằng 3 lần thế năng tại vị trí có li đôn góc là 	
A. 1,50 B. 20	C. 2,50	D. 30
Câu 28: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2p (s), quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc -2(cm/s2) thì một vật có khối lượng m2 (m1 = 2m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 có hướng làm lo xo bị nén lại. Vận tốc của m2trước khi va chạm là 3cm/s. Quãng đường mà vật m1 đi được từ khi va chạm đến khi đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là
 A. 4cm B. 6,5cm C. 6 cm D 2cm
Câu 29: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt, ở cách đó 1056m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3giây. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là
	A. 5200m/s	B. 5280m/s	C. 5300m/s	D. 5100m/s
Câu 30: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA  = 3cos(40πt + π/6)  (cm); uB = 4cos(40πt + 2π/3) (cm). Cho biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Một đường tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước, có bán kính R = 4cm. Số điểm dao động với biên độ 5 cm có trên đường tròn là
A. 30                        B. 32                              C. 34    	 D. 36 
Câu 31: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC có tần số thay đổi được. Gọi f0; f1; f2 lần lượt các giá trị tần số làm cho điện áp hiệu dung hai đầu điện trở cực đại; điện áp hiệu dung hai đầu cuộn cảm cực đại; điện áp hiệu dung hai đầu tụ điện cực đại. Ta có 
A. f0 = B. f0 = C. f1.f2 = f02 D. f0 = f1 + f2
Câu 32: Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì hiệu điện thế hiệu dụng trên các phần tử R, L và C đều bằng nhau và bằng 20V. Khi tụ bị nối tắt thì điện áp dụng hai đầu điện trở R bằng
A. 10V. 	B. 10V. 	C. 20V. 	D. 20V.
Câu 33: Đặt điện áp xoay chiều u = (V) vào hai đầu một mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Khi đó, hệ số công suất của mạch là 0,8. Điện áp hai đầu R có giá trị cực đại bằng
A. 48V	B. 48 V	C. 75 V	D. 75V
Câu 34: Một máy biến áp lý tưởng, cuộn sơ cấp N1 = 1100 vòng được nối vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi U1 = 220 V. Thứ cấp gồm 2 cuộn N2 có 55 vòng; cuộn N3 có 110 vòng. Nối 2 đầu cuộn N2 với một điện trở R1 = 11, 2 đầu cuộn N3 với một điện trở R2 = 44. Khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn sơ cấp là
	A. 0,1A.	B. 0,05A.	C. 0,1125A.	D. 0,15A.
Câu 35: Đặt điện áp u = 30(V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng vôn kế nhiệt (có điện trở rất lớn) đo điện áp hai đầu cuộn dây và tụ điện thì số chỉ lần lượt là 40V và 70V. So với điện áp u thì dòng điện trong mạch 
	A. trễ pha rad	B. trễ pha rad	C. sớm pha rad	D. sớm pha rad
Câu 36: Một người thực hiên thí nghiệm giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,64μm và λ2. Trên màn hứng vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, người đó đếm được 11 vân sáng đơn sắc. Trong đó, số vân của bức xạ có bước sóng λ1 và của bức xạ có bước sóng λ2 lệch nhau 3 vân. Bước sóng λ2 là
A. 0,4μm. 	B. 0,45μm 	C. 0,72μm 	D. 1,024 mm
Câu 37: Chiếu chùm sáng trắng hẹp từ không khí vào bề đựng chất lỏng có đáy nằm ngang với góc tới 600. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sang đỏ và tím lần lượt nđ = 1,68 ; nt=1,7. Bề rộng của dải màu thu được ở đáy chậu là 1,5 cm. Chiều sâu của nước trong bể là
A. 1,566m 	B. 1,223m 	C. 2,011m 	D. 1,753m
Câu 38: Theo mẫu nguyên tử Bo, êlectron trong nguyên tử hyđrô chuyển từ quĩ đạo M về quĩ đạo K thì lực điện giữa êlectron và hạt nhân sẽ
A. giảm 36 lần	B. giảm 81 lần	C. tăng 81 lần	D. giảm 81 lần
Câu 39: Xét phản ứng hạt nhân: n + ® + + 3n + 7e-. Cho năng lượng liên kết riêng 235U là 7,7 MeV, của 140Ce là 8,43 MeV, của 93Nb là 8,7 MeV. Năng lượng tỏa ra ở phản ứng trên xấp xỉ
A. 179,8 MeV. 	B. 3798,8 MeV. 	C. 24,83 MeV. 	D. 7,43 MeV.
Câu 40: Một sợi dây có chiều dài 1m hai đầu cố định. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số f thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Biết tần số chỉ có thể thay đổi được từ 300Hz đến 450Hz. Vận tốc truyền dao động là 320m/s. Tần số f có giá trị 
	A. 320 Hz. 	B. 300Hz. 	C. 400Hz. 	D. 420Hz.
---Hết--

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyễn Huệ.doc