Đề và đáp án kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ 
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Môn: Lịch sử 12
Thời gian làm bài 50 phút
 .
Câu 1: Ý nghĩa của Hội nghị Ianta (2/1945)
 A. Nhanh chóng tiêu diệt CN phát xít Đức và CN quân phiệt Nhật
 B. Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới
 C. Chiến tranh lạnh 
 D. khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta.
Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng nào?
 A. Liên đoàn Hồi giáo Đêli 
 B. Đảng Quốc đại
 C. Đảng Cộng sản 
 D. A,B đúng 
Câu 3: Hội nghị Ianta quyết định nước nào chiếm 4 đảo Curin của Nhật Bản? 
 A. Mĩ 
 B.Liên Xô 
 C. Anh 
 D. Trung Quốc 
Câu 4: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở đâu?
 A. Thái Lan 
 B. Malaixia 
 C. Xingapo 
 D. Inđônêxia 
Câu 5: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? 
 A. Từ các nước thuộc địa trở thành nước độc lập. 
 B. Có nước nhanh chóng trở thành NIC. 
 C. Sự ra đời khối ASEAN 
 D. Cộng đồng ASEAN ra đời 
 Câu 6: Nước nào trở thành NIC đầu tiên của khu vực Đông Nam Á
 A. Malaixia 
 B. Xingapo 
 C. Thái Lan 
 D .Inđônêxia 
Câu 7: Tổ chức lớn nhất hành tinh là tổ chức nào? 
 A. Liên minh châu Âu (EU) 
 B. Liên hợp quốc
 C. Liên minh châu Phi
 D. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
 Câu 8: Đối tượng đấu tranh để giành độc lập dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai của Malaixia, Xingapo ,Mianma là ai ? 
 A. Đế quốc Pháp 
 B. Đế quốc Mĩ 
C. Đế quốc Anh 
D. Hà Lan 
Câu 9: Ngày Ấn Độ tuyên bố độc lập và chính thức thành lập nước cộng hòa?
 A. 19/12/1946 
 B. 15/8/1947 
 C. 26/1/1950 
 D.26/3/1971
Câu 10: Nước khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học -kĩ thuật hiện đại ?
 A. Mĩ 
 B. Anh 
 C. Liên Xô 
 D. A và B đúng 
Câu 11: Đối tượng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mĩ Latinh? 
 A. Chế độ Apácthai. 
 B. Chủ nghĩa thực dân cũ. 
 C. Giai cấp địa chủ phong kiến. 
 D. Chế độ độ độc tài thân Mĩ.
Câu 12: Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam ?
Bù lại những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tất cả đều đúng.
Câu 13: Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam ?
Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất.
Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.
Câu A và B đều đúng.
Câu 14: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929 ?
Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Tất cả đều không đúng.
Câu 15: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.
Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước 
Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản dân tộc.
Câu 16: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) thể hiện như thế nào ?
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua.
Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
Câu A và B đúng. 
Câu 17: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì ?
Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 18: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn 1939 – 1945 là:
Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.
Bọn đế quốc và phát xít.
Bọn thực dân và phong kiến.
Bọn phát xít Nhật.
Câu 19: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào ở nước ta (giai đoạn 1939 – 1945) ?
Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Khởi nghĩa Nam Kì.
 C. Khởi nghĩa Ba Tơ
 D. Binh biến Đô Lương.
Câu 20: Niên đại nào có quan hệ trực tiếp với câu văn sau đây ?
“ Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa ”
19/8/1945
23/8/1945
30/8/1945
2/9/1945 
Câu 21: Sách lược của ta đối với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6 tháng 3 năm 1946 
 A. Hòa hoãn, tránh xung đột.
 B. Tránh xung đột.
 C. Hòa hoãn, nhân nhượng.
 D. Kiên quyết đối phó.
Câu 22: Bản nhạc nào đã động viên nhân dân miền Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai?
A. Nam Bộ kháng chiến
 B. Sài Gòn quật khởi
 C. Giải phóng miền Nam
 D. Tiến quân ca
Câu 23: Chiến dịch nào là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?
 A. Việt Bắc thu – đông 1947.
 B. Biên giới thu – đông 1950.
 C. Điện Biên Phủ 1954.
 D. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 - 1954.
Câu 24: Nhiệm vụ chính của quân ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì ? 
 A. Giải phóng đất đai.
 B. Giải phóng dân. 
 C. Tiêu diệt sinh lực địch.
 D. Phân tán lực lượng địch.
Câu 25: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ nào sau đây bằng biện pháp hòa bình trong thời gian từ 6- 3 – 1946 đến 19 – 12 - 1946?
 A. Việt – Pháp.
 B. Việt – Nhật.
 C. Việt – Trung.
 D. Việt – Mĩ. 
Câu 26: Cho các sự kiện sau:
Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội
Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô Hà Nội
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
3, 1, 2
1, 3, 2
2, 3, 1
3, 2, 1
Câu 27: Âm mưu của Mĩ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ở Việt Nam:
Chia cắt lâu dài Việt Nam, thôn tính cả Việt Nam
Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
Chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Chia cắt lâu dài Việt Nam, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Câu 28: Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Chiến thắng Vạn Tường (1965)
Tiến công chiến lược năm 1972
Đồng khởi (1960)
Chiến thắng Ấp Bắc (1963)
Câu 29: Thời gian thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam:
17.1.1960
10.9.1960
20.12.1960
1.1959
Câu 30: Địa phương nổ ra Đồng khởi đầu tiên:
Quảng Ngãi
Quảng Nam
Ninh Thuận
Bến Tre
Câu 31: Thời gian Mĩ triển khai Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam:
1965 – 1968 
1961 – 1965 
1954 – 1960 
1969 – 1973 
Câu 32: “Xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam:
Ấp chiến lược 
Tìm diệt
Trực thăng vận, thiết xa vận
Bình định
Câu 33: Vì sao Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc?
Phá hoại hậu phương của miền Nam, ngăn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc, ngăn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc
Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc, ngăn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam, làm nhụt ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền
Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc, ngăn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, uy hiếp tinh thần chống Mĩ của nhân dân hai miền
Câu 34: Chiến thắng của quân dân miền Nam có ý nghĩa như một “Ấp Bắc” trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ?
Chiến thắng Vạn Tường (8.1965)
Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966
D. Chiến thắng Núi Thành 1965
Câu 35: Chiến thắng của quân dân miền Bắc được đánh giá như trận “Điện Biên Phủ trên không”:
Bắn rơi chiếc B52 đầu tiên
Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ suốt 12 ngày đêm bằng B52
Bắn chìm 125 tàu chiến và bắn rơi 735 máy bay Mĩ
Bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ
Câu 36: Thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta trong việc kí kết Hiệp định Pa-ri:
Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao
Tinh thần đoàn kết của nhân dân hai miền Nam – Bắc
Mĩ công nhận Việt Nam là nước độc lập, rút quân về nước
Nhân dân hai miền Nam – Bắc chuẩn bị tiến hành tổng tuyển cử tự do, thành lập nhà nước thống nhất, độc lập
Câu 37: Điểm khác nhau cơ bản của Chiến lược Chiến tranh cục bộ với Chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ tiến hành ở Việt Nam:
Quân đội Ngụy Sài Gòn là chủ lực, tiến hành chủ yếu ở miền Nam với “ấp chiến lược” là xương sống
Quân Mĩ và viễn chinh là chủ lực, kết hợp đánh phá ra miền Bắc, cố vấn, tài chính, vũ khí của Mĩ
Quân đội Mĩ và viễn chinh là chủ lực, được triển khai hai gọng kìm tìm diệt và bình định ở miền Nam, mở rộng kết hợp đánh phá ra miền Bắc
Quân đội Ngụy Sài Gòn là chủ lực, tiến hành chủ yếu ở miền Nam với “ấp chiến lược” là xương sống, quân Mĩ rút dần về nước
Câu 38: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta chuyển từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam?
Chiến thắng Huế - Đà Nẵng
Chiến thắng Sài Gòn - Gia Định 
Chiến thắng Tây Nguyên
Chiến thắng Phước Long
Câu 39: Nguyên nhân mang tính chất quyết định cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước:
Nhân dân ta yêu nước, đoàn kết
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hậu phương miền Bắc vững mạnh
Tinh thần đoàn kết của nhân dân các nước Đông Dương và sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 40: Ý nghĩa to lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước:
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
Là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
 D. Mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 12
1D
11D
21A
31B
2B
12B
22A
32A
3B
13D
23A
33C
4A
14A
24D
34A
5A
15C
25A
35B
6B
16D
26C
36C
7B
17B
27C
37C
8C
18B
28C
38C
9C
19B
29C
39B
10A
20D
30D
40D

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_NH.doc