Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Địa lí THPT chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Địa lí THPT chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Địa lí THPT chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: ĐỊA LÍ (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Địa)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:20/06/2014
================
Câu I (2,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta.
2. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến dòng chảy sông ngòi nước ta.
Câu II (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: 
TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA NƯỚC TA
 (Đơn vị: 0/00)
Năm	
1989
1999
2009
Tỉ suất sinh
31,3
23,6
17,6
Tỉ suất tử
8,4
7,3
6,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010)
1. Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) của nước ta qua các năm trên.
2. Nhận xét, giải thích về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta trong giai đoạn 1989 - 2009.
Câu III (3,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội. Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta?
2. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Nêu hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của vùng.
Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA 
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1999
2003
2007
2011
Giá trị xuất khẩu
11 541,4
20 149,3
48 561,4
96 905,7
Giá trị nhập khẩu
11 742,1
25 255,8
62 764,7
106 749,8
Tổng số
23 283,5
45 405,1
111 326,1
203 655,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2011.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn trên. 
--------------Hết--------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HD CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Địa lý
================
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
1
Nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt ở nước ta.
1,00
- Nền nhiệt cao (D/c)
- Nhiệt độ có sự phân hóa theo vĩ độ: tăng dần từ Bắc vào Nam (D/c)
- Nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao (D/c)
- Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo mùa (diễn giải)
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến dòng chảy sông ngòi nước ta
1,00
- Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái...
- Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Địa hình nước ta đa dạng về đặc điểm hình thái (núi, cao nguyên, đồng bằng) nên trên cùng một dòng sông có khúc chảy chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, đào lòng dữ dội.
- Địa hình tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi thường có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu.
0,25
0,25
0,25
0,25
II
1
Tính tỉ lệ (%) gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm
0,50
Năm
1989
1999
2009
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)
2,29
1,63
1,09
2
Nhận xét và giải thích về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta trong giai đoạn trên
1,50
* Nhận xét:
- Tỉ suất sinh giảm mạnh. (DC)
- Tỉ suất tử giảm chậm (DC)
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cũng giảm khá nhanh. (DC)
* Giải thích: 
- Tỉ suất sinh giảm mạnh do thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, nhận thức của nhân dân về vấn đề dân số ....
- Tỉ suất tử giảm nhờ những thành tựu trong lĩnh vực y tế, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do tỉ suất sinh giảm nhanh trong khi tỉ suất tử giảm chậm. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
1
Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội. Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta?
1,50
* Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội 
- Quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt trên 120 nghìn tỉ đồng, là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước.
- Cơ cấu ngành khá đa dạng, bao gồm các ngành: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, dệt may...
0,25
0,50
* Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta?
- Hà Nội có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thủ đô – trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa vào loại lớn nhất nước ta, liền kề các vùng nguyên liệu lớn
- Dân cư, lao động: là thành phố đông dân của cả nước, nên có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn; lao động dồi dào, có chuyên môn kĩ thuật cao 
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, kết cấu hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước; chính sách phát triển năng động, phù hợp
0,25
0,25
0,25
2
Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Nêu hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của vùng.
1,50
* Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. 
- Khoáng sản khá đa dạng, gồm cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoảng sản vật liệu xây dựng.
+ Khoáng sản năng lượng: than (than antraxit, than mỡ)
+ Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, niken, vàng,..
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit, pirit
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá vôi, cao lanh, 
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: than trữ lượng 7 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Quảng Ninh; apatit trữ lượng hơn 2 tỉ tấn, tập trung ở Lào Cai.
0,75
0,25
* Nêu hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của vùng
- Khoáng sản phân bố không tập trung, quy mô các mỏ hầu hết là nhỏ; các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất, nơi có địa hình có hiểm trở, 
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải; đội ngũ lao động ít, trình độ chuyên môn thấp; thiếu vốn,...
0,25
0,25
IV
1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999 - 2011
2,00
* Xử lí số liệu: 
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999 - 2011
(Đơn vị: %)
Năm 
1999
2003
2007
2011
Xuất khẩu
49,6
44,4
43,6
47,6
Nhập khẩu
50,4
55,6
56,4
52,1
Tổng số
100
100
100
100
* Vẽ biểu đồ
 Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền
+ Chính xác về khoảng cách năm
+ Có chú giải và tên biểu đồ
+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ 
(Chú ý: Nếu học sinh sai dạng biểu đồ không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các nội dung trên thì bị trừ 0,25 điểm)
0,50
1,50
2
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta.
1,00
* Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999 – 2011 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng giá trị xuất khẩu, tăng tỉ trọng giá trị nhập khẩu (DC) 
- Riêng thời kì 2007 – 2011, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, tỉ trọng nhập khẩu giảm (DC)
0,25
0,25
* Giải thích:
 - Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta là kết quả của công cuộc Đổi mới và HĐH – CNH nền kinh tế.
 - Riêng thời kì 2007 – 2011, tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng do nước ta gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu được mở rộng,
0,25
0,25
Lưu ý: nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDia_chinh thuc.docx