Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Ninh Bình

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 867Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Ninh Bình
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Vật lí
 Ngày thi: 12/6/2014
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang)
Câu 1 (1,5 điểm). 
Một chiếc xe chuyển động thẳng đều từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian quy định là t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 54 km/h, thì xe sẽ đến B sớm hơn 12 phút so với quy định. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 18 km/h, thì xe sẽ đến B chậm hơn 24 phút so với quy định. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định t.
Một chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đoạn đường MN. Trên nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động đều với vận tốc v1 = 12 km/h. Trên nửa đoạn đường còn lại, xe chuyển động đều với vận tốc v2. Độ lớn vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN là 18 km/h. Tính độ lớn vận tốc v2.
Câu 2 (2,5 điểm). 
Có hai bình cách nhiệt: Bình thứ nhất chứa 5 lít nước ở nhiệt độ t1 = 600C ; bình thứ hai chứa 1 lít nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Đầu tiên rót một lượng nước m từ bình thứ nhất sang bình thứ hai. Sau khi trong bình thứ hai đạt trạng thái cân bằng nhiệt, lại rót từ bình thứ hai sáng bình thứ nhất một lượng nước m. Khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là t3 = 590C. Cho khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m3. Bỏ qua sự hấp thụh nhiệt của các bình và môi trường. Hỏi nhiệt độ của nước trong bình thứ hai khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Tính khối lượng nước m.
Một bếp điện khi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U1 = 120 V thì đun sôi một ấm nước sau thời gian t1 = 10 phút. Để đun sôi ấm nước như trên trong cùng điều kiện khi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U2 = 110V thì thời gian đun sôi là t2 = 15 phút. Khi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U3 = 100V, để đun sôi ấm nước nói trên thì thời gian đun t3 bằng bao nhiêu? Biết rằng nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỷ lệ thuận với thời gian đun.
R3
R1
R2
B
A
Câu 3 (3,0 điểm).
Cho 3 điện trở R1, R2, R3 (R3 = 16 Ω) chịu được hiệu điện thế tối đa lần lượt là U1 = U2 =6 V; U3 = 12 V. Người ta ghép 3 điện trở nói trên thành đoạn mạch AB như hình vẽ, điện trở của đoạn mạch là RAB = 8 Ω.
Tính R1 và R2. Biết rằng nếu đổi chỗ R3 với R2 thì điện trở của đoạn mạch sẽ là R’AB = 7,5 Ω.
Tính công suất lớn nhất mà bộ điện trở tiêu thụ.
Mắc nối tiếp đoạn mạch AB với một bộ gồm nhiều bóng đèn cùng loại (4 V – 1 W) vào hai điểm có hiệu điện thế U = 16 V không đổi. Tính số đèn lớn nhất có thể sử dụng sao cho các đèn sáng bình thường. Khi đó các đèn được ghép như nào?
Câu 4 (2,0 điểm): 
Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, A thuộc trục chính. Dịch chuyển AB dọc theo trục chính. Hỏi khi khoảng cách giữa vật AB và ảnh thật của nó là nhỏ nhất thì vật cách thấu kính bao nhiêu? Khi đó ảnh cao bằng bao nhiêu lần vật? Không dùng công thức thấu kính.
Cho hai thấu kính L1, L2 có trục chính trùng nhau, cách nhau 40cm. Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính, A thuộc trục chính, trước L1 (theo thứ tự AB; L1; L2). Khi dịch chuyển AB dọc theo trục chính thì ảnh A’B’ của nó tạo bởi hệ thấu kính không thay đổi độ lớn và luôn cao gấp 3 lần vật AB. Tính tiêu cự của hai thấu kính.
Câu 5 (1,0 điểm):
Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa một lượng nước có chiều cao H = 15 cm. Người ta thả vào trong bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8 cm. Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1 g/cm3; D2 = 0,8 g/cm3. 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HÀ NỘI
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 9
Năm học 2014 - 2015
 Môn : Vật lí
 Ngày thi: 09 - 4 - 2015 
 Thời gian làm bài: 150 phút 
(Đề thi gồm 01 trang)
Bài I (3 điểm) 
	Hai học sinh đố nhau dùng số dụng cụ ít nhất để xác định quả cầu nhôm là đặc hay rỗng. Biết khối lượng riêng của nhôm là Dn = 2,7g/cm3. 
	1. Theo em, người chiến thắng sẽ dùng những dụng cụ nào? Dự kiến cách sử dụng?
	2. Giả sử phần rỗng chứa khí bên trong quả cầu nhôm cũng là hình cầu có thể tích không nhỏ. Làm thế nào để biết phần rỗng đó nằm ở tâm hay lệch về phía bề mặt quả cầu?
Bài II (5 điểm) 
	 1. Tại sao vào mùa nóng, đi nghỉ ở biển thường thấy gió mát thổi vào đất liền?
2. Cho hai nhiệt lượng kế: Bình Đỏ chứa nước và bình Xanh chứa rượu ban đầu có nhiệt độ khác nhau. Một viên bi kim loại được treo bởi sợi dây mảnh không dẫn nhiệt. Nhúng viên bi vào bình Đỏ, đợi cân bằng nhiệt rồi lại nhúng vào bình Xanh sau đó lặp lại qui trình lần thứ hai. Người ta thu được nhiệt độ sau khi cân bằng nhiệt ở các bình Đỏ, Xanh lần lượt là 600C; 160C; 580C; 180C. Bỏ qua mất mát nhiệt với môi trường. Nếu quá trình lặp lại đến lần thứ 3 thì nhiệt độ ở bình Đỏ và Xanh khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Bài III (3 điểm) 
Hai bạn Minh và Nam thiết lập đường truyền tín hiệu điện từ hai địa chỉ cách nhau 8km, tuy nhiên dây đôi truyền tín hiệu lại bị chập. Để xác định vị trí chỗ bị chập, Minh dùng ampe kế có điện trở không đáng kể và nguồn điện có hiệu điện thế 3V mắc vào hai đầu dây phía nhà mình. Khi 2 đầu dây phía Nam tách ra thì ampe kế chỉ 0,15A; khi 2 đầu dây phía Nam nối lại thì ampe kế chỉ 0,2A. Biết điện trở của dây phân bố theo chiều dài là 1,25Ω/km. Em hãy xác định hộ hai bạn vị trí chỗ bị chập và điện trở của phần chập. 
Hình 1
x
y
S’ .
S .
Bài IV (5 điểm) 
	1. Gọi xy là trục chính của một thấu kính, S và S’ lần lượt là vị trí của điểm sáng và ảnh của nó qua thấu kính (hình 1).
	 a. Thấu kính trên thuộc loại gì? Vì sao? Mô tả cách tìm vị trí quang tâm và tiêu điểm của thấu kính.
	 b. Biết SS’ = 5cm, vị trí S và S’ cách xy lần lượt là 3cm và 6cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.
	2. Đặt vật sáng vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, gần tiêu điểm nhưng vẫn ngoài khoảng tiêu cự. Cố định vật, đẩy thấu kính trượt trên trục chính ra xa vật và di chuyển màn hứng ảnh để thu được ảnh rõ nét. Nhận xét về chiều dịch chuyển của màn hứng ảnh và độ lớn của ảnh đối với vật trong quá trình thấu kính chuyển động.
Hình 2
G
R1
R2
1
2
3
Rg
Bài V (4 điểm) 
	1. Điện kế là một dụng cụ đo điện rất nhạy nhưng chỉ đo được những dòng điện nhỏ. Một điện kế G có điện trở Rg đo được cường độ dòng điện tối đa Ig. Để đo cường độ dòng điện lớn hơn, người sử dụng thường mắc thêm điện trở R0 cùng Rg nhằm tạo thành một Ampe kế (R0 < Rg). Theo em:
	 a. Điện trở R0 được mắc nối tiếp hay song song với Rg?
	 b. Ampe kế đo được cường độ dòng điện gấp bao nhiêu lần Ig?
	2. Trong giờ thực hành, một học sinh mắc thêm các điện trở R1 và R2 vào điện kế G để tạo thành Ampe kế (hình 2). Khi sử dụng chốt 1-2 thì Ampe kế đo được dòng điện tối đa là 4A; sử dụng chốt 2-3 thì Ampe kế đo được dòng điện tối đa 6A. Em hãy tìm dòng điện tối đa Ampe kế đo được khi dùng chốt 1-3.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_tinh_Ninh_Binh_nam_20142015.doc