Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng
SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG 
ĐỀ MINH HỌA
(Đề thi có 05 trang)
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Mỗi năm họp 1 lần để thảo luận các vấn đề thuộc phạm vi hiến chương là cơ quan nào của Liên hiệp quốc? 
A. Đại Hội Đồng	B. Hội Đồng Bảo An	
C. Ban Thư Kí	D. Tòa án quốc tế
Câu 2: Từ năm 1946 đến 1950, Liên xô đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Gagarin bay vòng quanh vũ trụ
B. Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
D. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Câu 3: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, chiếm đóng Bắc vĩ tuyến 38 của Bán đảo Triều Tiên là?
A. Mĩ	B. Anh	
C. Pháp	D. Liên xô
Câu 4: Sau cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản ở Trung Quốc, lực lượng của Tưởng Giới Thạch đã bỏ chạy đến?
A. Đảo Đài Loan	B. Đảo Bành Hổ
C. Ma Cao	D. Hồng Công
Câu 5: Quốc gia nào ra đời muộn nhất ở khu vực Đông Nam Á?
A. Bru-nây	B. Campuchia	
C. Singapore	D. Đông Timo
Câu 6: Nội dung chính của “Phương án Mao-bát-tơn” là gì?
A. Chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo
B. Trao trả quyền tự trị cho Pa kit xtan
C. Trao trả nền độc lập thật sự cho Ấn Độ
D. Thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh nhân dân Ấn Độ
Câu 7: Nước khởi đầu cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A. Anh	B. Pháp	
C. Đức	D. Mĩ
Câu 8: Tháng 6/2016 nước nào đã rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU)
A. Pháp	B. Croatia	
C. Albani	D. Anh
Câu 9: Ngày nay, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, nhưng cũng chú trọng quan hệ với các nước?
A. Đông Bắc Á	B. Đông Nam Á
C. Đang phát triển	D. Tây Nam Á
Câu 10: Từ đầu những năm 70 thế kỉ XX, diễn ra xu thế nào trong quan hệ giữa các nước TBCN và XHCN?
A. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang 
B. Đối đầu căng thẳng xung quanh vấn đề nước Đức
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt
D. Xu thế hòa hoãn xuất hiện
Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào ngành nào?
A. Công nghiệp	B. Xây dựng cơ sở hạ tầng
C. Giao thông vận tải	D. Nông nghiệp
Câu 12. Công lao to lớn đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam?
	A. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
	B. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
	C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
	D. Lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công
Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
	A. Công hội (bí mật) ra đời tại Sài Gòn
	B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son
	C. 3 tổ chức cộng sản ra đời vào năm 1929
	D. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 
Câu 14. Tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản Liên đoàn?
	A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
	B. Tâm Tâm xã
	C. Tân Việt cách mạng đảng
	D. Việt Nam quốc dân đảng
Câu 15. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến Hội nghị thành lập đảng vào đầu năm 1930? 
	A. Năm 1929 phong trào công nhân trong nước và thế giới phát triển mạnh
	B. 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ
	C. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá mạnh mẽ
	D. Sự quan tâm của Quốc tế cộng sản
Câu 16. Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1936 – 1939?
	A. Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phản động tay sai
	B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo
	C. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động Pháp ở Đông Dương, thực hiện dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình
	D. Tập trung chống bọn phát xít Nhật đang bóc lột nhân dân ta
Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941) đối với cách mạng Việt Nam?
	A. Đánh dấu sự chuyển hướng của cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
	B. Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đề ra từ Hội nghị trung ương lần 6
	C. Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
	D. Khối đoàn kết dân tộc hình thành, mặt trận Việt Minh ra đời
Câu 18. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Việt Minh (5/1941)?
	A. Đoàn kết toàn dân chống kẻ thù ngoại xâm
	B. Tập hợp rộng rãi lực lượng trong nhân dân chống kẻ thù chung
	C. Mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cần giải quyết nhất 
	D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Câu 19. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù lúc này của cách mạng Việt Nam là?
	A. Nhật Bản	B. Pháp
	C. Nhật – Pháp	D. Pháp – Anh
Câu 20. Thời cơ trong cách mạng tháng Tám chín muồi khi nào?
	A. Nhật tiến vào Đông Dương
	B. Nhật đầu hàng quân Đồng minh
	C. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương
	D. Nhật – Pháp cấu kết bóc lột nhân dân Đông Dương
Câu 21. Nội dung trọng tâm trong đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI (12-1986)
A. Đổi mới kinh tế.	B. Đổi mới an ninh – quốc phòng.
C. Đổi mới văn hóa – giáo dục.	D. Đổi mới chính trị.
Câu 22. Sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch nào?
A. Xtalây – Taylo.	B. Đờ Lát đơ Tátxinhi.
C. Rơve.	D. Nava.
Câu 23. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) và Hiệp định Pari(27-1-1973)?
A. Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất
B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
C. Tự do, dân chủ, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ
D. Hòa bình, độc lập, tiến bộ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Câu 24. Âm mưu giống nhau trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973).
A. Tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt ”.
B. Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.
C. Mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương, đánh phá miền Bắc.
D. Được tiến hành bằng quân đội Mĩ là chủ yếu.
Câu 25. Vì sao Chính phủ ta kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ(6-3-1946)?
A. Thể hiện thiện chí hòa bình của Chính phủ ta.
B. Tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
C. Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946).
D. Thực dân Pháp lúc này còn đang rất mạnh, lực lượng quân Trung Hoa Dân quốc sớm muộn sẽ rút quân về nước.
Câu 26. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”?
A. Chiến thắng Vạn Tường.	B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã.	D. Chiến thắng Ba Gia .
Câu 27. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là
A. Giải quyết nạn đói, nạn dốt, nội phản.
B. Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về tài chính.
C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính.
D. Giải quyết ngoại xâm, xây dựng chính quyền cách mạng.
Câu 28. Đường lối kháng chiến toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra trên các mặt trận, trong đó mặt trận nào có vai trò quyết định nhất?
A. Chính trị.	B. Ngoại giao.	C. Quân sự.	D. Kinh tế.
Câu 29. Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) của quân, dân ta
A. Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
B. Có chính quyền dân chủ nhân dân, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh.
C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm, có hậu phương miền Bắc lớn mạnh.
D. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Câu 30. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là?
A. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và ngăn chặn chi viện cho miền Nam.
B. Tạo thế và lực để quân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
C. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc.
D. Buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 31. Trong cuộc Tiến công chiến lược đông – xuân 1953 - 1954, ta đã phân tán lực lượng địch như thế nào?
A. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku, Sầm Nưa.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Luông Phabang và Mường Sài, Plâyku. 
C. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang và Mường Sài.
D. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang và Mường Sài, Plâyku.
Câu 32. Thắng lợi nào sau đây của nhân dân miền Nam đánh dấu thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mĩ?
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.	B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Phong trào “Đồng khởi”.	D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 33. Tỉnh đầu tiên ở miền Nam giải phóng vào năm 1975
A. Phước Long	B. Quảng Trị	C. Tây Nguyên	D. Buôn Ma Thuột
Câu 34. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) và Đại hội đại biểu Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Hồ Chí Minh được bầu
A. Chủ tịch Đảng.	B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.	D. Tổng Bí thư.
Câu 35. Kế hoạch Nava được chia thành hai bước
Bước thứ nhất, trong thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở
A. Tây Bắc.	B. Miền Nam.
C. Cả hai miền Nam- Bắc.	D. Bắc Bộ
Câu 36. Thắng lợi nào của quân dân ở miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 37. Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam giai đoạn hiện tại là
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 38. Văn kiện lịch sử nào sau đây khác các văn kiện còn lại?
A. Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15/10/1947)
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12/12/1946.)
C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947)
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
Câu 39. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất.	B. Có vai trò quyết định trực tiếp.
C. Có vai trò quyết định nhất.	D. Có vai trò cơ bản nhất.
Câu 40. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược sang
A. Đồng khởi trên toàn chiến trường miền Nam.
B. Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
C. Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường miền Nam.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn chiến trường miền Nam.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
B
D
A
D
A
D
D
B
D
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
C
B
C
B
C
B
C
A
B
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
A
C
B
A
C
A
C
C
D
D
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
D
A
A
A
D
D
D
A
B
B

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_TDT.doc