Đề thi thử thpt quốc gia lần 1 năm 2015 môn thi: địa lí thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia lần 1 năm 2015 môn thi: địa lí thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia lần 1 năm 2015 môn thi: địa lí thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I. (2 điểm):
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đó?
Chứng minh nước ta có dân số đông? Vấn đề đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu II. (3 điểm):
Nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng của các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa 2 vùng núi: Đông Bắc với Tây Bắc, giữa đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội? 
Câu III. (2 điểm)
 Chứng minh rằng địa hình của vùng Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu IV. (3 điểm):
 Cho bảng số liệu: 
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
(đơn vị: tỉ đồng)
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
129087,9
101043,7
24907,6
3136,6
2003
153865,6
116065,7
34367,2
3432,7
2005
183213,6
134754,5
45096,8
3362,3
2008
377238,6
269337,6
102200,9
5700,1
2010
528738,9
390767,9
129679,0
8292,0
Anh (chị) hãy:
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 2000 – 2010 .
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch trên.
Hết.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên:  .Số báo danh: 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ
KÌ THI THỬ QUỐC GIA LẦN I – NĂM 2015
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đó?
1.0
* Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta:
- Tổng bức xạ, cán cân bức xạ luông dương, nhiệt độ trung bình năm cao hơn 20 độ C
- Tổng số giờ nắng trong năm lớn: 1400 – 3000 giờ/năm
 * Nguyên nhân:	
- Do vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến
- Do nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn (góc nhập xạ lớn), ở mọi nơi trên lãnh thổ đều có mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần
0.25
0.25
0.25
0.25
2
	Chứng minh nước ta có dân số đông? Vấn đề ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội?
1.0
* Chứng minh nước ta là nước đông dân:
- Số liệu năm 2006 là 84.156.000 người hoặc 2014 là trên 90 triệu
- Nước ta đứng thứ 3 khu vực ĐNA và thứ 13 TG
* Ảnh hưởng:
- Tích cực: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Hạn chế: Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông lại trở thành một trở ngại lớn cho phát triển kinh tê – xã hội, hạn chế trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ( sức ép lớn cho các vấn đề: việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế, tài nguyên, môi trường)
0.25
0.25
0.25
0.25
2
1
Nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng của các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa 2 vùng núi: Đông Bắc với Tây Bắc, giữa đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
1.25
* Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi thấp rất phức tạp chủ yếu do tác động kết hợp của gió mùa và hướng của các dãy núi. Thể hiện ở: Đông Bắc với Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.
- Đông Bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc nên có khí hậu lạnh nhất nước ta về mùa đông.
- Tây Bắc so với Đông Bắc thì ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hơn ( do bức chắn địa hình là dãy HLS), nên khí hậu ấm hơn, mang sắc thái của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (vùng núi thấp Tây Bắc), tuy nhiên khu vực núi cao lại mang sắc thái ôn đới, mùa đông khí hậu lạnh giá, cảnh quan giống như ôn đới.
- Đông Trường Sơn: đón các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông thì Tây Trường Sơn (Tây Nguyên) lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa.
- Tây Trường Sơn ( Tây Nguyên): vào mùa mưa thì Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió tây khô nóng.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội?
1.75
a. Tích cực:
- Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong cả nước.
- Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động dồi dào có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
b. Hạn chế:
Quá trình đô thị hóa cũng làm nãy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục.càn phải có kế hoạch khắc phục.
0.25
0.25
0.5
0.25
0.5
3
Chứng minh rằng địa hình của vùng Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
2.0
- Miền gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng
- Ở vùng núi Đông Bắc quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ:
+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị chia cắt, đất bị xói mòn, rửa trôi. Khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng trượt lở đất.
+ Ở vùng núi đá vôi, hình thành dạng địa hình caxtơ hang động (d/c)
+ Tại các bậc thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen kẽ các thung lũng rộng
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh, hằng năm đồng bằng mở rộng ra biển hàng chục mét.
* Nguyên nhân: 
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa
- Đồi núi dốc, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật, đồng bằng ở hạ lưu sông.
4
1
Vẽ biểu đồ:
* Bảng xử lí số liệu:Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (%)
Năm
Tổng số
(đơn vị: %)
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
100,0
78,3
19,3
2,4
2003
100,0
75,5
22,3
2,2
2005
100,0
73,6
24,6
1,8
2008
100,0
71,4
27,1
1,5
2010
100,0
73,9
24,5
1,6
* Vẽ biểu đồ miền (có tên, có bảng chú giải, vẽ đúng, vẽ đẹp)
2.0
2
Nhận xét và giải thích:
1.0
- Cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn bất hợp lí: Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang có xu thế giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ nhưng đang có xu thế tăng, dịch vụ chiếm tỉ trọng còn rất nhỏ và không ổn định (dẫn chứng)
- Nhìn chung ngành nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta là do tác động của quá trình công nghiệp hóa đất nước.
TỔNG ĐIỂM
10.0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_Thu_lan_1_hay.doc