Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia 2017 lần thứ 2, môn Hoá Học

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia 2017 lần thứ 2, môn Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia 2017 lần thứ 2, môn Hoá Học
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA 2017
LẦN THỨ 2, MÔN HOÁ HỌC
---------------------------
Thời Gian Làm Bài: 50 phút
(Đề thi có 04 trang)
Câu 1: Số đồng phân axit và este mạch hở, có cùng công thức phân tử C3H4O2 là:	
	A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 2: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
	A. Tinh bột	B. Saccarozơ	C. Triolein	D. Glucozơ 
Câu 3: Chất X có công thức: CH3COOCH = CH2. Tên gọi của X là:
	A. vinyl axetat	B. vinyl propioat	C. etyl axetat	D. etyl propioat
Câu 4: Hợp chất X có công thức phân tử C3H8 thuộc loại hidrocacbon nào?
	A. Ankadien	B. Anken	C. Ankin	D. Ankan
Câu 5: Hợp chất CH2 = CHCOOCH3 không phản ứng được với chất nào sau đây?
	A. Br2	B. NaOH	C. Na	D. H2 (xúc tác Ni, t0)
Câu 6: Chất khí X tập trung nhiều ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng khăn tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Trong đời sống, chất khí X còn được dùng để sát trùng nước sinh hoạt, chữa sâu răng Chất X là:
	A. O2	B. N2	C. Cl2	D. O3
Câu 7: Trong các chất sau đây, chất nào tan tốt trong nước ở điều kiện thường?
	A. C2H5OH	B. C6H5OH (phenol)	C. C2H6	D. CH3COOCH3
Câu 8: Cho Na dư vào 0,92 gam glixerol thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
	A. 0,224	B. 0,112	C. 0,336	D. 0,448
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 dư thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là:
	A. 0,05	B. 0,09	C. 0,08	D. 0,06
Câu 10: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
	A. K+, Ba2+, OH-, Cl-	 	B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+
 	C. Na+, K+, OH-, HCO3- 	D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-
Câu 11: Cho 10,32 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11 gam chất rắn khan. Công thức của X là
	A. C3H5COOH.	B. CH3COOH.	C. HCOOH.	D. C2H3COOH.
Câu 12: Cho 2 gam NaOH vào 100 ml dung dịch CH3COOH 0,3M sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?
	A. 4,10	B. 3,26	C. 1,64	D. 2,46
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
	A. 10,6	B. 14,8	C. 13,7	D. 12,6
Câu 14: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glixerol, (3) axit fomic, (4) etyl axetat, (5) etylenglicol. Số chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 15: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt chứa
	A. AlCl3, AgNO3, KHSO4.	B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
	C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.	D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
Câu 16: Cho phản ứng: aFeS2 + bO2 → cFe2O3 + dSO2. Tỉ lệ a : b là
A. 4 : 7.	B. 7 : 4.	C. 4 : 11.	D. 11 : 4.
Câu 17: Cho dãy các chất: (1) etilen, (2) stiren, (3) phenol, (4) axit acrylic, (5) etyl axetat, (6) anilin. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 18: Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ nguyên các yếu tố khác) ?
A. CO2 (k) + H2 (k) D CO (k) + H2O (k)	 	B. N2O4 (k) D 2NO2 (k)
C. 2SO2 (k) + O2 (k) D 2SO3 (k)	 	D. N2 (k) + 3H2 (k) D 2NH3 (k)
Câu 19: Cho các chất sau: (1) axetilen, (2) axit oxalic, (3) axit acrylic, (4) fomanđehit, (5) phenyl fomat, (6) vinyl axetilen, (7) glucozơ, (8) anđehit axetic, (9) metyl axetat, (10) saccarozơ, (11) natri fomat, (12) axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 5	B. 8	C. 7	D. 6
Câu 20: Cho các phản ứng sau:
(1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 dư  →       	
(2) Hg + S  →        
(3) F2 + H2O                                                    	
(4) NH4Cl + NaNO2  
(5) K + H2O →                                                          	
(6) H2S + O2 dư      
(7) SO2 + dung dịch Br2 →                                         
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là
A. 5.	B. 4.	C. 7.	D. 6.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 ( ở đktc) thu được 6,72 lít CO2 ( ở đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 8,96 lít	B. 6,72 lít	C. 4,48 lít	D. 2,24 lít
Câu 22: Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị bên. Giá trị của y là:
	A. 1,4.	B. 1,8.	C. 1,5.	D. 1,7
Câu 23: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6. Hiệu suất phản ứng là:
	A. 80%	B. 50%	C. 70%	D. 85%
Câu 24: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kính của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự 
	A. M < X < R < Y. 	B. Y < M < X < R. 	C. M < X < Y < R. 	D. Y < X < M < R.
Câu 25: Hòa tan m gam kim loại X trong 200 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch Y chứa 27,5 gam chất tan và 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là 
	A. Na. 	B. K. 	C. Ba. 	D. Ca.
Câu 26: Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ? 
	A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá 	B. Cl2 là chất oxi hoá. H2O là chất khử 
	C. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử 	D. Cl2 là chất oxi hoá. H2S là chất khử. 
Câu 27: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì  có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là: 
	A. (C6H12O6)n 	B. (C12H22O11)n 	C. (C6H10O5)n 	D. (C12H24O12)n 
Câu 28: Chất nào sau đây là monosaccarit? 
	A. Saccarozo 	B. Xenlulozo 	C. Amilozo 	D. Glucozo
Câu 29: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Nguyên tố X là: 
	A. O (Z = 8) 	B. Mg (Z = 12) 	C. Na (Z = 11) 	D. Ne (Z = 10)
Câu 30: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là 
	A. propan-1-ol 	B. butan-1-ol 	C. butan-2-ol 	D. pentan-2-ol
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là 
	A. 800. 	B. 1200. 	C. 600. D. 400. 
Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng: Xenlulozơ trinitrat ß X → Y → Sobitol. X, Y lần lượt là 
	A. xenlulozơ, glucozơ. 	B. saccarozơ, glucozơ. 	C. tinh bột, glucozơ. 	D. xenlulozơ, fructozơ.
Câu 33: Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là: 
	A. 104 	B. 80 	C. 98 	D. 96
Câu 34: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, ở 1400C). Số công thức cấu tạo có thể có của X là: 
	A. 5. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 3.
Câu 35: Nhiệt phân hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 một thời gian thu được O2 và 28,33 gam chất rắn Y gồm 5 chất. Toàn bộ hỗn hợp rắn Y tác dụng tối đa với 1,2 mol HCl đặc thu được khí Cl2 và dung dịch Z. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 66,01 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 40%.	B. 70%.	C. 50%.	D. 60%.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là
	A. 43,5	B. 64,8	C. 53,9	D. 81,9
Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm 1 este no, đơn chức Y và 1 ancol đơn chức Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,35 mol ancol Z. Cho Z tách nước ở điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ T có tỉ khối hơi so với Z là 1,7. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 44,24 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của axit tạo Y là
 	A. C5H10O2.	B. C4H8O2.	C. C3H6O2.	D. C2H4O2.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, CnH2n-2(CHO)2, CnH2n-2(COOH)2, CnH2n-3(CHO)(COOH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hoà m gam hỗn hợp X cần 30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt m gam hỗn hợp X cần (m + 7,92) gam O2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
 	A. 19,84	B. 20,16	C. 19,36	D. 20.24
Câu 39: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 12.	B. 13.	C. 14.	D. 15.
Câu 40: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 1,7 mol.	B. 1,81 mol.	C. 1,5 mol.	D. 1,22 mol.
------------ HẾT ------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HOÁ HỌC LẦN 2
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
	Đáp án
1
A
11
D
21
B
31
A
2
D
12
B
22
C
32
A
3
A
13
C
23
A
33
D
4
D
14
B
24
D
34
D
5
C
15
C
25
C
35
D
6
D
16
C
26
D
36
C
7
A
17
A
27
C
37
D
8
C
18
B
28
D
38
C
9
B
19
A
29
D
39
B
10
A
20
B
30
B
40
B
Các câu số chất, số phát biểu đúng:
Câu 14. 1, 2, 3, 5
Câu 17. 1, 2, 3, 4, 6
Câu 19. 4, 5, 7, 8, 11
Câu 20. 1, 3, 4, 5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_Hoa_lan_2_Yeu_Hoa_Hoc.doc