Đề thi Olimpic Ngữ văn 8 năm học 2014 – 2015 thời gian: 120 phút

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2544Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olimpic Ngữ văn 8 năm học 2014 – 2015 thời gian: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Olimpic Ngữ văn 8 năm học 2014 – 2015 thời gian: 120 phút
ĐỀ THI ÔLIMPIC NGỮ VĂN 8
Năm học 2014 – 2015
 Thời gian: 120 phút.
Câu 1 (4 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ Văn 8, tập hai).
Nêu phương thức biểu đạt và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? 
Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em qua đoạn thơ trên? Đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Câu 2(6 điểm): THẦN GIÓ VÀ THẦN MẶT TRỜI
 Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn. Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!" 
 Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra. 
 Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra.
 (Theo “Hạt giống tâm hồn”). 
 Hãy trình bày suy nghĩ của em từ câu chuyện trên bằng bài văn ngắn?
Câu 3 (10 điểm).
 Có ý kiến cho rằng: “ Bé Hồng sống trong cay đắng, tủi cực, nhưng trong tâm hồn cậu bé luôn ẩn chứa một tình yêu thương mẹ mãnh liệt”.
 Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng). Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
 -------- --------- Hết-----------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM.
CÂU
YÊU CẦU - NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Câu 1 
(4 điểm).
a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm: (0,25 điểm).
 - Nghệ thuật: 
+ Điệp từ “ta”: (0,25 điểm).
+ Câu hỏi tu từ kết hợp với điệp từ “đâu những”:..(0,25 điểm).
+ Nhân hóa: Ta say mồi, ta ngắm, ta đợi, ta chiếm lấy... (0,25 điểm). 
+ Ẩn dụ: Đêm vàng, ánh trăng, chiều lênh láng (0,25 điểm).
Câu cảm thán: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (0,25 điểm).
Đoạn văn (2,5 điểm):
 * Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm): Đúng yêu cầu đoạn văn, sử dụng và chỉ ra câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả (Nếu, hễ, giáthì). 
* Yêu cầu về kiến thức: (2,0 điểm): 
- Khẳng định vị trí, khí phách ngang tàng, được làm chủ cuộc sống của một vị chúa tể sơn lâm, tạo sự rắn rỏi, hào hùng.
- Sự hoài niện về quá khứ, nhớ tiếc đến quặn thắt nỗi lòng, sự tìm kiếm vào hoang vắng xa xôi như một niềm oán than ngơ ngác của con hổ trước vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ.
- Giấc mơ khép lại bằng một tiếng than u uất. Đây cũng là nỗi lòng, là tiếng nói yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy, khao khát trở về với cuộc sống tự do.
Câu 2 :
(6 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm): Kiểu bài văn nghị luận ngắn, bố cục rõ ràng, mạch lạc. lập luận chặt chẽ, lôgíc. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, chú ý lỗi chính tả 
- Yêu cầu về kiến thức: (5 điểm) Nội dung đảm bảo các ý sau: 
+ Tóm tắt câu chuyện: Thần Gió dùng sức mạnh, uy lực của mình đe dọa làm người bộ hành sợ, với sức mạnh ấy có thể kéo chiếc áo rời khỏi người bộ hành, nhưng sức mạnh ấy không thể làm được điều đó. Còn Thần Mặt Trời bằng những tia nắng ấm áp tỏa ra, làm người bộ hành cảm thấy thoải mái, ấm quá mà tự cởi chiếc áo ra khỏi người không cần một sức mạnh nào cả. Cho nêu câu chuyện cho ta bài học ý nghĩa: Tình yêu thương bao giờ cũng mạnh hơn vũ lực. (1 điểm).
 + Khái niệm: - Tình yêu thương là tình cảm mà chúng ta không thể đo đếm, cảm nhận bằng tay chân. Tình cảm ấy xuất phát từ tâm hồn và cũng chỉ cảm nhận được bằng tâm hồn của mỗi con người. (0.5 điểm).
+ Vũ lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó, hay một nhóm người, một cộng đồng người. (0,5 điểm).
+ Tình yêu thương có ý nghĩa, vai trò vô cùng lớn lao. Trước hết, tình yêu thương chính là cầu nối, giúp con người tiến lại gần nhau hơn, cùng sẽ chia, vượt qua cơn hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống (dẫn chứng). (1,0 điểm).
+ Biểu hiện của tình yêu thương: Sự bao dung, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, . Không ai biết tình yêu thương có từ bao giờ nhưng tình cảm ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn của mỗi con người. (0.5 điểm).
+ Lên án, phê phán những hành vi vũ lực đối với người khác. (0,5 điểm).
+ Liên hệ bản thân: Chúng ta cần sống thân thiện, bình đắng, biết yêu thương, tôn trọng người khác(1 điểm).
( HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm làm rõ ý nghĩa câu chuyện, khuyến khích bài viết sáng tạo, nêu cảm nhận sâu sắc của bản thân từ câu chuyện).
Câu 3:
(10 điểm)
 A.Yêu cầu về kĩ năng:
 - Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học.
- Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.
- Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lối viết câu và lỗi chính tả.
- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.
B. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: (1 điểm).
 Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh.
b. Thân bài: (8 điểm).
 Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng(3 điểm).
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ. 
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh(5 điểm).
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.. 
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. 
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở(1 điểm).
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 
Lưu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhưng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
c. Kết bài: (1 diểm).
- Khẳng định vấn đề đã chứng minh: 
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết: 
Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng.
Câu 3 (6 điểm): 
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?(3).
 (Hai cây phong – Ai-ma-Tốp)

Tài liệu đính kèm:

  • docOlympic van 8 20142015PT.doc