Đề thi lý thuyết hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS năm học: 2015 – 2016

docx 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1757Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lý thuyết hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lý thuyết hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS năm học: 2015 – 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN THANH OAI
ĐỀ THI LÝ THUYẾT HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP THCS.
Năm học: 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 60 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1( 4 điểm) Thầy (cô) hãy trình bày những quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm được ban hành tại điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
	Để thực hiện được những nhiệm vụ trên tại lớp mình chủ nhiệm, thầy ( cô) có khó khăn gì?
Câu 2:
Tình huống thứ nhất: ( 3điểm) 
Trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, khi thầy ( cô) đang nêu mục đích của buổi họp thì có một vị phụ huynh nói “ Lại đóng tiền chứ làm gì’. Thầy ( cô) hãy nêu cách ứng xử của mình trong trường hợp trên.
	Theo thầy (cô), người giáo viên chủ nhiệm cần làm gì để buổi họp cha mẹ HS có hiệu quả?
 Tình huống thứ hai:(3 điểm) 
Một giáo viên bộ môn gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm lớp và phê bình học sinh trong lớp do thầy (cô) đang chủ nhiệm một cách gay gắt, nói rằng học sinh vừa lười vừa dốt lại còn hư, giáo viên đó nói rằng xin trả lại lớp cho GVCN. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó thì thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
	 ---------- Hết ----------
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI LÝ THUYẾT HỘI THI GVCN GIỎI
Năm học: 2015 – 2016
Câu 1 (4 điểm):
* Ý 1: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (2 điểm). 
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này (quy định với GV bộ môn), còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
* Ý 2: Quyền của GVCN (2 điểm): 
Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này này (quy định với GV bộ môn), còn có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
	Ý hỏi về khó khăn của thầy, cô giáo trong công tác chủ nhiệm không tính điểm, là kênh thông tin để phòng GD&ĐT hiểu thêm các khó khăn của thầy, cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp để có các biện pháp giúp đỡ các thầy, cô giáo.
	Câu 2 (3 điểm):
	Có thể xử lý tình huống theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo tính sư phạm, khoa học. Có thể tham khảo cách giải quyết sau: 
Tình huống 1:
Cười và nói “ Thưa các bác, nếu chỉ họp để thu tiền nhà trường chắc chỉ cần gửi thông báo là các bác đã giúp đỡ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình rồi, nhất là khi các khoản thu đó đều dược nhà trường công khai và đều đem vào việc phục vụ cho điểu kiện học tập của HS tốt lên như các bác đã thấy qua các buổi họp cha mẹ HS hàng năm của nhà trường và lớp. Có nội dung “đóng tiền” nhưng chỉ là “phụ” thôi vì chúng tôi rất cần các bác đồng thuận trong các khoản thu của nhà trường”.
Khéo léo nêu mục đích cuộc họp: “Nhà trường mời các bác đến là để các bác hiểu rõ hơn về các con của mình, về nhà trường, cũng là dịp để chúng tôi được gặp gỡ, trao đổi, hiểu thêm tâm tư, tình cảm, mong muốn của các bậc cha mẹ HS lớp mình để cùng giúp các con tiến bộ, bác có đồng ý không ạ?”
Để buổi họp với cha mẹ HS có ý nghĩa, GVCN cần chú ý:
+ Xây dựng nội dung họp chu đáo, đảm bảo thông tin cung cấp đến cha mẹ HS chính xác, cụ thể đến từng HS ( ND này có thể cung cấp riêng đến cha mẹ HS qua phiếu báo KQ học tập của từng HS, kèm theo những lời động viên, khen ngợi của GVCN đến từng HS, tuyệt đói tránh việc chê bai HS)
+ Có các hoạt động chia sẻ với cha mẹ HS để cha mẹ HS hiểu thêm về con mình, các thầy cô giáo dạy conn mình và nhà trường ( các con viết thư gửi cho cha mẹ, nói điều các con mong muốn); có các clip, hình ảnh về hoạt động của các con trong quá trình học tập, rèn luyện
+ Có lịch cụ thể về các cuộc thi, các hoạt động tập thể mà nhà trường và lớp sẽ tổ chức cho HS trong năm học mới để cha mẹ HS nắm được lichj và đồng hành cùng các con
+ Có phần để cha mẹ HS thoải mái trao đổi, đóng góp ý kiến, các biện pháp giúp đỡ GVCN làm tốt nhiệm vụ của mình
Tình huống 2:
+ Nhẹ nhàng hỏi lại đồng nghiệp các biểu hiện của HS lớp mình mà đồng nghiệp cho là “vừa lười vừa dốt lại còn hư”.
+ Cùng đồng nghiệp phân tích nguyên nhân cụ thể, có thể nêu các tình huống tương tự mình đã trải qua.
+ Hứa cùng đồng nghiệp giải quyết khó khăn, gần gữi hơn với HS để các em HS và đồng nghiệp hiểu nhau hơn, có những giờ học hiệu quả hơn.
Những câu chuyện vui từ kinh nghiệm bản thân, từ sách báo hay đơn giản chỉ là kết quả của phút “sáng tác ngẫu hứng” liên quan đến vấn đề này sẽ có tác động rất lớn. Óc hài hước của bạn là công cụ rất hữu hiệu khi phải xử lý những vấn đề tế nhị.
	Nên lưu ý rằng, thầy (cô) phải đến với học sinh, cha mẹ HSD, đồng nghiệp bằng tình thương yêu chân thành để thuyết phục  vì có một nguyên lý rất đơn giản: bạn đến với ai bằng trái tim thì bạn sẽ nhận lại những lời nói cũng xuất phát từ trái tim của họ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_thi_GV_chu_nhiem_gioi_2015.docx