Đề thi lý thuyết dược liệu II

pdf 18 trang Người đăng tranhong Lượt xem 5372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lý thuyết dược liệu II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lý thuyết dược liệu II
1 
ĐỀ THI LÝ THUYẾT DƯỢC LIỆU II 
____________________ 
1. Dầu mỡ có trong tự nhiên còn gọi là chất béo, đa số có bản chất là: 
A. Acid béo 
B. Ester 
C. Ether 
D. Alcol 
2. Lecithin được dùng nhiều trong ngành Dược để làm chất nhũ hóa, đó là do: 
A. Trong phân tử có 2 đầu kém phân cực nên có đặc tính này 
B. Trong phân tử có 2 đầu phân cực nên có đặc tính này 
C. Trong phân tử có 1 đầu kém phân cực, 1 đầu phân cực nên có đặc tính 
này 
D. Không có câu nào đúng 
3. Người ta nói acid linoleic là acid béo có 18 carbon (Δ9,12) có nghĩa là: 
A. Acid béo có 2 chức –OH alcol ở vị trí C-9 và C-12 
B. Acid béo có 2 nối đôi ở vị trí C-9 và C-12 
C. Acid béo có 1 chức –COOH ở vị trí C-18 
D. Có một ý nghĩa khác 
4. Acid arachidic là: 
A. Acid béo, có 20C, hiện diện trong hạt đậu phọng 
B. Acid béo có thể tạo thành muối arachidat kali có tinh thể đặc biệt 
C. Một acid béo có nhiều nối đôi 
D. Một acid béo hay gặp ở dầu gan cá (cá sống ở đại dương) 
5. Người ta gọi acid ω-3 hay ω-6 có nghĩa là: 
A. Số carbon nằm giữa nối đôi cuối đến nhóm methyl trong công thức của 
acid béo 
B. Acid béo có 3 hay 6 carbon kể từ chức –COOH đến nối đôi đầu tiên 
C. Acid béo có 3 hay 6 nối đôi 
D. Acid béo có nhiều trong động vật và thực vật 
6. Với các công thức sau đây, công thức nào là của acid ω-6: 
A. Acid oleic: 18 carbon (Δ9) 
B. Acid linoleic: 18 carbon (Δ9,12) 
C. Acid linolenic: 18 carbon (Δ9,12,15) 
D. Không có acid nào 
7. Dầu Thầu dầu tan được trong cùng thể tích ether dầu hỏa, nếu cho thừa ether 
thì dung dịch vẩn đục và tách thành 2 lớp, hiện tượng này là do: 
A. Dầu Thầu dầu có chứa acid ricinoleic là 1 acid béo có –OH alcol, chỉ tan 
trong dung môi kém phân cực 
B. Dầu Thầu dầu không tan tốt trong ether dầu hỏa 
C. Dầu Thầu dầu chỉ tan tốt trong cồn 90% 
D. Dầu Thầu dầu chỉ tan tốt trong cồn MeOH 
2 
8. Acid lauric là acid béo no có 12 carbon, acid này có nhiều trong chất béo của 
cây: 
A. Dừa 
B. Dứa 
C. Thầu dầu 
D. Đậu phọng 
9. Hạt lạc ẩm thường có loại nấm Aspergillus flavus xâm nhập vào phần giữa lá 
mầm. Nấm này có thể sản sinh ra độc tố gây bệnh ung thư là: 
A. Alphatoxin 
B. Aflatoxin 
C. Hemotoxin 
D. Neurotoxin 
10. Phần không xà phòng hóa của một chất béo là: 
A. Phần còn lại sau khi xà phòng hóa chất béo 
B. Phần dễ tan trong nước 
C. Phần dễ tan trong cac dung môi phân cực 
D. Phân đoạn được dùng để tìm các vitamin 
11. Việc nghiên cứu hóa học hiện đại về alkaloid có thể xem là đã bắt đầu cách nay 
khoảng: 
A. 500 năm 
B. 200 năm 
C. 100 năm 
D. 50 năm 
12. Đóng góp đáng kể nhất của Max Polonovski (1910) về khái niệm alkaloid là đã 
chỉ ra được tính chất nào sau đây của alkakoid: 
A. Còn có nguồn gốc từ động vật 
B. Có dị vòng chứa nitơ 
C. Cho phản ứng màu với “các thuốc thử chung” 
D. Tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng (muối, base) 
13. Tác giả nào sau đây được xem như cha đẻ của thuật ngữ “alkaloid” 
A. Meissner 
B. Sertuner 
C. Pelletier 
D. Polonovski 
14. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về xuất xứ / nguồn gốc của alkaloid: 
A. Chủ yếu từ thực vật bậc cao 
B. Ít gặp trong nấm, quyết thực vật 
C. Rất ít gặp trong Rêu và Địa y 
D. Không gặp trong Ngành Hạt Trần 
15. Chất nào sau đây được coi như chất mở đầu trong nghiên cứu hóa học alkaloid 
hiện đại 
A. Nicotin 
B. Atropin 
3 
C. Morphin 
D. Quinin 
16. Các alkaloid chứa Oxy trong cấu trúc thì thường dễ kết tinh, ngoại trừ: 
A. Cafein 
B. Arecolin 
C. Aconitin 
D. Cocain 
17. Capsaicin, colchicin,ephedrin được xếp vào nhóm: 
A. Alkaloid thực 
B. Protoalkaloid 
C. Pseudoalkaloid 
D. Amino-alkaloid 
18. Chất nào sau đây thuộc nhóm alkaloid steroid: 
A. Coniin 
B. Conessin 
C. Aconitin 
D. Codein 
19. Hyndarin có thể được bán tổng hợp từ chất nào sau đây: 
A. Hyoscyamin 
B. Palmatin 
C. Scopolamin 
D. Atrapin 
20. “Dịch chiết acid loãng của một dược phẩm X” cho màu đỏ cam với thuốc thử 
Dragendoff. Chọn nhận định hợp lý 
A. X có chứa alkaloid (nhưng không rõ nhóm nào) 
B. X chứa các dẫn chất phenolthiazin hoặc alimemazin 
C. X có chứa dẫn chất acid amin hoặc vitamin nhóm B 
D. Chưa thể kết luận gì về sự có mặt của alkaloid trong X 
21. “Phản ứng phân biệt Strychnin và Brucin bằng các thuốc thử đặc hiệu” đã khai 
thác thông tin nào về cấu trúc của 2 hợp chất này: 
A. Nhóm carboxyl: strychnin không, brucin có 
B. Nhóm carboxyl: strychnin có, brucin không 
C. Nhóm dimethoxy: strychnin không, brucin có 
D. Nhóm dimethoxy: strychnin có, brucin không 
4 
22. Alkaloid nào sau đây có thể định lượng bằng phương pháp đo huỳnh quang: 
A. Berberin 
B. Quinin 
C. Morphin 
D. Cả a và b đều hợp lý 
23. Bạn sẽ ÍT HY VỌNG NHẤT khi có ý định tìm alkaloid trong họ thực vật nào 
sau đây: 
A. Menispermacceae 
B. Cucurbitaceae 
C. Ranunculaceae 
D. Amaryllidaceae 
24. Tiêu chí nào sau đây được coi là thông dụng nhất khi phân loại các alkaloid: 
A. Cấu trúc hóa học 
B. Sinh phát nguyên 
C. Tác dụng sinh lý 
D. Cấu trúc hóa học và sinh phát nguyên 
25. Cây Belladon thì thuộc họ thực vật nào sau đây: 
A. Rubiaceae 
B. Menispermaceae 
C. Belladonaceae 
D. Solanaceae 
26. Cây Hoàng Liên thì thuộc họ thực vật nào sau đây: 
A. Rubiaceae 
B. Menispermaceae 
C. Ranunculaceae 
D. Apocynaceae 
27. Chiết alkaloid muối bằng cồn acid; loại tạp kém phân cực bằng Et2O; kiềm hóa 
dịch chiết rồi chiết với Et2O; cô bỏ Et2O thu alkaloid base. Đây là nguyên tắc 
chiết alkaloid theo phương pháp: 
A. Stas-Otto 
B. Meissner 
C. Pelletier 
D. Sertuner 
28. Có dùng đến chỉ thị tím tinh thể, acid percloric và acid acetic băng là Phương 
pháp định lượng alkaloid: 
A. Trực tiếp 
B. Oxy hóa-khử 
C. Trong môi trường khan 
D. Gián tiếp 
5 
29. Có thể sử dụng thuốc thử ninhydrin để phát hiện nhóm alkaloid nào sau đây: 
A. Protoalkaloid 
B. Có –OH phenol 
C. Pseudoalkaloid 
D. Nhóm protoberberin 
30. Đa số alkaloid có tính 
A. Kiềm rất yếu 
B. Kiềm yếu 
C. Trung tính 
D. Acid rất yếu 
31. Để chiết xuất alkaloid, các dược liệu nào sau đây nên dùng dung môi là (CHCl3 
+Et2O)/kiềm 
A. Dược liệu có nhiều chlorophyl 
B. Dược liệu có nhiều chất nhầy 
C. Dược liệu có thể chất mỏng manh (hoa, lá) 
D. Dược liệu có cấu tạo rắn chắc (rể, vỏ thân,) 
32. Để chiết xuất berberin clorid từ bột thân Vàng đắng, một sinh viên đã thực hiện 
tuần tự như sau: 
(I) Ngấm kiệt với acid sulfuric loãng 
(II) Kiềm hóa dịch chiết với bột CaO 
(III) Lọc bỏ tủa, lấy dung dịch nước kiềm 
(IV) Acid hóa bằng HCl; thêm bột NaCl, thu kết tủa 
Theo bạn, cách làm này thì: 
A. Sai từ (II) 
B. Sai từ (III) 
C. Sai từ (IV) 
D. Hoàn toàn hợp lý 
33. Để định lượng alkaloid bằng phương pháp thể tích (acid – base, trực tiếp); nên 
sử dụng loại chỉ thị màu có pH chuyển màu trong vùng nào sau đây: 
A. Acid 
B. Kiềm 
C. Trung tính 
D. Rất kiềm 
34. Để định tính/ phát hiện vị trí chứa alkaloid trên các mô/ vi phẫu thực vật; các 
thuốc thử đặc hiệu thì: 
A. Thường được sử dụng; vì có thể dễ dàng xác định loại khung alkaloid 
ngay 
B. Thường được sử dụng; vì có thể dễ dàng xác định tên alkaloid ngay 
C. Ít được sử dụng; vì màu phản ứng thường bị che lấp, không rõ ràng 
D. Ít được sử dụng: vì cần phải thực hiện trong môi trường acid vô cơ mạnh 
35. Để phát hiện alkaloid trên vi phẫu của 1 mẫu dược liệu X; một sinh viên nhận 
thấy; trước và sau khi rửa bằng cồn tartric, vi phẫu đều cho màu nâu với thuốc 
thử Bouchardat. Nhận định nào sau đây là hợp lý: 
A. X không có protein, có alkaloid 
6 
B. X có protein, không có alkaloid 
C. X có protein, có alkaloid 
D. X có protein, còn alkaloid thì chưa rõ 
36. Để phát hiện alkaloid, độ nhạy của thuốc thử nào sau đây là cao nhất (nhạy 
nhất): 
A. Bouchardat 
B. Valse-mayer 
C. Dragendorff 
D. Không câu nào đúng 
37. Để phát hiện các vết alkaloid trên bản mỏng, bạn nên sử dụng thuốc thử nào 
sau đây: 
A. Bertrand 
B. Valse-mayer 
C. Dragendorff 
D. Bouchardat 
38. Dịch chiết acid sunfuric loãng của dược liệu nào sau đây sẽ cho phát quang 
mạnh dưới UV 365 nm 
A. Thân Vàng đắng 
B. Vỏ thân Canhkina 
C. Lá Cà độc dược 
D. Cả a và b đều đúng 
39. Dược liệu Vàng đắng có thể bị nhầm lẫn với dược liệu nào sau đây: 
A. Hoàng liên 
B. Hoàng bá 
C. Hoàng cầm 
D. Hoàng đằng 
40. Khi SKLM alkaloid, hệ dung môi thường là các hệ: 
A. Rất phân cực, có tính acid 
B. Rất phân cực, có tính kiềm 
C. Phân cực trung bình, có tính acid 
D. Phân cực trung bình, có tính kiềm 
41. Không nên chiết berberin từ thân Vàng đắng bằng phương pháp ngấm kiệt với 
dung dịch kiềm loãng bởi vì: 
A. Berberin base rất kém bền trong môi trường nước 
B. Berberin base tan rất kém trong môi trường nước 
C. Sản phẩm sẽ lẫn khá nhiều tạp 
D. Dịch chiết chứa chủ yếu là các polyphenol 
7 
42. Liensinin có trong dược liệu nào sau đây 
A. Tâm sen 
B. Hoàng liên 
C. Xuyên tâm liên 
D. Ô đầu / phụ tử 
43. Phản ứng nào sau đây hay được dùng để nhận diện phần acid tropic trong 
alkaloid có khung tropan: 
A. Vitali.morin 
B. Cacothelin 
C. Murexid 
D. Grahe 
44. Phát biểu nào sau đây là hợp lý khi nói về pKa của một alkaloid X 
A. pKa càng nhỏ, X càng ít tan trong [clorofom + methanol] 
B. ở pH = (pKa + 2), khoảng 99% ở dạng muối 
C. ở pH = (pKa – 2), khoảng 99% ở dạng base 
D. ở pH = pKa, dạng alkaloid muối và dạng alkaloid base có nồng độ xấp xỉ 
nhau 
45. Phát biểu nào sau đây hợp lý: 
A. Trong 1 dược liệu, không thể vừa có alkaloid vừa có tannin 
B. Trong 1 dược liệu, không thể vừa có alkaloid vừa có protein 
C. Trong 1 dược liệu, ít khi gặp alkaloid có mặt cùng tinh dầu 
D. Trong hải sinh vật, tới nay chưa tìm thấy sự có mặt của alkaloid 
46. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG hợp lý khi nói về cây Trà 
A. Cây Trà có thể cao tới 20 mét 
B. Búp Trà chứa cafein nhiều hơn hạt cà phê 
C. Hàm lượng tannin nhiều hơn alkaloid 
D. Lá Trà có lông che chở đa bào có eo thắt 
47. Phương pháp Thiboumery là một phương pháp kinh điển dùng để chiết xuất: 
A. Morphin từ nhựa thuốc phiện 
B. Codein, thebain từ nhựa thuốc phiện 
C. Morphin từ bột quả thuốc phiện khô 
D. Codein, thebain, narcotin từ bột quả thuốc phiện khô 
48. Sau khi làm ẩm bột hạt Mã tiền bằng amoniac; nên dùng dung môi nào sau đây 
để chiết các alkaloid 
A. CHCl3 + benzen 
B. CHCl3 +Et2O 
C. Benzen 
D. MeOH 50% 
49. Tên khoa học (tên loài) của cây nào sau đây có nghĩa là “trị kiết lỵ”: 
A. Mức hoa trắng 
B. Vàng đắng 
C. Hoàng liên 
D. Hoằng đằng 
8 
50. Tên một dược liệu có mọc ở Việt Nam và Ấn Độ; có hoạt chất tương tự như 
cây Tỏi độc: 
A. Hành biển 
B. Ba gạc 
C. Ngọt nghẹo 
D. Mía dò 
51. Thành phần chủ yếu của lá và hạt Cà độc dược là: 
A. Scopolamin 
B. Hyoscyamin 
C. Tropanol 
D. Atropin 
52. Trên thị trường hiện nay có một số chế phẩm dạng cao dán, trị say tàu xe. 
Chúng có chứa: 
A. Scopolamin 
B. Hyoscyamin 
C. Tropanol 
D. Atropin 
53. Trị số pKa của đa số các alkaloid thường vào khoảng: 
A. 7 ± 2 
B. 7 – 9 
C. 9 – 11 
D. Lớn hơn 11 
54. Trong phản ứng định tính alkaloid, các thuốc thử đặc hiệu thường có (các) tính 
chất nào sau đây: 
A. Có tính oxy hóa mạnh 
B. Được thực hiện trong môi trường khan 
C. Có tính kiềm yếu 
D. Hai câu a và b đúng 
55. Trong định tính alkaloid; các acid picric, picrolonic, styphnic thuộc nhóm 
thuốc thử: 
A. Tạo phức màu 
B. Tạo tủa kết tinh 
C. Đặc hiệu 
D. Tạo tủa vô định hình 
56. Trước đây , các chế phẩm có tác dụng giảm béo thường chứa: 
A. Colchicin,cafein 
B. Ephedrin,cafein 
C. Ephedrin,nicotin 
D. Anabasin,colchicin 
9 
57.Vỏ thân loài Cinchona nào sau đây có hàm lượng quinin cao hơn cả 
A. Calisaya 
B. Pubescen 
C. Succirubra 
D. Officinalis 
58.Xét một hệ dung môi đang sử dụng để SKLM một hợp chất X, thành phần nào 
sau đây của hệ dung môi cho thấy khả năng X là một alkaloid 
A. DCM 
B. Acidformic 
C. Triethylamin 
D. Acid acetic băng 
59.Xét về thành phần hóa học, dược liệu/thực vật nào sau đây thì khác lạ so với 3 
dược liệu còn lại 
A. Opium 
B. Cần sa 
C. Cô ca 
D. Xương rồng Peyote 
60.Hợp chất nào sau đây có tác dụng ngăn cản sự tích lũy của acid uric/urat tại 
khớp rõ rệt hơn cả 
A. Cafein 
B. Ephedrin 
C. Colchicin 
D. Strychnin 
61.Thành phần hóa học chính của Datura metel và lá Datura stramonium tuần tự 
là: 
A. Scopolamin/Hyoscyamin 
B. Scopolamin/Hyoscyin 
C. Hyoscyamin/Scopolamin 
D. Hyoscyin/Scopolamin 
62.Tên khoa học của lá cà độc dược là Folium 
A. Datura metel 
B. Daturae metele 
C. Daturae metelis 
D. Datura metela 
63. Khi cho một lượng nhỏ dung dịch Javel vào « dịch chiết nước acid sulfuric 
loãng của dược liệu X », một màu đỏ máu xuất hiện. Màu này sẽ biến mất bởi một 
lượng thừa Javel.Có khả năng X là : 
A. Vàng đắng 
B. Hoàng đằng 
C. Hoàng bá 
D. Cả 3 đều hợp lý 
10 
64.Để chiết xuất, phân lập ephedrin từ cây Ephedra, bạn sẽ chọn bộ phận dùng là : 
A. Rễ 
B. Vỏ thân 
C. Phần khí sinh 
D. Hạt 
65.Để chiết xuất, phân lập colchicin từ cây Tỏi độc,bạn sẽ chọn bộ phận dùng là : 
A. Rễ&thân hành 
B. Vỏ thân 
C. Phần khí sinh 
D. Hạt 
66.Trong quy mô sản xuất, alkaloid thường được chiết ra khỏi dược liệu dưới dạng 
A. Alkaloid base toàn phần 
B. Alkaloid muối toàn phần 
C. Hỗn hợp alkaloid base + alkaloid muối 
D. N-oxyd alkaloid (NOA) 
67. Tính chất nào sau đây không đúng với Ephedrin 
A. Dương tính với thuốc thử Valse-Mayer 
B. Có thể thăng hoa được 
C. Cho màu xanh tím với phản ứng biuret 
D. Có thể cất kéo theo hơi nước được 
68.Gần đây, khoa Dược đã chứng minh rằng công thức của alkaloid X (phân lập từ 
vỏ thân Mức hoa trắng) ghi trong cuốn bài giảng dược liệu tập II là không chính 
xác,Theo bạn, alkaloid này là: 
A. Conessin 
B. Conessimin 
C. Conessidin 
D. Iso-conessin 
69. Gần đây, khoa Dược đã chứng minh rằng công thức của alkaloid X (phân lập 
từ vỏ thân Mức hoa trắng) ghi trong cuốn bài giảng dược liệu tập II là không chính 
xác,Theo bạn, sự không chính xác này nằm ở 
A. Vị trí nối đôi 
B. Vị trí nito 
C. Vị trí nhóm thế methyl 
D. Vị trí nhóm OH 
70.Hợp chất nào sau đây thỏa mãn 2 điều kiện: vừa không chứa Oxy . vừa có thể 
kết tinh được 
A. Conessin 
B. Conessimin 
C. Conessidin 
D. Cả 3 chất vừa kể trên 
11 
71. Yếu tố nào sau đây là bắt buộc phải có với mọi cấu tử của tinh dầu: 
A. Có mùi thơm 
B. Bay hơi ở nhiệt độ thường 
C. Có các nguyên tố C,H,O trong cấu trúc 
D. Có phân tử lượng thấp (<300 đơn vị khối) 
72. Khái niệm nào dưới đây không luôn luôn đúng với các cấu tử của tinh dầu: 
A. Là chất lỏng ở nhiệt độ thường 
B. Có phân tử lượng thấp (<300 đơn vị khối) 
C. Bay hơi ở nhiệt độ thường 
D. Có các nguyên tố C, H trong cấu trúc 
73.Thành phần của tinh dầu thường 
A. Là hỗn hợp gần như đồng lượng của rất nhiều chất cấu tử 
B. Rất phức tạp, bao gồm rất nhiều nhóm hợp chất (terpenoid, glycosid, các 
chất thơm) 
C. Phức tạp với thành phần và hàm lượng các chất rất khác nhau 
D. Tương đối đơn giản, có không quá 20 cấu tử 
74.Thành phần thường gặp nhất trong tinh dầu là: 
A. Các dẫn chất monoterpen 
B. Các dẫn chất có vòng thơm 
C. Các dẫn chất hydrocarbon 
D. Các dẫn chất triterpen 5 vòng 
75.Các thành phần có giá trị (trong mỹ phẩm, hương liệu) trong tinh dầu thường là 
các: 
A. Hydrocarbon mạch vòng 
B. Monoterpen mạch vòng có oxy 
C. Sesquiterpen mạch thẳng không có oxy 
D. Hydrocarbon thơm 
76. Chất lỏng nào dưới đây được gọi là tinh dầu 
A. Chất lỏng thu được từ việc chưng cất khô nguyên liệu thực vật 
B. Chất lỏng thu được từ việc chưng cất lôi cuốn hơi nước một thực vật 
C. Chất lỏng thu được từ sự phối hợp các thành phần chất thơm 
D. Chất lỏng thu được từ việc ép các nguyên liệu thực vật 
77.Hợp chất nào dưới đây không có nhân thơm 
A. Cineol 
B. Carvacrol 
C. Thymol 
D. Cinnamaldehyd 
78.Cấu tử nào dưới đây của tinh dầu thuộc nhóm monoterpen đa vòng 
A. Ascaridol 
B. Cajuputol 
C. Citronelol 
D. Thymol 
12 
79.Cấu tử nào dưới đây của tinh dầu có chức aldehyd: 
A. Menthon 
B. Neral 
C. Menthofuran 
D. Terpineol 
80.Cấu tử nào dưới đây của tinh dầu là hợp chất thơm: 
A. Eucalyptol 
B. Caren 
C. Anethol 
D. Menthol 
81.Cấu tử trong tinh dầu có công thức cấu trúc là một ether oxyd 
A. Ascaridol 
B. Cajuputol 
C. Citronelol 
D. Thymol 
82.Tinh dầu nào dưới đây có vị ngọt 
A. Đinh hương 
B. Quế 
C. Hồi 
D. Long não 
83.Tinh dầu nào dưới đây có thể có phần kết tinh ngay sau khi chưng cất ở nhiệt 
độ thường 
A. Bạc hà Á 
B. Quế 
C. Hồi 
D. Long não 
84.Tinh dầu là chất lỏng 
A. Sôi ở nhiệt độ thường 
B. Có nhiệt độ sôi xác định 
C. Có độ nhớt thấp hơn nước 
D. Bay hơi ở nhiệt độ thường 
85.Khoảng tỉ trọng nào dưới đây là của đa số các tinh dầu 
A. <0,5 
B. 0,5-0,7 
C. 0,8-0,95 
D. >1 
86.Tinh dầu nào dưới đây có tỷ trọng >1 
A. Bạc hà Á 
B. Quế 
C. Bạc hà Âu 
D. Màng tang 
13 
87.Chiết suất của tinh dầu thường 
A. Nhỏ hơn nước 
B. Xấp xỉ với nước 
C. Lớn hơn nước 
D. Không có chiết suất 
88.Tinh dầu để lâu thường: 
A. Có nhiệt độ sôi tăng 
B. Tỷ trọng giảm 
C. Độ nhớt giảm 
D. Mùi tăng 
89.Trong đun nóng dược liệu có tinh dầu với nước, khi hỗn hợp sôi, nhiệt độ của hỗn 
hợp hơi sẽ là: 
A. <100oC 
B. >100oC 
C. Bằng nhiệt độ sôi của nước 
D. Bằng nhiệt độ sôi của cấu tử trong chính tinh dầu 
90.Phương pháp đun nóng dược liệu có tinh dầu với nước để lấy tinh dầu được gọi là: 
A. Cất tinh dầu 
B. Chưng cất lôi cuốn theo hơi nước 
C. Chưng cất phân đoạn tinh dầu 
D. Chưng cất hơi nước 
91.Để kiểm nghiệm một tinh dầu, phương pháp nào dưới đây ít có ý nghĩa nhất: 
A. Xác định các hằng số vật lý 
B. Các phản ứng định tính hóa học 
C. Xác định cảm quan 
D. Phương pháp sắc ký so sánh với tinh dầu chuẩn 
92.Tinh dầu có nhiều trong nụ hoa của dược liệu nào dưới đây 
A. Hoa hồi 
B. Sa nhân 
C. Long não 
D. Đinh hương 
93.O-Cresol có thể được dùng để tách thành phần nào dưới đây trong tinh dầu : 
A. Carvon 
B. Cajuputol 
C. Eugenol 
D. Terpineol 
94.Phương pháp thông dụng nhất để phân tích thành phần của tinh dầu là : 
A. Sắc ký lỏng cao áp 
B. Điện di mao quản 
C. Sắc ký khí 
D. Sắc ký lớp mỏng 
14 
95.Ống tiết tinh dầu có thể gặp ở dược liệu nào dưới đây 
A. Các loài thuộc chi Citrus 
B. Vỏ quế 
C. Đinh hương 
D. Sả 
96.Chất nào dưới đây khi có mặt nhiều trong tinh dầu báo hiệu sự pha trộn của một 
chất khác vào trong tinh dầu chứ không phải là (pha trộn)chính nó : 
A. Nước 
B. Cồn 
C. Glycerin 
D. Chất béo 
97.Một tinh dầu Bạc hà Á bị nghi ngờ có trộn thêm menthol tổng hợp, cách đơn giản 
nhất có thể sử dụng để phát hiện ra điều này là : 
A. Định lượng hàm lượng menthol 
B. Xác định lượng menthon có trong tinh dầu 
C. Đo năng suất quay cực riêng 
D. Đo tỷ trọng 
98.Để sắc ký lớp mỏng tinh dầu, nên chọn : 
A. Bản mỏng có độ hoạt hóa cao 
B. Hệ dung môi phân cực từ trung bình đến mạnh 
C. Hệ dung môi có nước 
D. Sắc ký pha đảo 
99.Trong định lượng tinh dầu từ dược liệu, kết quả thường được biểu diễn là : 
A. %(m/m) 
B. %(m/V) 
C. %(V/m) 
D. %(V/V) 
100.Phương pháp thường dùng nhất để thu nhận tinh dầu thuộc chi Cymbopogon là 
A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước 
B. Phương pháp ép 
C. Phương pháp chiết bằng dung môi 
D. Phương pháp ướp 
101.Phương pháp chế tạo tinh dầu ít sử dụng nhất hiện nay là : 
A. Lôi cuốn hơi nước 
B. Ép 
C. Ướp 
D. Chiết 
102.Công dụng nào của tinh dầu hay được dùng nhất trong đời sống hàng ngày 
A. Sát khuẩn nhẹ 
B. Giãn mạch ngoại vi 
C. Kích thích tiêu hóa, chống lạnh bụng, đầy hơi 
D. Cả 3 tác dụng trên 
15 
103.Tinh dầu loại terpen là loại tinh dầu đã được : 
A. Loại toàn bộ các hợp chất terpen ra khỏi tinh dầu 
B. Loại phần lớn các hợp chất terpen ra khỏi tinh dầu 
C. Loại phần lớn các hợp chất monoterpen không có oxy ra khỏi tinh dầu 
D. Loại toàn bộ các hợp chất monoterpen có oxy ra khỏi tinh dầu 
104. Thành phần chính trong tinh dầu vỏ chanh là : 
A. Limonen 
B. Limonin 
C. Citral 
D. Citral a 
105.Bạc hà thường được nhân giống bằng : 
A. Hạt 
B. Thân trên mặt đất 
C. Thân ngầm 
D. Ngọn cây 
106.Để thu được menthol từ tinh d

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDuoc_lieu_2.pdf