Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần II năm học 2015 - 2016 môn: địa lý- khối 12 thời gian làm bài 60 phút

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần II năm học 2015 - 2016 môn: địa lý- khối 12 thời gian làm bài 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần II năm học 2015 - 2016 môn: địa lý- khối 12 thời gian làm bài 60 phút
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ THI KSCL CHUYÊN ĐỀ LẦN II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÝ- KHỐI 12
Thời gian làm bài 60 phút
Câu 1:(2 điểm)
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện như thế nào qua thành phần sông ngòi?
Câu 2:(3 điểm)
Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam, em hãy:
a. Kể tên các đỉnh núi cao trên 2000m của nước ta.
b. Hãy xác định vị trí và hướng của các dãy núi sau: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã.
Câu 3: (2 điểm)
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường
Câu 4: (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Diện tích và dân số các vùng của nước ta năm 2006
Vùng
Diện tích(nghìn km2)
Dân số (triệu người)
Trung du miền núi Bắc Bộ
101,6
12
Đồng bằng Sông Hồng
15,0
18,2
Duyên hải miền trung
96,0
19,5
Tây Nguyên
54,7
4,9
Đông Nam Bộ
23,6
12
Đồng bằng sông Cửu Long
40,0
17,4
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và dân số của các vùng nước ta năm 2006.
b. Nhận xét và giải thích về mật độ dân số của các vùng nước ta.
Học sinh được phép sử dụng Atlats địa lý Việt Nam.
Họ và tên thí sinh....................................................số báo danh:............
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
Nội dung
Thang điểm
1
Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc: trên toàn thể lãnh thổ nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước hàng năm của sông ngòi nước ta là 839 tỷ m3/năm(trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ), tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước thay đổi theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ nước diễn biến bất thường do chế độ mưa bất thường.
2đ
0,75
0,75
0,5
2
a. Các đỉnh núi cao trên 2000m của nước ta: Phanxipang(3143m), Ngọc Lĩnh(2598m), Pu Hoạt(2452m), Chư Yang Sin(2405m)...
b. Vị trí và hướng của các dãy núi: 
Tên dãy núi
Vị trí
Hướng núi
Hoàng Liên Sơn
Nằm trong miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, kẹp giữa Sông Hồng và Sông Đà.
Tây Bắc- Đông Nam
Con Voi
Nằm ở phía tây bắc của miền tự nhiên MB&ĐBBB
TB-ĐN
Bạch Mã
Dọc theo vĩ tuyến 160B
Tây - Đông
Hoành Sơn
Dọc theo vĩ tuyến 180B
Tây - Đông
1,0đ
2,0 mỗi dãy núi 0,5đ
3
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường:
* Thuận lợi: 
- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao bổ sung lớn, có sức khỏe, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
* Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế
Vấn đề việc làm luôn là thách thức lớn đối với nền kinh tế
Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích lũy
Làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm môi trường
Không gian cư trú chật hẹp.
2,0 điểm
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
4
a. Vẽ BĐ: Vẽ BĐ kết hợp cột - đường, trong đó diện tích là cột, dân số là đường. Có đầy đủ tên, bảng chú giải và các chỉ số trên trục tung- trục hoành. Nếu thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25đ, riêng thiếu tên trừ 0,5đ.
b. Nhận xét và giải thích về mật độ dân số của các vùng nước ta.
* Nhận xét:
- Tính mật độ dân số của các vùng(đơn vị người/km2)
- Dân cư phân bố không đều giữa các vùng
- ĐBSH là vùng có mật độ dân số cao nhất, tiếp đến là ĐNB và ĐBSCL(dẫn chứng).
- Các vùng khác có mật độ dân số thấp hơn, thấp nhất là Tây Nguyên.
* Giải thích:
Dân cư phân bố không đều giữa các vùng là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, lịch sử định cư,...
Những vùng có mật độ dân số cao thường là vùng đồng bằng điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời như: ĐBSH, ĐNB, ĐBSC.
Những vùng dân cư thưa thớt thường là vùng gặp nhiều khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ.
1,5đ
1đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTHI_CHUYEN_DE.docx