Đề thi học sinh năng khiếu vật lý 7 năm học 2009-2010 ( thời gian: 150 phút)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1059Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu vật lý 7 năm học 2009-2010 ( thời gian: 150 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu vật lý 7 năm học 2009-2010 ( thời gian: 150 phút)
Trường THCS đỗ xuyên
GV: Tô Thị Minh An
Đề thi học sinh năng khiếu vật lý 7
Năm học 2009-2010
( Thời gian: 150 phút)
Bài 1: Vào buổi tối các xe ô tô chạy trên đường bật đèn sáng, ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra ta có thể quan sát được tuy nhiên ánh sáng này sẽ rõ hơn rất nhiều nếu trời có mưa. Hãy giải thích vì sao khi có mưa ta thấy ánh sáng do đèn của xe ôtô phát ra rõ hơn khi trời không mưa?
Bài 2: Khi chế tạo các loại gương dùng để soi người ta thường dùng những loại gương mỏng mà không dùng loại gương dầy hãy tìm hiểu và giải thích?
Bài 3: Pha 80g muối vào 0,7 lít nước hãy tính khối lượng riêng của nước muối ( giả sử khi hòa tan muối và nước thể tích của nước muối tăng lên không đáng kể)
Bài 4: Một học sinh cho rằng tất cả các chất rắn đều truyền âm tốt theo em nói như vậy có chính xác không? Tại sao?
Bài 5: Để xác định độ sâu của đáy biển người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm phát ra từ một chiếc tàu neo cố định trên mặt nước. Hãy tìm và cho biết nguyên tắc của cách làm việc đó
Đáp án và biểu điểm
Bài 1: ( 1,5 điểm)
Khi trời mưa ánh sáng chiều vào các hạt mưa và hắt vào mắt. Khi quan sát ta thấy rõ ranh giới của chùm sáng do đèn phát ra. Khi trời không mưa ánh sáng chỉ chiếu vào các hạt bụi nhỏ trong không khí và hắt vào mắt ta nên không nhìn rõ bằng khi có mưa.
Bài 2: ( 2,5 điểm)
Một chiếc gương soi tốt là gương có thể phản xạ tốt ánh sáng chiếu vào nó. Sự phản xạ ánh sáng trên gương chỉ xảy ra 1 lần. Những chiếc gương có độ dầy lớn không thỏa nãm được yêu cầu này. 
Trên hình vẽ là một chiếc gương dày 
lớp tráng bạc ở mặt dưới của gương khi
ánh sáng từ S đến gương chỉ có một phần
bị phản xạ ngay ở mặt gương trên còn phần
lớn đi qua lớp kính dầy phản xạ ở mặt dưới rồi
lại truyền qua lớp kính mới đến mắt. Do phản xạ
nhiều lần ở mặt trên và mặt dưới nên ảnh của S qua gương kém rõ nét hơn.
Bài 3: ( 2 điểm)
Khối lượng riêng của nước D= 1000kg/1m3
Thể tích nước: 0,7 lít= 0,7 dm3= 0,0007m3
Khối lượng của 0,7 lít nước: 
Từ D= => m= D.V= 1000. 0,0007= 0,7kg
Khối lượng muối 80g= 0,08kg
Khối lượng của nước muối 
M= 0,08+ 0,7 = 0,78kg
Vì khi hòa tan muối vào nước thể tích của nước muối tăng lên không đáng kể so với thể tích ban đầu nên thể tích của nước muối vẫn là 0,0007m3. Khối lượng riêng của nước muối sẽ là D’ = = = 1114,43kg/m3
Bài 4: ( 2 điểm)
Nói như vậy là chưa chính xác. Với chất rắn có tính đàn hồi thì sự truyền âm của chúng là rất tốt còn những chất rắn có tính đàn hồi kém thì truyền âm rất kém. Chẳng hạn như các vật liệu như bông, nhung và những tấm xốp là những chất truyền âm rất kém người ta thường dùng chúng làm những vật cách âm( tức là không cho âm truyền qua)
Bài 5 ( 2 điểm)
Để xác định độ sâu của đáy biển người ta dùng 1 chiếc tầu neo cố định trên mặt biển ở chỗ cần xác định độ sâu, cho tầu phát ra siêu âm theo phương thẳng đứng xuống dưới. Siêu âm này đi đến đáy biển sẽ bị phản xạ trở lại. Người ta xác định thời gian từ lúc siêu âm cho đến khi thu được siêu âm phản xạ từ đó suy ra khoảng cách từ mặt nước đến đáy biển cách tính như sau:
Gọi h là độ sâu của đáy biển. v là vận tốc siêu âm truyền trong nước. t là thời gian từ lúc phát sóng đến lúc thu được siêu âm phản xạ. Quãng đường siêu âm đã truyền đi (từ mặt nước đến đáy và từ đáy phản xạ trở lại mặt nước) là 2 h
Ta có 2 h= v.t=> độ sâu của đáy biển h = 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_LY_7_TB.doc