Đề thi học sinh giỏi năng khiếu môn: lịch sử lớp 8 thời gian: 150 phút ( không kể thời gian chép đề)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2968Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năng khiếu môn: lịch sử lớp 8 thời gian: 150 phút ( không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi năng khiếu môn: lịch sử lớp 8 thời gian: 150 phút ( không kể thời gian chép đề)
Trường thcs đỗ xuyên
Giáo viên: lê thanh vỵ
Đề thi học sinh giỏi năng khiếu
Môn: Lịch sử lớp 8
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian chép đề)
------------------------------
	Câu 1. 
a. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cành nào? Nội dung chủ yếu của nó.
	b. Bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào công nhân quốc tế từ năm 1848 đến 1870?
	Câu 2. Công xã Pari ra đời trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa lịch sử của công xã Pari.
	Câu 3. Nêu những nội dung chủ yếu của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX? Vì sao những cải cách này không thực hiện được.
----------------Hết----------------
Đáp án năng khiếu
Môn: Lịch sử lớp 8
Câu 1: ( 3 điểm)
	a. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh: Mác và Ăngghen là người soạn thảo ra bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
	- Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Đức, ông nổi tiếng thông minh. Năm 23 tuổi đỗ Tiến sỹ triết học, ông vừa nghiên cứu khoa học, vừa cộng tác với báo có khuynh hướng cách mạng, ông bị trục xuất khỏi Đức. Năm 1843 ông sang Pari tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào cách mạng Pháp. Trong các bài viết của mình Mác kết luận “ Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lý luận cách mạng sẽ đảm đương xứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bót lộc”
	-Ăng ghen sinh năm 1820 ở Đức trong một gia đình chủ xưởng (Tư bản) giàu có. Ông hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản, ông tỏ ra khinh ghét chúng. Năm 1842 ông sang Anh đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người công nhân ông công bố nhiều bài viết trong đó có cuốn “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ăngghen cho rằng: “ Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích”. Hai ông tuy thành phần xuất thân khác nhau nhưng có cùng quan điểm, cùng tư tưởng, hiểu rõ bản chất xấu xa của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đồng thời thấy rõ xứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản đánh đổi giai cấp tư sản để giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột. Hai người trở thành đôi bạn bền chặt hai nhà lý luận cách mạng lỗi lạc.
	-Năm 1844 Ăngghen từ Anh sang Pháp gặp Mác, trong thời gian ở Anh Mác và Ăngghen liên hệ bí mật với một tổ chức công nhân Tây âu là: “ Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “ Đồng minh những người cộng sản” đây là chính đảng đầu tiên của vô sản quốc tế. Hai ông được ủy nhiệm soạn thảo cương lĩnh của đồng minh.
	- Tháng 2/1848 cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn – tuyên ngôn của Đảng cộng sản, tuyên ngôn gồm có lời mở đầu và 4 chương, lời mở đầu nêu rõ mục đích, nguyện vọng của những người cộng sản.
	- Nội dung bản tuyên ngôn Đảng cộng sản: Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử loài người là do sự phát triển của sản xuất. Trong xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Xứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là: “ Người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và Đảng cộng sản sẽ đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng và xây dựng CNXH.
	Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” ( 2 điểm)
	b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời có ảnh hưởng rất lớn đối với phong trào công nhân quốc tế. Trong những năm 1848 -1849 giai cấp công nhân nhiều nơi ở Châu âu đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bót lột.
	- Ngày 23-6-1848 công nhân và nhân dân lao động Pari khởi nghĩa chiến đấu liên tục trong 4 ngày, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu “Tuần lễ đẫm máu” Mác nhận định đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay.
	 -ở Đức công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy đấu tranh tư sản đức không quyết liệt chống thế lực phong kiến phong trào cách mạng vẫn tiếp tục phát triển.
	-Ngày 28-9-1864 trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu của công nhân nhiều nước tham gia. Hội liên hiệp quốc tế được thành lập( gọi là quốc tế thứ nhất) Mác được cử vào Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất. Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá học thuyết Mác vừa đóng vai trò thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế ( 1 điểm)
	Câu 2. (3 điểm) 
Sự ra đời của công xã Pari ( 2 điểm)
Từ khi tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời. Quốc tế thứ nhất được thành lập. Giai cấp vô sản nhận rõ vai trò, xứ mệnh của mình là đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản và CNTB thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Chính vì lẽ đó giai cấp công nhân Pháp đã bùng nổ cuộc cách mạng đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Pháp đứng đầu là Naponeong III. Mâu thuẫn càng trở lên gay gắt. Trước tình hình đó năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ nhằm ngăn cản sự thống nhất nước Đức. Giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước. Kết quả chiến tranh Pháp Phổ Pháp bị thất bại. Trước tình hình Đất nước bị lâm nguy nhân dân Pari phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền Naponeong III thành lập chế độ Cộng hòa “ Bảo vệ tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời được thành lập “ Chính phủ vệ quốc”.
- Quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp vây chặt Pari. Chính phủ lâm thời tư sản “ Sợ dân hơn sợ giặc” nên đã xin đình chiến đầu hàng Phổ để tập trung đàn áp nhân dân. Đây là hành động phản bội tổ quốc. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp của chính phủ Tư sản. Nhân dân Pari kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
- Mâu thuẫn giữa chính phủ lâm thời tư sản với ủy ban trung ương quốc dân quân ngày càng tăng.
- 3 giờ sáng ngày 18-3-1871 Chie cho quân đánh úp đồi Mông Mác nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân công nhân và gia đình hỗ trợ cho quốc dân quân. Quân Chie bị vây chặt, binh lĩnh ngả về phía nhân dân. Âm mưu chiếm đồi Mông Mác bị thất bại. Quân chính phủ tháo chạy về Véc Sai. ủy ban trung ương quốc dân quân đảm nhiệm vai trò của chính phủ lâm thời. 
- Ngày 26-3-1871 nhân dân Pari tiến hành bầu hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu 86 đại biểu trúng cử chủ yếu là công nhân và trí thức đại diện cho nhân dân lao động Pari. Hội đồng công xã là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước thi hành tất cả các chính sách pháp luật đảm bảo quyền lợi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới đầu tiên trên thế giới.
* ý nghĩa lịch sử của công xã Pari( 1 điểm)
	Giai cấp tư sản Pháp cấu kết với quân Đức nhằm đàn áp phong trào cách mạng, quyết tâm tiêu diệt cách mạng vô sản, dẫn đến cuộc nội chiến ở Pháp từ tháng 4 đến tháng 5 đặc biệt từ ngày 20-5 đến 28-5-1871 cuộc chiến ác liệt của nhân dân Pari với quân chính phủ Véc Sai. Cuộc chiến giành giật từng ngôi nhà, góc phố, lịch sử gọi là “ tuần lễ đẫm máu”. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La Se Giơ ngày 27-5-1871 
Mặc dù công xã Pari chỉ tồn tại 72 ngày nhưng có ý nghĩa lớn lao. Công xã là hình ảnh của một chế độ mới xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì mọt tương lai tốt đẹp hơn. Công xã Pari để lại nhiều bài học quý báu: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 3: ( 4 điểm)
Nội dung chủ yếu của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX 
Vào những năm60 của thế kỉ XIX trong khi thựcdân pháp ráo riết cuộc chiến tranh xâm lược nam kì chuẩn bị đánh chiếm nước ta. Triều đình Huế vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu khiến kinh tế xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. (0,5 điểm)
Để cứu vãn tình hình đấtnước một số quan lại, sĩ phu yêu nước như: Trần ĐìnhTúc, Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ. Trương Thâu, Đặng Huy Vận...Đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, giáo dục, văn hóa của nhà nước phong kiến. Đặc biệt Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) ông sinh ra trong mộtgia đình nho học theo đạo thiên chúa, ông nổi tiếng thông minh. Ông đã sang Pháp 2 năm tranh thủ học tập, quan sát tích lũy, mở rộng và vậy hệ thống đề nghị cải cách của ông là kết tinh của 3 yếu tố: Yêu nước - Kính chúa, kiến thức sâu rộng có cái nhìn thức thời, hệ thống đề nghị cải cách rất toàn diện, đề cập đến nhiều vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...( 2,5 điểm)
Những cải cách không thực hiện được vì: Các đề nghị vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược, giữa nhân dân với địa chủ phong kiến, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Triều đình phong kiến thì bảo thủ, cự tuyệt, bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã cản trở sự phát triển khiến xã hội vẫn luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thực dân nửa phong kiến ( 1 điểm)
- Mặc dù các đề nghị cải cách ở thế kỷ XIX không thực hiện được nhưng nó đã phản ánh nhu cầu khách quan của xã hội. Góp phần tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở bước tiến hóa của dân tộc ta ( 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSNK_SU_8_TB.doc