Đề thi học sinh giỏi môn: Giáo dục công dân năm học: 1015 – 2016 - Trường THCS Nguyễn Trực

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6361Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: Giáo dục công dân năm học: 1015 – 2016 - Trường THCS Nguyễn Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn: Giáo dục công dân năm học: 1015 – 2016 - Trường THCS Nguyễn Trực
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Năm học : 1015 – 2016
( Thời gian làm bài : 120 phút)
Câu 1 ( 6 điểm)
 Tệ nạn xã hội là gì ? Nêu nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội. 
Tình huống :
Thắng đã từng là học sinh khá của lớp. Kể từ khi bố mất việc làm, bố thường xuyên đi chơi cờ bạc và đánh mắng mẹ. Bạn đã chán nản, trốn học và đi chơi cùng với một số người bạn xấu. Một thời gian sau, Thắng bị công an bắt trong lúc đang chơi đánh bài ăn tiền.
 a, Em có suy nghĩ gì về việc làm của Thắng.
 b, Nếu là bạn của thắng em sẽ làm gì ? 
Câu 2 (3 điểm)
 Thế nào là quyền sở hữu của nhân dân ? Quyền sở hữu của nhân dân gồm những nội dung (quyền) nào ? Pháp luật Việt Nam có những qui định nào trong việc tôn trọng tài sản của người khác.
Câu 3 (4 điểm)
 a,Thế nào là hợp tác cùng phát triển ? Đảng ta đã có chính sách nào trong việc hợp tác quốc tế ?
 b, Em hiểu thế nào về quan điểm : ‘Hoà nhập chứ không hoà tan’ trong mối giao lưu hợp tác quốc tế.
Câu 4.( 4điểm)
 Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện. Học sinh lớp 9 đã đủ tuổi đi xe máy điện chưa? Vì sao. Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp điện, học sinh cần chú ý gì?
Câu 5: ( 3 điểm ) 
Em hiểu như thế nào về câu nói: “ sống đẹp, sống có ích” ?
----------------------------------Hết----------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(6đ)
 - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đối với đời sống xã hội. (1 đ)
 - Tác hại:( 1đ)
 + Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. 
 + Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. 
 + Gây rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. 
 + Là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỹ HIV/AIDS. 
- Nguyên nhân:
 + Chủ quan: (1)
 -Lười lao động, ham chơi, đua đòi với bạn bè xấu. 
 -Do tò mò, thiếu hiểu biết về tác hại của TNXH. 
 + Khách quan: ( 1)
 -Do hoàn cảnh éo le, cha mẹ nuông chiều, buông lỏng việc giáo dục con cái. 
 -Do các tiêu cực trong xã hội, bị dụ dỗ, bị ép buộc hoặc khống chế. 
 -Do bị bạn bè xấu lôi kéo, rũ rê mà không biết tự chủ. 
- Nguyên nhân chính: Chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. 
 * Tình huống: (2đ)
 b. - Việc làm của Thắng là sai, thiếu tính tự chủ, chưa điều chỉnh được suy nghĩ và hành vi của mình của mình chưa vượt qua được tình huống khó khăn của hoàn cảnh gia đình. (1đ)
- Nếu là bạn của Thắng, em sẽ: ( 1đ)
+ Sống gần gũi, động viên bạn...
+ Phân tích cho bạn hiểu đánh bài ăn tiền là tệ nạn xã hội vi phạm pháp luật, chỉ cho bạn thấy tác hại của tệ nạn xã hội.
+ Khuyên bạn nói với bố việc làm của bố là chưa đúng, nếu không được thì nhờ sự tác động ông bà, họ hàng hoặc chính quyền .
+Khuyên bạn chăm lo học tâp, không đi theo kẻ xấu... 
 + Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. 
.Câu 2( 3đ)
*Khái niệm. Quyền sở hữu tài sản công dân: là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.(1đ)
 *Quyền sở hữu tài sản công dân bao gồm: (1đ)
- Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng của tài sản đó.
- Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá huỷ, vứt bỏ...
*Những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc tôn trọng tài sản của nhà nước.(1đ)
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, cụ thể:
- Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật. 
-Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. 
-Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lai cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng, phải sửa chửa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. 
-Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 3( 4đ)
a, Hợp tác cùng chung sức làm việc , giúp đỡ , hỗ trợ lẫn nhau trong công việc , lĩnh vực nào đó vì mục tiêu chung.Hợp tác phải trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi , không làm tổn hại đến lợi ích của người khác(1đ)
Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng ta: (1đ)
Đảng ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ .
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau .
-Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
-Bình đẳng cùng có lợi.
-giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng , đàm phán.
-Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép , áp đặt và cường quyền.
b, Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:
 + Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. (1đ)
 + Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan. (1đ) 
Câu 4( 4đ) 
-Xe đạp điện là xe di chuyển bằng động cơ điện, khi hết điện người điều khiển có thể đạp xe đạp bình thường.(0,5đ)
-Xe máy điện là xe gắn máy, di chuyển bằng động cơ điện, có vận tốc tối đa 50km/h.(0,5đ)
-Học sinh lớp 9 chưa đủ tuổi đi xe máy điện. Vì theo quy định người đủ 16 tuổi trở lên mới được đi xe máy điện.(1đ)
Khi đi xe đạp điện học sinh cần chú ý: (2đ)
+Tìm hiểu và nắm vững quy định pháp luật giao thông đường bộ đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp điện.
+Đội mũ bảo hiểm;đi xe theo trật tự đường bộ, không dàn hàng ngang trên đường, không phóng nhanh vượt ẩu; Chấp hành tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu giao thông, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
+Hạn chế đi xe đạp điện( nhất là học sinh lớp 6,7,8)để giảm phương tiện tham gia giao thông trên đường, góp phần đảm bảo giao thông đường bộ.
Câu 5 (3 điểm) Phân tích câu nói: “ sống đẹp, sống có ích” 
* Sống đẹp là sống có lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ, có tấm lòng nhân ái. (0.5 đ) 
* Sống có ích là: ( 1.5 đ ) 
- Sống vì mọi người, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. 
- Phải biết phân biệt đúng - sai, phải – trái.
 - Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy tắc và trật tự xã hội. 
* “ Sống đẹp – sống có ích” mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ sung cho nhau; “ Sống đẹp – sống có ích” là điều mà tuổi trẻ chúng ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện để đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, văn minh, hội nhập cùng quốc tế. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_9_GDCD_nam_2015_NT.doc