Đề thi học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Kim An năm học: 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1455Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Kim An năm học: 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Kim An năm học: 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Trường THCS Kim An Năm học: 2015 - 2016
 Môn: Giáo dục công dân
 	 (Thời gian làm bài 150 phút)
Đề bài
Câu l: (5,5 điểm).
Cấu trúc môn GDCD gồm 2 chủ đề cơ bản. Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về các vấn đề sau:
a. Đạo đức là gì? Nêu các mối quan hệ cơ bản được thể hiện thông qua đạo đức
b. Pháp luật là gì ,? Đặc điểm của pháp luật ?
c. So sánh sự giống nhau của đạo đức và pháp luật (về chức năng). Sự khác nhau của đạo đức và pháp luật (cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, các hình thức đảm bảo thực hiện).
Câu 2 : (3 điểm).
Hiện nay tệ nạn xã hội đang là một vấn đề bức xúc. Em hãy cho biết :
a. Tệ nạn xã hội là gì ?
b. Qui định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội ?
c. Học sinh THCS có cần tham gia phòng chống tệ nạn xã hội không ? Vì sao?
Câu 3 : (5 điểm)
“Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tuột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
a. Đây là câu nói của ai ?
b. Thể hiện điều gì ?
c. Em học tập được họ những điều gì ?
d. Liên hệ bản thân ?
Câu 4 : (4,5 điểm)
Để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải hợp tác quốc tế. Em hãy cho biết:
a. Hợp tác là gì ? Cơ sở của sự hợp tác ?
b. Vì sao trong thời đại ngày nay sự hợp tác quốc tế là một yêu cầu tất yếu ?
c. Trong quá trình hợp tác quốc tế chúng ta có những thời cơ và thách thức gì ?
d. Để hội nhập quốc tế bản thân em đã, đang và sẽ làm gì ?
Câu 5 : (2điểm)
Hoàng trót dừng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng. 
Hoàng tự nhủ : “ Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn bị mẹ la mắng; với lại mình chỉ làm một lần thôi, không bao giờ làm như thế nữa”.
Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?
-------------HẾT------------
Người kiểm tra đề:	Người ra đề
Nguyễn Thị Nhất Tạ Thị Nga 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm từng ý
Câu 1
(5,5đ)
a. Đạo đức và các mối quan hệ cơ bản
Đạo đức là những qui định, những chuẩ-n mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
Các mối quan hệ cơ bản, ứng xử với:
- Bản thân
- Người khác
- Công việc
- Môi trường sống (Gia đình, cộng đồng, thiên nhiên. . . )
- Lý tưởng sống của dân tộc
b. Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Đặc điểm của pháp luật
+ Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. 
+ Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
+ Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo qui định. 
Ghi chú: Nếu học sinh chỉ nêu được đặc điểm mà không giải thích thì được 1/2 số điểm cầu phần đặc điểm.
C. So sánh đạo đức với pháp luật
* Giống:
+ Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội.
+ Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội. 
+ Đạo đức và pháp luật góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn 
* Khác:
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở 
hình thành
Bắt nguồn từ cuộc sống, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do cơ quan quyền lực cao nhất đại biểu của nhân dân là quốc hội làm luật pháp và sửa đổi luật pháp
Hình
thức
thể
hiện
Tục ngữ, ca dao 
Châm ngôn
Danh ngôn
Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
Văn bản qui phạm pháp luật
Các
hình
thức
thể
hiện
Được điều chỉnh thông qua dư luận xã hội: khen, chê, khuyên răn.
Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục? thuyết phục, cưỡng chế.
0,5 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
(3đ)
a. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. . .
b. Qui định của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội. 
- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. 
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, cưỡng bức lôi kéo sử dựng trái phép ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện. 
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm 
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. 
- Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích. 
- Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truy, đồ chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
c. Học sinh THCS cần có tham gia phông chống xã hội không? Vì sao? 
- Tệ nạn xã hội hết sức nguy hiểm, không loại trừ bất cứ một ai, nếu không biết cách phòng chống. 
- Pháp luật nước ta đã có nhưng quy định về phòng chống tệ nạn xã hội nên trách nhiệm của công dân là phải tuân theo pháp luật, trong đó có học sinh THCS. 
- Tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội là để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(5đ)
Dẫn dắt vào đề 
a. Đây là câu nói của : Hồ Chủ t ịch (Bác Hồ) 
b. Câu nói đó thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của Bác : 
"Suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân" 
c. Học tập Bác: 
- Về ý chí và nghị lực, vượt qua khó khăn để giành và giữ độc lập cho Tổ quốc 
- Về tình thương yêu đối với con người 
- Về sự công hiến hy sinh (chí công vô tư) đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên lợi ích của bản thân mình 
- Về cách nói giản dị. 
d. Liên hệ bản thân 
- Xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 
- Nhiệm vụ cụ thể trước mát: tốt nghiệp THCS rồi vào PTTH.
- Rèn đức luyện tài. . ... (chủ đề năm học) 
- Hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội . . . (học sinh có thể nêu việc làm cụ thể)
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(4,5đ)
a. Hợp tác và cơ sở của hợp tác 
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. 
- Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. 
b. Sự hợp tác quốc tế là tất yếu vì: 
Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, sự hạn chế, bùng nổ dân số khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo. . .) mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu 
c. Thời cơ và thách thức
* Thời cơ:
- Tham gia các liên minh kinh tế, khu vực, tổ chức
- Tiếp thu những tiến bộ của KH-KT của thế giới 
- Thu hút nguồn vốn.
- Giải quyết công ăn việc làm 
* Thách thức: 
- Điểm xuất phát về kinh tế thấp 
- Trình độ dân trí và khả năng của người lao động chưa cao
- Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn, của nền kinh tế thị trường.
- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
d. Liên hệ 
- Học tập 
- Lao động 
- Lối sống 
- Đối với người nước ngoài và văn hoá của các dân tộc
0,25 điểm
0,25 điểm
1 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 5
(2 đ)
a. Theo em ý nghĩ của Hoàng là sai 
b. Nếu là Hoàng em sẽ: 
- Từ chối khéo bà hàng nước. 
- Thành thật xin lỗi mẹ về việc em đã trót dùng tiền học phí để đánh điện tử và hứa sẽ không tái phạm. 
- Báo cho mẹ biết về hành động dụ dỗ của bà hàng nước để mẹ có những biện pháp thích hợp vừa bảo vệ được bản thân mình vừa biết được ý đồ của bà hàng nước
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_9_GDCD_nam_2015_KA.doc