Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Thanh Mai

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1216Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Thanh Mai
 PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 TRƯỜNG THCS THANH MAI Năm học 2015-2016
 Môn thi: GDCD
 Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I: (2,0 điểm)
 Em hiểu thế nào là nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Theo em, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của những tổ chức xã hội, cá nhân nào?
Câu II: (4,0 điểm)
 Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật? 
Câu III: (4,0 điểm)
 a. (2,0 điểm) Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập nước đến na, nhà nước ta ban hành mấy bản Hiến pháp? Đó là những năm nào?
 b. ( 2,0 điểm) Nêu nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992? Ai mới có quyền lập và sứa đổi Hiến pháp?
Câu IV: ( 10,0 điểm)
 Nêu ý nghĩa, tác dụng của từng chuẩn mực đạo đức mà em đã được học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 ở học kì I?
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC: 2015-2016
 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Tổng điểm toàn bài: 20,00
 Nội dung trả lời
 Điểm
Câu I: 
- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống dân văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, cảnh quan môi trường sạch đẹp, xây dụng tình đoàn kết xóm giềng, bại trừ phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng dân cư.
- Bản thân là học sinh cũng phải góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như: vệ sinh thôn xóm, tuyên truyền mọi người thực hiện nếp sống văn hóa mới, phòng, chống các tệ nạn xã hội...
2.0đ
1.0đ
1,0đ
Câu II: 
- Dân chủ là mọi người được làm việc của tập thể, xã hội. Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước .
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động của mọi người tạo cơ hội cho con người phát triển, nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động.
4.0đ
1.0đ
1.0đ
2.0đ 
Câu III
a:) Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Từ khi thành lập nước đến nay nhà nước đã ban hành 5 bản hiến pháp vào những năm 1946,1959,1980,1992,2015. 
b) Nội dung cơ bản của hiến pháp 1992:
- bản chất nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Nội dung Hiến pháp quy định:
+ Chế độ chính tri.
+ Chế độ kinh tế.
+ Chính sách xã hội.
+ Giáo dục, khoa học công nghệ.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Quốc hội lập ra và có quyền sửa đổi Hiếp pháp.
4đ
1đ
1đ
0.5đ
1đ
0.5đ
Câu IV: 
Ý nghĩa và tác dụng của các chuẩn mực đạo đức là:
- Chí công vô tư: đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
- Tự chủ: là một đức tính quý giá, nhờ có đức tính tự chủ mà con người sống đúng đắn và biết cư sử có đạo đức có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ.
- Dân chủ và kỉ luật: Dân chủ là để mọi người thể hiện phát huy được những đóng góp vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo để dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
- Bảo vệ hòa bình: là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên tránh được đau thương mất mát do chiến tranh gây ra giúp nhân dân có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, thực hiện được trách nhiệm của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay.
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc: là tạo điều kiện cho các nước các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật...Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh.
- Hợp tác cùng phát triển: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa dịch bệnh...Mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đề góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của Việt Nam.
- Năng động sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra 1 cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang. Mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội.
- Lí tưởng sống của thanh niên: là làm cho mỗi cá nhân luôn năng động. sáng tạo. Luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt giúp con người cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. Họ sẽ được xã hội, nhà nước tạo điều kiện phát triển những khả năng của mình. Người sống có lí tưởng tốt đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
 DUYỆT CỦA BGH NGƯỜI RA ĐỀ 
 Nguyễn Thị Vân 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_9_GDCD_nam_2015_TM.doc