Đề thi giao lưu HS giỏi cấp trường THCS Nga Thiện-Nga Giáp năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn 9

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 878Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu HS giỏi cấp trường THCS Nga Thiện-Nga Giáp năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giao lưu HS giỏi cấp trường THCS Nga Thiện-Nga Giáp năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn 9
PHÒNG GD &ĐT NGA SƠN KÌ THI GIAO LƯU HS GIỎI CẤP TRƯỜNG THCS NGA THIỆN-NGA GIÁP NĂM HỌC 2015 – 2016
SBD:
 MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(3 điểm): Câu thơ cuối trong đoạn đầu của bài thơ “ Đồng chí ” , Chính Hữu viết: “Đồng chí !”, em hiểu như thế nào về cách viết ấy?
Câu 2. (7 điểm): 
 Từ việc cảm thụ câu thơ sau trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy: 
“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
 Em hãy phátt biểu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử trong xã hội ngày nay.
Câu3. (10 điểm)
 Sống trong đời sống
 Cần có một tấm lòng
 Để làm gì em biết không?
 ( Trịnh Công Sơn)
 Hãy tìm câu trả lời trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"- Nguyễn Thành Long ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9) 
 PHÒNG GD &ĐT NGA SƠN KÌ THI GIAO LƯU HS GIỎI CẤP TRƯỜNG THCS NGA THIỆN-NGA GIÁP NĂM HỌC 2015 – 2016
 ĐÁP ÁN MÔN THI: NGỮ VĂN - 9
Câu 1 (3 điểm): 
Câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất có cấu trúc thật đặc biệt với hai tiếng “ Đồng chí!” lập lại tiêu đề bài thơ(0,5 đ) 
 - Câu thơ ngắn, cùng với hìmh thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định: Đồng chí là một tình cảm đẹp , được kết tinh trên cơ sở tình giai cấp, tình người.(1 đ)
Hai câu thơ như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở của tình đồng chí và mở ra biểu hiện của tình đồng chí (0,75 đ)
 - Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì câu thơ như một trái tim dẫn máu hồng nuôi sống toàn cơ thể.Nếu coi bài thơ như một ngọn đèn thì câu thơ như ngọn lửa thắp sáng bài thơ.(0,75 đ)
Câu 2(7 điểm)
 * Cảm thụ hai câu thơ (2 điểm).
 - Đây là hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ súc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thể hiện ở hai phương diện:
 - Tính trữ tình: Thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng.
 - Tính triết lý: Mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp, cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và là bất tử, là bao la vô tận, khó sao có thể đền đáp hết được . í thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
 * Suy nghĩ về tỡnh mẫu tử (5 điểm).
 - Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng ở đây chủ yếu nên hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc che chở ...mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi chúng ta suốt cuộc đời. (1đ)
 - Trong đời sống của mỗi con người, có nhiều tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, anh chị em, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước... nhưng tình mẫu tử có vị trí đặc biệt thiêng liêng và máu thịt nhất.(1đ)
 - Vì sao tình mẫu tử lại có được vị trí cao trọng như vậy?(1đ)
 + Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi con người khi sinh ra và sẽ gắn bó suốt cả cuộc đời.
 + Vì đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt, vừa mang tính tinh thần cao cả.
 + Vì đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa mang tính trách nhiệm.
Mở rộng vấn đề. (2 đ)
+ Con người sẽ hạnh phúc ra sao nếu được sống trong tình mẫu tử?
 + Con người sẽ bất hạnh và thiệt thòi như thế nào nếu không được hưởng tình cảm đó?
+ Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống như thế nào? Sẽ giúp con người sống tốt hơn ra sao?
 + Người con phải làm gì để tình cảm đó luôn bền vững và đẹp đẽ?
+ Phê phán những hiện tượng, những quan niệm sai về vấn đề trên.
+ Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi cuộc sống có nhiều biến đổi, khi ý thức cá nhân của con người được khơi dậy và đề cao thì cần có thái độ như thế nào về tình mẫu tử? Trình bày những trải nghiệm của mình về vấn đề trên. Từ đó rút ra bài học cho bản thân? 
Câu3 ( 10 điểm).
Xây dựng một bài văn, gồm ba phần:
a, Phần mở bài: (1đ)
- Trong văn học cũng như trong đời sống, con người " Cần có một tấm lòng"
- Tấm lòng của sự cống hiến một mùa xuân của bản thân mình, sự hi sinh quên mình lao động một cách thầm lặng nơi mây mù bao phủ để xây dựng quê hương đất nước
- Câu trả lời cống hiến để làm gì được thể hiện rõ qua văn bản: Lặng Lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.
- Dẫn lời thơ của Trịnh Công Sơn
b, Phần thân bài: (8,0đ)
Làm rõ sống trong đời, cần có một tấm lòng, để làm gì qua văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”:
+ Những con người bình thường, lặng lẽ làm việc miệt mài cho đất nước. Họ cống hiến thầm lặng, hết mình để phục vụ chiến đấu, để xây dựng quê hương đất nước....
+ Họ là những người vô danh, trai có, gái có, già có, trẻ có. Nhưng chung một tấm lòng nhiệt huyết là lao động sôi nỗi, quên mình cho đất nước rất đáng trân trọng và đáng kính phục...
+ ở đó có anh thanh niên, ông hoạ sĩ già, bác lái xe vui tính, cô kĩ sư trẻ... tiêu biểu là anh thanh niên. 
( Phân tích những đức tính và sự cống hiến quên mình của mỗi nhân vật, phân tích sâu sắc về nhân vật anh thanh niên)
+ Những con người lao động ở Sa Pa là những tấm gương lao động cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo. và đặc biệt như lời bài ca thúc dục thế hệ trẻ hãy cống hiến hết mình vì để xây dựng đất nước
+ Nghệ thuật của tác phẩm
* Khẳng định tác phẩm đều thể hiện: Sống trong đời, cần có một tấm lòng. Đó là sự dâng hiến cuộc đời mình và quên mình trong lao động thầm lặng để xây dựng quê hương đất nước. 
c, Phần kết bài(1đ)
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và khẳng định ý nghĩa về nhận định của Trịnh Công Sơn
- Một vài suy nghĩ của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_Van_9_co_DA.doc