Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 thcs năm học 2012 - 2013 môn: lịch sử thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 thcs năm học 2012 - 2013 môn: lịch sử thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 thcs năm học 2012 - 2013 môn: lịch sử thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề chính thức
Đề thi có 01 trang
I. Phần Lịch sử Thế giới.
Câu 1 (3 điểm):
 Em hãy nêu nguyên nhân, tính chất, hậu quả của chiến tranh Thế giới lần thứ nhất(1914 – 1918)? 
Câu 2 (5 điểm):
 Nội dung chủ yếu của Lịch sử Thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945?
II. Phần Lịch sử Việt Nam.
Câu 1 (3 điểm): 
Vì sao Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX ?
Câu 2 (4 điểm): 
Nhận xét chung về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884?
Câu 3 (5điểm):
 Chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1897 – 1914)? Những thay đổi về Kinh tế - Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác đó?
 Hết..
Họ và tên thí sinh:.SBD..
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: Lịch sử ( hướng dẫn có 05 trang)
	Phần I. Lịch sử Thế giới.( 8 điểm)
Câu
Phần
Nội dung cần trả lời
Điểm
Câu 1
Nguyên
nhân
- Do sự phát triển không đồng đều của Chủ nghĩa Tư bản, làm nảy sinh xung đột về quyền lợi của các nước đế quốc, dẫn đến sự ra đời của hai khối quân sự đối lập nhau, đó là: khối: “ Liên minh” gồm Đức - ¸o – Hung và khối: “ Hiệp ước” gồm Anh – Pháp – Nga. 
0,5
- Hai khối này chạy đua vũ trang và chuẩn bị gây chiến tranh để giải quyết vấn đề thuộc địa
0,25
Tính chất
- Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc, chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp Tư sản cầm quyền
0,25
- Là cuộc chiến tranh xâm lược, nhằm mục đích là cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương
0,25
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa: cả hai bên tham chiến đều là phi nghĩa, tốn phí và hậu quả chiến tranh đè nặng lên đời sống nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa
0,5
Hậu quả
- Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất dã gây ra nhiều tổn thất lớn: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, số tiền chi phí cho chiến tranh của các nước tham chiến khoảng 85 tỷ đô la, nhiều cơ sở hạ tầng bị tàn phá
0,5
- Mọi gánh nặng của chiến tranh đè lên lưng người lao động, cuộc sống của họ ngày càng thêm cực khổ
0,25
- Nước Mỹ thu được nhiều lợi nhuận nhất nhờ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh, trở thành chủ nợ của Tây Âu.
0,25
- Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng không ngừng phát triển, đặc biệt là sự thắng lợi của cánh mạng Tháng Mười Nga năm 1917
0,25
Câu 2 
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa Tư bản và kẻ thù. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, sự thành lập nhà nước Xô – viết và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới và cổ vũ phong trào cách mạng vô sản
1,0
- Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước phát triển mới, ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười – con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa
1,0
- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng
1,0
- Trải qua những năm phát triển bột phát sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã lâm vào khủng hoảng kinh tế(1929 – 1933), cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới hậu quả: chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a; Đức và Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh nhằm chia lại thế giới.
1,0
- Chiến tranh thế giới thứ hai( 1939 – 1945) đã gây ra những tổn thất to lớn, khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trược đó cộng lại
1,0
II. Phần Lịch sử Việt Nam( 12 điểm)
Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào?( 3 điểm)
Nội dung cần trả lời
Điểm
- Nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa Tư bản trên thế giới phát triển mạnh, dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm thuộc địa
0,5
- Châu ¸ là một lục địa rộng lớn, đông dân cư, giàu tài nguyên, có nền văn hóa lâu đời. Đến nửa sau thế kỷ XIX các nước châu ¸ vẫn còn chìm đắm trong chế độ phong kiến lạc hậu, bởi vậy là mảnh đất lý tưởng cho các nước tư bản và các nước đế quốc nhòm ngó, xâm lược.
0,5
- Việt Nam là một quốc gia đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí thuận lợi về giao thông với các nước, Việt Nam luôn là vùng đất mà nhiều nước đế quốc thèm muốn. Từ rất sớm, Thực dân Pháp đã đã nuôi ý đồ xâm lược nước ta, chính vì vậy TP Pháp đã đưa các giáo sỹ vào Việt Nam với danh nghĩa là truyền đạo để thăm dò, tìm hiểu, gây cơ sở 
0,5
- Đến thế kỷ XIX, dưới sự thống trị của chế độ phong kiến triều Nguyễn, đất nước ta ngày càng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng, nhân dân đói khổ nổi dậy khắp nơi, để ổn định tình hình, triều đình phong kiến triều Nguyễn đã đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước, đất nước ta ngày càng suy yếu
0,5
- Nhận rõ âm mưu xâm lược của TD Pháp, nhà Nguyễn đã đối phó bằng cách cắt đứt mọi quan hệ với TP Pháp, thực hiện chính sách: “ Bế quan tỏa cảng”, cấm việc truyền đạo và giết các giáo sỹ
0,5
- Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, TD Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều ngày 31/8/1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng ngày 01/9/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng mở đầu xâm lược nước ta.
0,5
Câu 2. Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1884.( 5 đ) 
Nội dung cần trả lời
Điểm
- Ngay từ khi Thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp, phong trào ngày càng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu, lúc đầu ở Đà Nẵng( nghĩa quân của Phạm Gia Vĩnh) sau đó đến Gia Định( nghĩa quân của Trần Thiện Chính, Lê Huy, Trương Định, Đỗ Trinh Thoại...) các tỉnh Nam Kỳ( Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Tri Phương, Phan Văn Trị)Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ
1,0
- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1884 có thể chia ra là hai giai đoạn: giai đoạn đầu: từ 1858 đến ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862, giai đoạn sau từ từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 đến năm 1884
1,0
- Giai đoạn 1858- 1862: Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta còn gắn bó với triều đình phong kiến nhà Nguyễn, nhân dân chiến đấu bên cạnh triều đình nhà Nguyễn
1,0
- Giai đoạn 1862 – 1884: Phong trào của nhân dân ta đã tách khỏi triều đình Huế, nhân dân chiến đấu tự lực ở khắp mọi nơi. Lúc này triều đình Nhà Nguyễn ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta, như giải tán nghĩa quân, điều động người chỉ huy đi nơi khác, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, mặc dù vậy phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn duy trì và phát triển.
1,0
- Tác dụng của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XIX: Phong trào vừa chống TP Pháp xâm lược, vùa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng . Các cuộc đấu tranh đã buộc TP Pháp phải liên tục đối phó, làm tiêu hao lực lượng của chúng, làm cho chúng hoang mang lo sợ, cổ vũ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, chống áp bức cường quyền của nhân dân ta.
1,0
Câu 3: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất( 1897 – 1914)? Những thay đổi về Kinh tế - Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác đó?( 4 điểm)
Nội dung cần trả lời
Điểm
- Trong Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta, lập thêm nhiều đồn điền trồng cây Cao su, Cà phê, hồ tiêu..
0,5
Trong Công nghiệp: Tập trung đầu tư vào khai thác than đá và khoáng sản , đầu tư vào một số nghành khác như : xi măng; điện, khai thác và chế biến gỗ
0,5
- Giao thông, vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự
0,5
- Thương nghiệp: Thực dân Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp khi đưa vào thị trường Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc không phải đóng thuế, nhưng lại đánh thuế rất cao hàng hóa của các nước khác
0,5
- Để tăng cường vơ vét , bóc lột nhân dân ta Thực dân Pháp còn đề ra rất nhiều thứ thuế vô lý mới bên cạnh các loại thuế cũ, như thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện
0,5
- Nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi quan trọng, tuy nông nhiệp vẫn là chủ yếu , nhưng đã xuất hiện những nhân tố mới của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa: công nghiệp, thương nghiệp, các hầm mỏ, hệ thống đường sắt, các nhà máy, các khu đô thị ra đời.
0,5
- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, cơ cấu giai cấp có sự thay đổi, xã hội Việt Nam xuất hiện các tầng lớp và giai cấp mới như: Tư sản, Công nhân, Tiểu tư sản trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò quan trọng nhất
0,5
- Chính sách bóc lột và thống trị ngày càng tàn bạo của Thực dân Pháp đã làm cho mâu thuấn giai cấp( nông dân với địa chủ; Công nhân với Tư bản Pháp) và mâu thuẫn dân tộc ( toàn thể nhân dân Việt Nam với TD Pháp) ngày càng trở nên gay gắt.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt_hsg_su_8_TT.doc