Đề thi chọn học sinh nămg khiếu năm học 2010- 2011 đề chính thức môn: Hoá học - Lớp 8 thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1497Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh nămg khiếu năm học 2010- 2011 đề chính thức môn: Hoá học - Lớp 8 thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh nămg khiếu năm học 2010- 2011 đề chính thức môn: Hoá học - Lớp 8 thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề
PHòng giáo dục & đào tạo thanh thuỷ
Đề thi chọn học sinh nămg khiếu năm học 2010- 2011
Đề chính thức
môn: hoá học - lớp 8 
Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề
 Đề thi có: 01 trang
Câu 1( 3điểm): 
a. Một nguyên tử X có tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.Tính số proton và số nơtron trong nguyên tử và cho biết X là nguyên tố hoá học nào? 
b.Cần hoà bao nhiêu gam dung dịch muối ăn nồng độ 30% vào 300gam dung dịch muối ăn nồng độ 15% để được dung dịch muối ăn có nồng độ 20%.
Câu 2 (3,75 điểm):
Cho các công thức hoá học sau đây: Fe2(OH)3, Al3O2, K2O, K(NO3)2, Cu(SO4)3, NaCl2, Ba2CO3, Ba(OH)2, FeCl3. Hãy viết lại những công thức hoá học sai thành công thức hoá học đúng.
Hoàn thành các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hoá sau, cho biết mỗi chữ cái: X, Y, Z, T là một chất riêng biệt.
KClO3 -> X -> Y -> Z -> T -> Al2(SO4)3
Câu 3 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
	 a. FexOy + CO Fe + CO2
 b. Cu + H2SO4đặc,nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O
	c. Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O	
	d. FexOy + HCl FeCl + H2O
	e. Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O
Câu 4 (4 điểm):
Có những chất sau: Zn, Al, H2O, KMnO4, HCl, H2SO4 loãng.
Viết các phương trình hóa học điều chế khí ôxy và khí hiđrô.
Có 5 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, NaCl, H2O. Hãy trình bày phương pháp nhận biết từng chất đựng trong mỗi lọ và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 5 (2,5 điểm ): Có hỗn hợp khí CO và CO2. Nếu cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 1 gam chất kết tủa màu trắng. Nếu cho hỗn hợp khí này đi qua bột CuO nóng dư thì thu được 0,64gam Cu.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) và thể tích của mỗi khí có ở trong hỗn hợp.
Câu 6 (3,75 điểm ):
 	Khử hoàn toàn 2,4g hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hiđrô thu được 1,76g kim loại. Hoà tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448l khí(đktc).Xác định công thức của oxit sắt.
Cho biết: H = 1, O = 16, Cu = 64, Fe = 56, C = 12, Ca = 40, Cl = 35,5.
..... Hết .....
 Họ và tên thí sinh: ...................................SBD: ..................
 Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
PHòng giáo dục & đào tạo thanh thuỷ
Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh năng khiếu
năm học 2010 – 2011
môn: hoá học 8
Câu 1 : (3điểm)
a. (1,5điểm )
 Vì trong nguyên tử số e = số p nên ta có: 2p + n = 46 (1)
 Theo đề bài : 2p – n = 14 (2)
 Lấy (1) + (2) được 4p = 60 ị p = 15 ị n = 16
Vì số p = số e = 15 nên X là nguyên tố Phốtpho ( kí hiệu là P)
b.(1,5điểm) áp dụng phương pháp đường chéo
dung dịch1 30% 5 
 20%
dung dịch2 15% 10
mdd1 : mdd2 = 5 : 10 = 1 : 2 mdd1 = mdd2 : 2 = 300 : 2 = 150g. 
Vậy cần phải pha 150g dd muối ăn 30%.
Câu 2 (3,75 điểm):
1. Mỗi công thức hoá học đúng cho 0,2đ
 Công thức hoá học đúng: Fe(OH)3, Al2O3, KNO3, CuSO4, NaCl, BaCO3.
2. Mỗi phương trình hoá học đúng cho 0,5đ 
 2KClO3 to 2KCl + 3O2
 O2 + 2Cu to 2CuO
 CuO + H2 to Cu + H2O
 H2O + SO3 H2SO4
 3H2SO4+ 2Al Al2(SO4)3 + 3H2 
Câu 3 (3 điểm): Mỗi phương trình phản ứng đúng cho 0,5đ:
	 a. FexOy + yCO to x Fe + yCO2
	 b. Cu + 2H2SO4 đặc,nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O
	 c. Fe3O4 + 8 HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O	
	 d. FexOy + 2y HCl xFeCl + y H2O
 e. Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
Câu 4 (4 điểm):
1.(1,5điểm ): Mỗi phương trình phản ứng đúng cho 0,25đ:
 Phương trình phản ứng điều chế khí ôxy:
 1. 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2
Các phương trình phản ứng điều chế khí hiđrô:
 1. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 2. 2Al + 6 HCl 2AlCl3 + 3H2
 3. Zn + H2SO4 loãng ZnSO4 + H2
 4. 2Al + 3H2SO4 loãng Al2(SO4)3 + 3H2
Phương trình phản ứng điều chế cả khí ôxy và khí hiđrô: 
 2H2O đp 2 H2 + O2
2.(2,5điểm ):
Bước 1.(1,0điểm ): Lần lượt cho các chất tác dụng với quỳ tím.
- Chất nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ là H2SO4
- Chất nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là NaOH và Ca(OH)2(nhóm 1)
- Chất nào làm quỳ tím không chuyển màu là NaCl và H2O (nhóm 2)
Bước 2.(1,0điểm ):Cho các chất ở nhóm 1 lần lượt tác dụng với khí CO2:
- Chất nào phản ứng tạo kết tủa màu trắng là Ca(OH)2
 Phương trình phản ứng: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
- Chất nào phản ứng không tạo kết tủa màu trắng là NaOH
 Phương trình phản ứng: 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
Bước 3.(0,5 điểm ): Đem cô cạn các chất ở nhóm 2: chất nào sau khi cô cạn thấy còn cặn trắng là NaCl, không còn cặn là H2O.
Câu 5 (2,5điểm ):
 a.PTPƯ : CO2 + Ca(OH)2 	CaCO3 + H2O (1) (0,25 đ)
 CO + CuO 	to Cu + CO2 (2) (0,25 đ)
 b. n CaCO3 = = 0,01 mol (0,25đ)
 0,64
 n Cu = = 0,01 mol (0,25đ)
 64
Theo (1) n CO2 phản ứng = n CaCO3 sinh ra = 0,01 mol 
 VCO2 = 0,01 . 22,4 = 0,224 lít (0,5đ)
 Theo (2) CO phản ứng = n Cu sinh ra = 0,01 mol
 V CO = 0,01 . 22,4 = 0,224 lít (0,5đ)
Vậy V hh = V CO + V CO2 = 0,224 + 0,224 = 0,448 lít (0,5đ)
Câu 6 (3,75 điểm ):
Mỗi phương trình phản ứng đúng cho 0,25đ:
Các phương trình phản ứng:
 1. CuO + H2 to Cu + H2O 
 1mol 1mol
 2. FexOy + y H2 to x Fe + yH2O
 1mol xmol
 (0,02 : x)mol 0,02mol
 3. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 1mol 1mol 
 0,02mol 0,02mol
Theo phương trình phản ứng 3: số mol H2 = số mol Fe = 0,448 : 22,4 = 0,02mol. (0,5đ)
Suy ra khối lượng Fe = 0,02 . 56 = 1,12g và khối lượng Cu = 1,76 - 1,12 = 0,64g.(0,5đ)
Theo phương trình phản ứng 1: số mol Cu = số mol CuO = 0,64: 64 = 0,1mol. (0,5đ)
Suy ra khối lượng CuO = 0,1 . 80 = 8g và khối lượng FexOy = 2,4 - 8 = 1,6g (0,5đ)
Vì khối lượng Fe = 1,12 nên ta có: 1,12 + 16y = 1,6
 y = 0,48 : 16 = 0,3 
 x = 1,12 : 56 = 0,2
 x : y = 2: 3 (0,75đ)
Vậy công thức của sắt ôxit cần tìm là Fe2O3 (0,25đ)
Chú ý: - Nếu thiếu điều kiện hoặc thiếu cân bằng trừ một nửa số điểm của phương trình
 - Nếu thiếu cả điều kiện và cân bằng thì phơng trình đó không tính điểm.
 - Giải bài toán theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_hsg_hoa_8_TT.doc