Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Sinh học lớp 9

doc 8 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1932Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Sinh học lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)	
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Thi ngày 08 tháng 11 năm 2016
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
-------------------------------
Câu 1 (2,0 điểm).
	Một cá thể có kiểu gen chứa ba cặp gen kí hiệu là Aa, BB và Dd; các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể này có kiểu gen và cho giao tử với tỉ lệ như thế nào trong trường hợp:
	a. Ba cặp gen Aa, BB, Dd nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
	b. Hai cặp genAa, BB cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác.
	c. Ba cặp gen Aa, BB, Dd (theo thứ tự) cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
	Biết rằng, cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
Câu 2 (4,0 điểm).
	Bằng kiến thức đã học được ở “Chương I. Các thí nghiệm của Menđen” trong chương trình môn Sinh học 9, em hãy giải đáp:
	a. Tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học?
	b. Kết quả thu được ở F1, F2 trong các thí nghiệm lai một cặp tính trạngcó những điểm gì giống và khác với kết quả thu được ở F1, F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan của Menđen?
	c. Từ hai giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AABB - hạt vàng, vỏ hạt trơn và aabb - hạt xanh, vỏ hạt nhăn ta có thể tạo ra giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AAbb - hạt vàng, vỏ hạt nhăn bằng 3 phép lai được không? Giải thích. 
	Biết: gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh, gen B quy định vỏ hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định vỏ hạt nhăn, các gen phân li độc lập, quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường, các cá thể thu được ở các thể hệ lai sinh trưởng và phát triển bình thường.
Câu 3 (2,0 điểm).
	Trong trường hợp các gen phân li độc lập, trội - lặn hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường thì theo lý thuyết, phép laiP: ♂ AaBbDdEEx ♀ aaBbDdEe cho đời con F1 có:
	a. Kiểu gen giống cây bố chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	b. Kiểu gen giống cây mẹ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	c. Kiểu hình giống cây bố chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	d. Kiểu hình khác với P chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 4 (4,0 điểm).
	a. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân. Các tế bào con được tạo ra qua giảm phân khác với các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân như thế nào?
	b. Bạn Nam đã ghi lại được đoạn thông tin sau: “Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở người bình thường gồm 44 nhiễm sắc thể thường (kí hiệu 44A) và 2 nhiễm sắc thể giới tính XX (ở nữ giới) hoặc XY (ở nam giới). Thế nhưng, qua nghiên cứu người ta thấy, những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A và 1X (44A +XO) có kiểu hình nữ giới không bình thường; những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A, 2X và 1Y (44A + XXY) có kiểu hình nam giới không bình thường; một số người có kiểu hình nữ giới không bình thường mang bộ nhiễm sắc thể (44A + XY) nhưng nhiễm sắc thể Y bị mất đoạn đầu ở cánh ngắn; cũng có những người có cơ thể và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội như người bình thường nhưng lại bị rối loạn định dạng giới tính, tự cho bản thân thuộc giới tính khác (gọi chung là người chuyển giới) và mong muốn được sống thật với giới tính đó cho nên nhiều người trong số họ đã thực hiện các phẫu thuật để chuyển đổi giới tính (gọi chung là người đã phẫu thuật chuyển giới) theo quy trình gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 - trải nghiệm và tư vấn tâm lí, giai đoạn 2 - điều trị bằng nội tiết tố (tiêm hoocmôn sinh dụckhác giới vào cơ thể), giai đoạn 3 - phẫu thuật tạo hình chuyển giới”
	Dựa vào đoạn thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy giải đáp giúp bạn Nam những thắc mắc sau:
	- Có thể rút ra được những kết luận gì về cơ chế di truyền xác định giới tính ở người?
	- Giới tính sinh học và khả năng sinh sản của người chuyển giới và người đã phẫu thuật chuyển giới như thế nào so với người bình thường? Giải thích.
	- Ở Việt Nam, hiện nay một số người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến như: Cindy Thái Tài, Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Chí Khanh, nhưng theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 vẫn còn hiệu lực cho đến nay thì việc "thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị cấm”. Vậy Nghị định này có nên sửa đổi hay không? Tại sao?
Câu 5 (2,0 điểm). 
	Hình dưới đây là sơ đồ mô tả một số giai đoạn trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một tế bào động vật lưỡng bội; trong đó các chữ cái A, a, B, b là kí hiệu cho các nhiễm sắc thể.
	Hãy cho biết:
	a. Tế bào 1, tế bào 2 và tế bào 3 đang ở kì nào của giảm phân?
	b. Kết thúc giảm phân cho ra những giao tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Giải thích.
Câu 6 (3,0 điểm). 
	Bạn Bình và bạn Chung đã thực hiện một số thí nghiệm lai một cặp tính trạng để nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa ở một loài thực vật và các bạn xác định được rằng: tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng, mỗi tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. 
	Với loài thực vật trên, hai bạn tiếp tục thực hiện thí nghiệm lai hai cặp tính trạng và thu được kết quả như sau: Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (thế hệ P), thế hệ con (F1) thu được gồm bốn loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng.
	Từ kết quả thu được ở F1, bạn Bình và bạn Chung khẳng định các gen quy định các tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa của loài thực vật trên có thể phân li độc lập hoặc di truyền liên kết với nhau.
	a. Theo khẳng định của bạn Bình và bạn Chung nêu trên thì thế hệ P có kiểu gen như thế nào? Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
	b. Em hãy thiết kế 1 thí nghiệm khác từ đó giải thích cho hai bạn Bình, Chung hiểu là có thể căn cứ vào đâu để khẳng định được các gen quy định các tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa của loài thực vật trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau.
	Biết rằng: cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình phát sinh giao tử; quá trình thụ tinh diễn ra bình thường; các cá thể thu được ở các thế hệ lai đều sinh trưởng và phát triển bình thường.
Câu 7 (3,0 điểm).
	a. Hãy vận dụng lý thuyết nhiễm sắc thể để giải thích quan niệm sau của Menđen: “Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp”.
	b. Tại sao nói, hiện tượng phân li độc lập của các gen làm tăng tính đa dạng, phong phú của sinh vật, còn hiện tượng liên kết gen làm giảm tính đa dạng, phong phú của sinh vật? 
----------------- Hết -----------------
Họ tên thí sinh:..........................................................
Chữ kí giám thị 1: ....................................................
Số báo danh:..............................................................
Chữ kí giám thị 2: ....................................................
Ghi chú: Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: SINH HỌC 9 - Năm học: 2016 - 2017
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
Một cá thể có kiểu gen chứa ba cặp gen kí hiệu là Aa, BB và Dd; các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể này có kiểu gen và cho giao tử với tỉ lệ như thế nào trong trường hợp:
	a. Ba cặp gen Aa, BB, Dd nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
	b. Hai cặp gen Aa, BB cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác.
	c. Ba cặp gen Aa, BB, Dd (theo thứ tự) cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
	Biết rằng, cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
2,0
a
- Cá thể có kiểu gen là AaBBDd
- Kiểu gen AaBBDd Giao tử với tỉ lệ là: 1/4ABD : 1/4ABd : 1/4aBD : 1/4aBd
0,25
0,25
b
- Cá thể có kiểu gen là 
- Kiểu gen Giao tử với tỉ lệ là: 1/4ABD : 1/4ABd : 1/4aBD : 1/4aBd
0,25
0,25
c
- Cá thể có kiểu gen là: hoặc 
- Kiểu gen Giao tử với tỉ lệ là: 1/2ABD : 1/2aBd
- Kiểu gen Giao tử với tỉ lệ là: 1/2ABd : 1/2aBD
(HD: HS phải xác định đúng kiểu gen, giao tử và tỉ lệ của từng loại giao tử mới cho điểm)
0,5
0,25
0,25
Câu 2
Bằng kiến thức đã học được ở “Chương I. Các thí nghiệm của Menđen” trong chương trình môn Sinh học 9, em hãy giải đáp giúp bạn Minh một số thắc mắc sau:
	a. Tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học?
	b. Kết quả thu được ở F1, F2 trong các thí nghiệm lai một cặp tính trạng có những điểm gì giống và khác với kết quả thu được ở F1, F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan của Menđen?
	c. Từ hai giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AABB - hạt vàng, vỏ hạt trơn và aabb - hạt xanh, vỏ hạt nhăn ta có thể tạo ra giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AAbb - hạt vàng, vỏ hạt nhăn bằng 3 phép lai được không? Giải thích. 
	Biết: gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh, gen B quy định vỏ hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định vỏ hạt nhăn, các gen phân li độc lập, quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường, các cá thể thu được ở các thể hệ lai sinh trưởng và phát triển bình thường.
4,0
a
- Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học là vì: 
+ Menđen là người đầu tiên đề xuất và vận dụng được phương pháp phân tích các thế hệ lai vào việc nghiên cứu di truyền.
+ Menđen là người đầu tiên phát minh ra các quy luật di truyền rất cơ bản của các tính trạng (quy luật phân li và quy luật phân li độc lập) từ thực nghiệm.
+ Menđen là người đầu tiên nhận thức được sự tồn tại và hoạt động của các nhân tố di truyền có vai trò quy định sự hình thành và di truyền của các tính trạng trên cơ thể sinh vật từ thế hệ này sang thế hệ khác.
(HD: Trong bài làm của HS chỉ cần nêu được các cụm từ in đậm, nghiêng như trên cũng cho điểm 0,25/1 ý)
0,25
0,25
0,25
b
- Những điểm giống nhau:
+ Thế hệ F1 thu được đều có kiểu gen dị hợp và kiểu hình mang tính trạng trội.
+ Thế hệ F2 thu được đều có sự phân li về kiểu gen và kiểu hình theo tỉ lệ đặc trưng cho từng loại thí nghiệm.
- Những điểm khác nhau
F1 và F2 trong 
lai một cặp tính trạng
F1 và F2 trong 
lai hai cặp tính trạng
- F1 có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen (Aa) và kiểu hình mang 1 tính trạng trội.
- F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (AaBb) và kiểu hình mang 2 tính trạng trội
- F1 cho ra hai loại giao tử với tỉ lệ tương đương (1/2A : 1/2a).
- F1 cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ tương đương (1/4AB : 1/4Ab : 1/4aB : 1/4ab).
- F2 được tạo ra từ 4 kiểu tổ hợp giao tử đực cái của F1.
- F2 được tạo ra từ 16 kiểu tổ hợp giao tử đực cái của F1.
- F2 có 3 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ đặc trưng với hệ số là (1 : 2 : 1)
- F2 có 9 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ đặc trưng với hệ số là (1 : 2 : 1)2
- F2 có 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ đặc trưng với hệ số là (3 : 1)
- F2 có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ đặc trưng với hệ số là (3 : 1)2
- F2 không xuất hiện kiểu hình khác P (biến dị tổ hợp).
- F2 xuất hiện kiểu hình khác P (biến dị tổ hợp).
(HD: Trong phần những điểm khác nhau, HS phải trình bày dưới dạng bảng và nêu đúng từng cặp ý khác nhau như trên mới cho điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
c
- Từ hai giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AABB - hạt vàng, vỏ hạt trơn và aabb - hạt xanh, vỏ hạt nhăn ta có thể tạo ra giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AAbb - hạt vàng, vỏ hạt nhăn bằng 3 phép lai.
- Giải thích:
+ Phép lai 1: Thực hiện phép lai PTC: AABB – vàng, trơn x aabb – xanh, nhăn F1: 100% AaBb – vàng, trơn.
+ Phép lai 2: Cho F1 tự thụ phấn (hoặc giao phấn) với nhau F2 có:
TLKG là: (1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb)
TLKH là: (9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1xanh, nhăn)
+ Phép lai 3: Cho các cây có kiểu hình vàng, nhăn ở F2 tự thụ phấn (hoặc lai phân tích) để thu được thế hệ con F3 Nếu phép lai nào cho F3 đồng loạt có kiểu hình vàng, nhăn cây có kiểu hình vàng, nhăn ở F2 tự thụ phấn (hoặc lai phân tích) có kiểu gen AAbb
(HD: HS phải giải thích đầy đủ như trên thì mới cho điểm ở mỗi phép lai)
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 3
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, trội - lặn hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường thì theo lý thuyết, phép lai P: ♂ AaBbDdEE x ♀ aaBbDdEe cho đời con F1 có:
	a. Kiểu gen giống cây bố chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	b. Kiểu gen giống cây mẹ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	c. Kiểu hình giống cây bố chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	d. Kiểu hình khác với P chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
2,0
a
Kiểu gen giống cây bố (AaBbDdEE) ở F1 chiếm tỉ lệ: 
0,5
b
Kiểu gen giống cây mẹ aaBbDdEe ở F1 chiếm tỉ lệ: 
0,5
c
Kiểu hình giống cây bố (A-B-D-E-) ở F1 chiếm tỉ lệ: 
0,5
d
Kiểu hình khác với P ở F1 chiếm tỉ lệ: 1 – ( = 
(HD: HS có thể trình bày theo cách khác, nếu kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa ở từng ý)
0,5
Câu 4
a. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân. Các tế bào con được tạo ra qua giảm phân khác với các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân như thế nào?
b. Bạn Nam đã ghi lại được đoạn thông tin sau: “Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở người bình thường gồm 44 nhiễm sắc thể thường (kí hiệu 44A) và 2 nhiễm sắc thể giới tính XX (ở nữ giới) hoặc XY (ở nam giới). Thế nhưng, qua nghiên cứu người ta thấy, những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A và 1X (44A +XO) có kiểu hình nữ giới không bình thường; những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A, 2X và 1Y (44A + XXY) có kiểu hình nam giới không bình thường; một số người có kiểu hình nữ giới không bình thường mang bộ nhiễm sắc thể (44A + XY) nhưng nhiễm sắc thể Y bị mất đoạn đầu ở cánh ngắn; cũng có những người có cơ thể và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội như người bình thường những lại bị rối loạn định dạng giới tính, tự cho bản thân thuộc giới tính khác (gọi chung là người chuyển giới) và mong muốn được sống thật với giới tính đó cho nên nhiều người trong số họ đã thực hiện các phẫu thuật để chuyển đổi giới tính (gọi chung là người đã phẫu thuật chuyển giới) theo quy trình gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 - trải nghiệm và tư vấn tâm lí, giai đoạn 2 - điều trị bằng nội tiết tố (tiêm hoocmôn sinh dục khác giới vào cơ thể), giai đoạn 3 - phẫu thuật tạo hình chuyển giới”
	Dựa vào đoạn thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy giải đáp giúp bạn Nam những thắc mắc sau:
	- Có thể rút ra được những kết luận gì về cơ chế di truyền xác định giới tính ở người?
	- Giới tính sinh học và khả năng sinh sản của người chuyển giới và người đã phẫu thuật chuyển giới như thế nào so với người bình thường? Giải thích.
	- Ở Việt Nam, hiện nay một số người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đếnnhư: Cindy Thái Tài, Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Chí Khanh, nhưng theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 vẫn còn hiệu lực cho đến nay thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị cấm”. Vậy Nghị định này có nên sửa đổi hay không? Tại sao?
4,0
a
- Ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân:
+ Kì đầu của giảm phân I: Xảy ra sự tiếp hợp cặp đôi theo chiều dọc của các nhiễm sắc thể kép trong từng cặp tương đồng, sau đó chúng tách nhau ra và có thể dẫn đến sự trao đổi chéo giữa các crômatit.
+ Kì giữa của giảm phân I: Các nhiễm sắc thể kép tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tâm động của mỗi nhiễm sắc thể ở mỗi hàng chỉ đính với các sợi tơ vô sắc xuất phát từ cùng 1 cực của tế bào.
+ Kì sau của giảm phân I: Các nhiễm sắc thể kép trong từng cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.
- Sự khác nhau giữa các tế bào con được tạo ra qua giảm phân và các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân:
Các tế bào con được tạo ra
qua giảm phân
Các tế bào con được tạo ra
qua nguyên phân
- Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) đặc trưng của loài.
- Bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.
- Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài.
- Bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào giống nhau và giống với tế bào mẹ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
- Những kết luận về cơ chế di truyền xác định giới tính ở người:
+ Ở người: giới tính nam được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, giới tính nữ được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể XX.
+ Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
+ Trên nhiễm sắc thể giới tính Y có mang gen (SRY) quy định giới tính nam và gen này nằm ở đoạn đầu của cánh ngắn của nhiễm sắc thể Y.
+ Những biến đổi về số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể giới tính đều gây ra những biến đổi ở những tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.
+ Các hoocmôn sinh dục khác giới có thể làm biến đổi ở những tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính nhưng không làm thay đổi cặp nhiễm sắc thể giới tính.
- Giới tính sinh học và khả năng sinh sản của người chuyển giới và người đã phẫu thuật chuyển giới so với người bình thường:
+ Người chuyển giới có giới tính sinh học và khả năng sinh sản như người bình thường vì họ có cơ thể và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội như người bình thường.
+ Người đã phẫu thuật chuyển giới không thể sinh sản được vì bộ phận sinh dục của họ đã bị phẫu thuật tạo hình để giống như ở giới mà họ mong muốn.
- Nghị định này có nên sửa đổi hay không? Tại sao?
+ Nghị định này nên sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế xã hội của Việt Nam hiện nay.
+ Tại vì: Việc xác định lại giới tính cũng như điều chỉnh hộ tịch, các giấy tờ tuỳ thân như: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, các giấy tờ tài sản khác liên quan cho những người đó cũng không thể thực hiện đượckhó khăn trong giao dịch như đi lại, đứng tên sở hữu tài sản, xin việc làm, sự bảo vệ của pháp luật, việc thực hiện quyền và trách nhiệm dân sự 
(HD: Giám khảo tham khảo lí do trên và tùy thuộc vào những hiểu biết thực tế của HS, HS chỉ cần nêu ra được 1 trong số những lí do đúng là cho điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 5
Hình dưới đây là sơ đồ mô tả một số giai đoạn trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một tế bào động vật lưỡng bội; trong đó các chữ cái A, a, B, b là kí hiệu cho các nhiễm sắc thể.
	Hãy cho biết:
	a. Tế bào 1, tế bào 2 và tế bào 3 đang ở kì nào của giảm phân?
	b. Kết thúc giảm phân cho ra những giao tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Giải thích.
2,0
a
- Tế bào 1: có thể đang ở kì giữa hoặc kì sau của giảm phân I
- Tế bào 2 và tế bào 3 đang ở kì sau của giảm phân II
0,5
0,5
b
- Khi kết thúc giảm phân cho ra các giao có bộ nhiễm sắc thể là: A, Abb, aB
(HD: HS phải xác định được đúng kí hiệu bộ của cả ba loại giao tử như trên mới cho điểm)
- Giải thích: 
+ Ở tế bào 2 chỉ có nhiễm sắc thể kép AA phân li thành 2 nhiễm sắc thể đơn, còn nhiễm sắc thể kép bb không phân li (phân li không bình thường).
+ Ở tế bào 3, các nhiễm sắc thể kép đều phân li thành các nhiễm sắc thể đơn.
(HD: HS có thể giải thích khác nếu đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,25
0,25
Câu 6
Bạn Bình và bạn Chung đã thực hiện một số thí nghiệm lai một cặp tính trạng để nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa ở một loài thực vật và các bạn xác định được rằng: tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng, mỗi tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. 
	Với loài thực vật trên, hai bạn tiếp tục thực hiện thí nghiệm lai hai hai cặp tính trạng và thu được kết quả như sau: Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_HD_chamthi_HSG_Sinh_hoc_9_nam_hoc_20162017.doc