Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Sinh học lớp 9

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1131Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Sinh học lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN SINH HỌC LỚP 9
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm)
 Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử?
 Câu 2 (3 điểm)
 Chu kì tế bào là gì? Nêu những biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào. Nêu ý nghĩa của sự biến đổi đó.
Câu 3 (3 điểm)
Khi nghiên cứu về các dạng đột biến gen liên quan tới 1 cặp nuclêôtit, người ta thấy có các dạng chủ yếu sau: thay thế một cặp nuclêôtit loại này bằng một cặp nuclêôtit loại khác, mất một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit. Em hãy cho biết:
	a. Thế nào là đột biến gen?
	b. Mỗi dạng đột biến gen nói trên có thể có những kiểu đột biến nào? Các kiểu đột biến thuộc dạng mất một cặp nuclêôtit có thể làm cho gen thay đổi như thế nào về khối lượng phân tử (đơn vị đvC), chiều dài (đơn vị A0), số liên kết hiđrô và số liên kết hoá trị?
	c. Trong những dạng đột biến gen nêu trên, dạng nào có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể sinh vật? Vì sao?
Câu 4 (3 điểm)
 Tế bào sinh tinh ở một loài, xét hai cặp NST: cặp số I mang cặp gen Aa, cặp NST số II mang cặp gen Bb.
 a.Tế bào này giảm phân bình thường theo lý thuyết sẽ thu được mấy loại giao tử? Đó là những loại nào?
 b. Xác định kiểu gen của các giao tử bất thường do sự không phân ly của cặp NST số I trong trường hợp xảy ra ở giảm phân I hoặc giảm phân II.
Câu 5 (3 điểm)
 Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 24 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào.
Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên.
Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra có còn phân chia được nữa hay không? Vì sao?
Câu 6 (3 điểm)
 Viết một sơ đồ thể hiện thí nghiệm của Men đen từ đó nêu nội dung quy luật phân li. Men đen đã giải thích thí nghiệm như thế nào?
Câu 7 (3 điểm)
 Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng, mỗi tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Khi cho hai cây thân cao, hoa đỏ của loài thực vật này giao phấn với nhau, người ta thu được thế hệ F1 gồm hai loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng.
	Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. 
	Biết rằng cấu trúc của nhiễm sắc thể không thay đổi sau giảm phân.
-------------------HẾT--------------------
Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1:
Só báo danh: Họ, tên chữ ký GT2:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2 điểm)
ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử vì:
AND có khả năng lưu giữ và bảo quả thông tin di truyền 
 +ADN là thành phần của NST, NST là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào.
 +ADN mang nhiều gen, mỗi gen có chức năng riêng.
 +ADN đặc trưng bởi số lượng , thành phần, trình tự sắp xếp của các nuclêôtit, hàm lượng ADN và tỉ lệ A+T/ G+X.
-ADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng tự nhân đôi là cơ sở cho NST nhân đôi, đảm bảo quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường, duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
-ADN có khả năng bị đột biến làm biến đổi các tính trạng của cơ thể.
.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
+0,25
+0,25
0,25
2
(3 điểm)
Vòng đời của mỗi tế bào có khả năng phân chia bao gồm kì trung gian và thời gian nguyên phân . Sự lặp lại của vòng đời này là chu kì tế bào.
-Biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào:
 + Kì trung gian: NST ở trạng thái sợi mảnh và duỗi xoắn cự đại.
 + Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
 + Kì giữa: NST đóng xoắn cực đại.
 + Kì sau: NST bắt đầu duỗi xoắn
 +Kì cuối: NST tiếp tục duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh.
-Ý nghĩa:
 + Kì trung gian NST duỗi xoắn cực đại tạo điều kiện cho NST nhân đôi.
 + NST đóng xoắn tạo điều kiện cho sự phân li của NST đồng thời ức chế sự tự nhân đôi của NST
1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
3
(3 điểm)
a. Một đột biến trở thành thể đột biến khi:
Đột biến cấu trúc và số lượng NST.
Đột biến gen trội.
Đột biến gen lặn :
 + Thể đồng hợp lặn
 + Thể dị hợp có gen trội đột biến thành gen lặn.
 + Gen nằm trên NST giới tính nhưng không có gen nằm trên NST tương ứng.
 +Do đột biến mất đoạn mang gen trội tương ứng.
b. Số nuclêôtit của gen là: (498 + 2) . 3.2 = 3000 (nuclêôtit)
 T/X= 2/3 nên T= 600, X=900
Sau đột biến có T/X= 66,48% nên T= 599, X= 901
 Dạng đột biến là thay một cặp nuclêôtit A-T bằng một cặp nuclêôtit G-X
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
4
(3 điểm)
Tế bào của loài có kiểu gen là AaBb 
Tế bào sinh tinh giảm phân bình thường theo lý thuyết sẽ cho 4 tinh trùng thuộc 2 loại là : AB và ab hoặc Ab và aB
- Cặp NST số I không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại giao tử là AaB và b hoặc Aab và B
Cặp NSt số I không phân li trong giảm phân II tạo ra hai loại giao tử 
1
1
1
5
(3 điểm)
TH1: Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân
Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n= 12
Kết thúc lần phân bào trên các tế bào con vẫn tiếp tục phân chia.Vì nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào : Hợp tử, tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai.
TH2: Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II
Bộ NST của loài 2n= 24
Kết thúc lần phân bào trên các tế bào con không phân chia nữa. Vì sau giảm phân các tế bào con sinh ra là giao tử hoặc thể cực.
0,5
0.5
0,5
0,5
0.5
0,5
6
(3 điểm)
Thí nghiệm
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
F1  100% hoa đỏ
F1 tự thụ 
F2 : 3hoa đỏ: 1hoa trắng
Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
Giải thích: 
+ F1 thu được đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn lại xuất hiện ở F2 chứng tỏ các tính trạng không trộn lẫn vào với nhau.
+Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
+Cơ chế di truyền các tính trạnglà do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh.
+Men đen dùng các chữ cái để chỉ các nhân tố di truyền trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trội, chữ in thường là nhân tố di truyền lặn.
+Qui ước và viết sơ đồ lai cho ví dụ.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,75
7
( 3 điểm)
Câu 7: Vì gen A, B liên kết hoàn toàn nằm trên cùng một cặp NST tương đồng và phân li độc lập với hai cặp NST còn lại, nên ta có:
+Kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn xảy ra hai khả năng sau:
A-B-ddee
Ab/abD-E-
+ Tách riêng AB/ab xAB/ab 3A-B- :1ab/ab
 DdEe xDd Ee 9D-E- : 3D-ee : 3ddE- :1ddee
+ A-B- ddee=3/4 x 1/16= 3/64
+ab/ab DdEe =1/4 x 9/16= 9/64
Tổng 3/64 + 9/64 =3/16
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh_9_nam_hoc_1415.doc