Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)
ĐỀ THẨM ĐỊNH HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Địa lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 4 năm 2016
Câu 1 (2,0 điểm):
 a) Tại sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
 b) Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều có ngày và đêm như nhau?
Câu 2 (2,0 điểm): 
 Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên. Chứng minh? 
Câu 3 (3,0 điểm): Dựa vào Atlats và kiến thức đã học:
 a) Kể tên 3 con sông ở Thanh Hóa mà em biết. Cho biết hướng chảy của sông ngòi Thanh Hóa? Giải thích?
 b) Nêu nguyên nhân làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm.
 c) Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 4 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: 
 Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A thuộc Việt Nam
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ (0C)
19,7
20,9
23,2
26,0
28,0
29,2
29,4
28,8
27,0
25,1
23,2
20,8
Lượng mưa
(mm)
161,3
62,6
47,1
51,6
82,1
116,7
95,3
104,0
473,4
795,6
580,6
297,4
 a) Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng trên.
 b) Cho biết trạm khí tượng A thuộc vùng khí hậu nào ở nước ta? Tại sao?
Câu 5 (4,0 điểm):
 a) Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam có những khó khăn gì?
 b) Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, hãy chứng minh tính chất đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Câu 6 (5,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
 Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm
 (Đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1983
1995
2005
Tổng diện tích rừng
14,3
7,2
9,3
12,7
Rừng tự nhiên
14,3
6,8
8,3
10,2
Rừng trồng
0
0,4
1,0
2,5
 a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta. 
 b) Cho biết nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. Biện pháp bảo vệ.
 (Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
Họ và tên:..................................................................... SBD: .............................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THẨM ĐỊNH HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Địa lý
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
a) (1,0 đ)
 Hiện tượng ngày và đêm khắp mọi nơi trên Trái Đất:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa
- Do Trái Đất tự quay quanh trục liên tục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b) (1.0 đ)
Vào những ngày 21/3 và 23/9 trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều có ngày và đêm như nhau
0,5đ
0,5đ
1,0đ
Câu 2
(2,0 đ)
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện trong mọi thành phần tự nhiên: Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình.
- Chứng minh:
 + Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm cao, có 2 mùa gió hoạt động mạnh mẽ, lượng mưa trung bình năm lớn.
 + Thủy văn: chế độ nước thay độ theo chế độ mưa.
 + Thổ nhưỡng: có ba nhóm đất chính: đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.
 + Sinh vật: nhiều sinh vật nhiệt đới như lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại động vật nhiệt đới.
 + Địa hình: nhiều đồi núi bị bào mòn.
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(3,0 đ)
a) (1,0 đ)
HS kể tên ba con sông ở Thanh Hóa
- Hướng chảy: TB- ĐN
- Giải thích: Do địa hình có hướng TB- ĐN
b) (1,0 đ)
Nguyên nhân làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm:
- Chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn
- Nước tải, rác thải của sản xuất và sinh hoạt xả trực tiếp vào sông.
- Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
- Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện
c) (1.0 đ)
Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải:
- Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn các con sông và thảm thực vật trong lưu vực sông.
- Xử lí tốt nguồn chất thải, rác thải trong sản xuất và sinh hoạt trước khi đưa vào sông, hồ.
- Vớt vật liệu chìm đắm, khơi thông dòng chảy tự nhiên.
- Khai thác hợp lí, bền vững các giá trị kinh tế của sông ngòi
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
(4,0 đ)
a) (2,5 đ)
Chế độ nhiệt và chế độ mưa:
* Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm cao (25,10C)
- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (29,40C)
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (19,70C)
- Biên độ nhiệt cao (9,70C)
* Chế độ mưa
- Lượng mưa trung bình năm cao (2868mm)
- Mùa mưa vào thu – đông (từ tháng 9 đến tháng 12); mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8
- Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10 (795,6mm)
- Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3 (47,1mm)
- Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa cao nhất và thấp nhất là 748,5mm
b) (1,5 đ)
Trạm khí tượng A thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ
Vì: có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông, lại có 1 tháng nhiệt độ dưới 200C
1,0đ
1,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
Câu 5
(4,0 đ)
a) (2,0 đ)
* Những thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển.
- Vị trí địa lí gần gũi,đường giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông.
- Các nước Đông Nam Á có truyền thống văn hoá, sản xuất... có nhiều nét tương đồng.
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
- Mỗi nước có phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của cả khu vực thuận lợi trong quá trình hợp tác toàn diện.
* Khó khăn của Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển.
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của nước ta với các nước phát triển trong khu vực còn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường khó khăn.
- Sự khác nhau trong thể chế chinh trị nên việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế , văn hoá, xã hội gặp khó khăn.
- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi mở rộng giao lưu với các nước.
- Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói nghèo, vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực...
b) (2,0 đ)
Biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện: ở tính nhiệt đới, tính gió mùa và tính ẩm.
- Tính nhiệt đới: 
+ Nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt: >230C
+ Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn trên đất liền, biên độ nhiệt năm nhỏ
- Tính gió mùa: 
+ Từ tháng 10-> tháng 4: chủ yếu là gió hướng đông bắc
+ Từ tháng 5-> tháng 9: chủ yếu là gió tây nam và nam.
- Tính chất ẩm: 
Lượng mưa TB 1100mm – 1300mm/năm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 6
(5,0 đ)
a) Vẽ biểu đồ: (2,0 đ)
- Vẽ biểu đồ cột chồng để số liệu tuyệt đối
- Chính xác đẹp, ghi chú tên biểu đồ.
b) (3,0 đ)
* Nguyên nhân:
- Khai thác rừng bừa bãi, quá mức 
- Chiến tranh hủy diệt
- Đốt rừng làm rẫy
- Quản lý bảo vệ kém
- Thiên tai( cháy rừng, bão lũ..)
* Hậu quả:
- Gây xói mòn rửa trôi đất ở vùng đồi dốc
- Suy giảm sự đa dạng sinh học 
-Tác động tới khí hậu toàn cầu
- Thiên tai( Gây nên hiện tượng lũ lụt hạn hán ..)
* Biện pháp:
- Trồng rừng, phủ nhanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác
- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên
- Cấm khai thác bừa bãi
- Phòng chống cháy rừng hiệu quả. 
- Ban hành luật bảo vệ rừng và thực hiện luật một cách nghiêm túc hiệu quả.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi, xây dựng hiệu quả mô hình nông lâm kết hợp ở nơi người dân sống chung với rừng vừa được hưởng lợi từ rừng(theo qui định của pháp luật) vừa bảo vệ được rừng.
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docA. Đe Đia lý HSG 8 (15-16).doc