Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Giáo dục công dân - Mã đề 802

doc 4 trang Người đăng minhhieu30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Giáo dục công dân - Mã đề 802", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Giáo dục công dân - Mã đề 802
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH
ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Mã đề 802
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với người lao động
A. có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.	B. có hiểu biết nhất định về nghề nghiệp.
C. có bằng tốt nghiệp đại học.	D. có thâm niên công tác trong nghề.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị.
B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
Câu 3: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
D. Quyền định đoạt tài sản.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện sử dụng pháp luật?
A. Công dân tự do kinh doanh.	B. Công dân khiếu nại.
C. Học sinh đi học.	D. Công dân nộp thuế.
Câu 5: Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.
Câu 6: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. trong tuyển dụng lao động.	B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.	D. tự do lựa chọn việc làm.
Câu 7: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm gọi là
A. tuân thủ pháp luật.	B. áp dụng pháp luật.	C. sử dụng pháp luật.	D. thi hành pháp luật.
Câu 8: Xưởng chế biến thực phẩm của chị H thường xuyên xả chất thải chưa xử lý ra dòng sông cạnh xưởng. Hành vi này đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây
A. Áp dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.	C. Tuân thủ pháp luật.	D. Sử dụng pháp luật.
Câu 9: Sau nhiều lần B rủ rê đi chặt phá rừng, anh K vẫn cương quyết từ chối. Hành vi của anh K đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.	C. Áp dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 10: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường X cùng Công ty B lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.	B. trách nhiệm kinh doanh.
C. nghĩa vụ pháp lí.	D. nghĩa vụ kinh doanh.
Câu 11: Ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức là ở tính
A. quy phạm, phổ biến.	B. ứng dụng trong đời sống xã hội.
C. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.	D. quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 12: Trước khi mở của hàng bán vật liệu xây dựng, anh X đã đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và được cán bộ nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Hỏi anh X và cán bộ nhà nước đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.	D. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 13: N là người dân tộc thiểu số được cộng 2 điểm ưu tiên trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Điều này thể hiện
A. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về giáo dục.
B. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa.
C. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế.
D. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị
Câu 14: Ở xã, H thường xuyên chứng kiến anh N đánh vợ. H nhiều lần khuyên can nhưng N không sửa đổi. Theo em, H cần phải làm gì?
A. Báo với chính quyền địa phương nơi gần nhất và trợ giúp có hiệu quả với nạn nhân bạo lực gia đình.
B. Không báo với chính quyền địa phương vì sợ mất tình làng nghĩa xóm.
C. Không quan tâm vì đó là việc riêng của từng gia đình nên để họ tự giải quyết.
D. Tuyên truyền cho thành viên trong gia đình về luật phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.
Câu 15: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Em A không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp.
B. Bạn L mượn xe đạp của bạn C và giữ xe rất cẩn thận.
C. Bạn T vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ.
D. Bạn D không sử dụng máy tính của bạn H khi không được K cho phép.
Câu 16: B sang nhà hàng xóm lấy trộm xe đạp. Khi bị chủ nhà phát hiện, B đã đánh trọng thương chủ nhà. Trong tình huống trên, B sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
A. Hình sự và hành chính.	B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.	D. Dân sự và kỉ luật.
Câu 17: Ở một số nơi có hiện tượng nhiều học sinh “đánh hội đồng” một học sinh khác, quay clip rồi tung lên mạng xã hội. Hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm an toàn uy tín cá nhân.
B. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được tôn trọng.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không nằm trong dấu hiệu vi pháp luật?
A. Trái với chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Hành vi trái pháp luật.
D. Chứa đựng lỗi của chủ thể.
Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.
B. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.
C. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.
D. Tôn trọng ý kiến của con.
Câu 20: Hôn nhân là
A. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
B. quan hệ giữa nam và nữ tổ chức cuộc sống chung.
C. việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
D. việc nam nữ có cuộc sống như vợ chồng.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
B. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau.
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.
D. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
Câu 22: Quan hệ nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự.	B. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.	D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.
Câu 23: Để có tiền biếu bố đẻ chữa bệnh, chị H đã bán chiếc xe máy có trước khi kết hôn mà bây giờ chị vẫn là người sở hữu. Chị H đang thực hiện quyền nào trong các quyền dưới đây?
A. Sử dụng tài sản riêng của mình.	B. Định đoạt tài sản riêng của mình.
C. Chiếm hữu tài sản riêng của mình.	D. Tự do đối với tài sản riêng của mình.
Câu 24: Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa
A. người chủ lao động và người lao động.	B. người mua lao động và người bán lao động.
C. người sử dụng lao động và người lao động.	D. người thuê lao động và người bán lao động.
Câu 25: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?
A. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
B. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
D. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
Câu 26: Cửa hàng sản xuất bánh kẹo của anh K bị cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vì sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Việc làm của cơ quan nhà nước đã thể hiện đặc nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Tính phổ biến.
C. Tính quy phạm.	D. Tính bắt buộc.
Câu 27: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.	B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Bình dẳng về quyền con người.	D. Bình đẳng trước pháp luật.
Câu 28: Công an chỉ được bắt người trong trường hợp
A. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.
B. có quyết định của tòa án nhân dân các cấp.
C. có yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lí người lao động.
D. có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 29: Hoa năm nay 16 tuổi, bố yêu cầu Hoa phải nghỉ học và ở nhà lấy chồng, trong trường hợp này bố Hoa đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền lao động của công dân.
B. Quyền tự do kinh doanh của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
Câu 30: Hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản là vi phạm pháp luật
A. kỷ luật.	B. dân sự.	C. hành chính.	D. hình sự.
Câu 31: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức có nghĩa là nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đều không trái với
A. nội quy.	B. đạo đức.
C. phong tục tập quán.	D. Hiến pháp.
Câu 32: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
B. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.
C. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.
D. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.
Câu 33: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Tài chính.	B. Lao động.	C. Nội quy.	D. Kỉ luật.
Câu 34: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
B. các tôn giáo có quyền hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
C. các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
D. các tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.
Câu 35: Trường hợp nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Là người dân tộc Mông nên H được cộng điểm ưu tiên trong Kì thi THPT Quốc gia.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X là người dân tộc Tày.
C. Anh T và chị N yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản vì chị N là người dân tộc Nùng.
D. Xã M được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước về phát triển kinh tế cho vùng đặc biệt khó khăn.
Câu 36: Do mâu thuẫn cá nhân, Anh Y đã dựng chuyện bôi nhọ danh dự của anh X. Biết chuyện, anh X đã tố cáo hành vi của anh Y với ban giám đốc. Anh Y đã xâm phạm tới quan hệ nào của anh X?
A. Kinh tế.	B. Chính trị.	C. Nhân thân.	D. Tài sản.
Câu 37: Bạn M nói với bạn A, cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Việc quy định đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.	D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 38: Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Bán hàng trong siêu thị.	B. Bán hàng tại vỉa hè.
C. Bán hàng trong hội chợ.	D. Bán hàng tại nhà riêng.
Câu 39: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Câu 40: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Bất kì ai cũng không được quyền đánh người khác.
B. Cha mẹ được quyền đánh con khi con hư.
C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo cháu.
D. Chỉ những người có thẩm quyền mới được đánh người khác.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc802.doc