Đề tập huấn thi THPT quốc gia môn: Địa Lí - Mã đề 723

doc 4 trang Người đăng minhhieu30 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT quốc gia môn: Địa Lí - Mã đề 723", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tập huấn thi THPT quốc gia môn: Địa Lí - Mã đề 723
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH
ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề. 
Mã đề 723
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Hướng địa hình và vị trí của vùng núi Đông Bắc đã làm cho khí hậu của vùng có đặc điểm
A. hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nóng quanh năm.
B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.
C. mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và có mùa đông lạnh nhất nước.
D. gió mùa đông bắc suy yếu, mùa đông chỉ còn dưới 2 tháng lạnh.
Câu 2: Ở vùng ven biển nước ta dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản?
A. Vịnh cửa sông.	B. Các đảo ven bờ.	C. Các rạn san hô.	D. Các bãi triều rộng.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây có đất feralit trên đá vôi nhiều nhất?
A. Tây Nguyên.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
A. chế độ mưa.	B. huớng các dãy núi.
C. chế độ nhiệt.	D. hướng các dòng sông.
Câu 5: Tính đa dạng cao của sinh vật nước ta được thể hiện ở
A. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và hệ thống vườn quốc gia.
B. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và các loài trong sách đỏ.
C. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và các khu dự trữ sinh quyển.
D. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và kiểu hệ sinh thái.
Câu 6: Từ độ cao 1600 - 1700 m trở xuống của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại đất chủ yếu là
A. đất feralit có mùn.	B. đất mùn thô.	C. đất feralit.	D. đất phù sa.
Câu 7: Hướng vòng cung thể hiện rõ ở các vùng núi nào của nước ta?
A. Tây Bắc và Trường Sơn Nam.	B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 8: Vùng cực Nam Trung Bộ của nước ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề làm muối là do
A. ít có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài.
C. có những hệ núi cao đâm ngang ra biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
Câu 9: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Bộ.	B. Nam Trung Bộ.	C. Bắc Trung Bộ.	D. Nam Bộ.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải là biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất vùng đồi núi nước ta?
A. Định canh, định cư cho dân cư miền núi.
B. Bảo vệ rừng và đất rừng.
C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.
D. Chuyển đất rừng sang đất thổ cư.
Câu 11: Động, thực vật tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. các loài vùng cận nhiệt đới.	B. các loài từ phương Bắc di cư xuống.
C. các loài thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.	D. các loài vùng ôn đới.
Câu 12: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Các dạng địa hình mài mòn rất phổ biến.
B. Đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp.
C. Đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.
D. Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.
Câu 13: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta phân hóa thành mấy dải?
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Campuchia?
A. Gia Lai.	B. Sơn La.	C. Quảng Nam.	D. Điện Biên.
Câu 15: Loại gió nào sau đây có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Gió mùa Đông Nam.	B. Gió mùa Tây Nam.
C. Gió mùa Đông Bắc.	D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 16: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giới hạn từ
A. dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc.	B. hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
C. tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.	D. dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
Câu 17: Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, đó là vùng
A. tiếp giáp lãnh hải.	B. đặc quyền kinh tế.	C. thềm lục địa.	D. lãnh hải.
Câu 18: Đất ở đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm
A. đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
B. diện tích đất mặn, đất phèn chiếm tỉ lệ lớn.
C. chủ yếu là đất phù sa cổ và đất ba dan.
D. vùng trong đê đất bị bạc màu.
Câu 19: Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung ngắn nhất với
A. Lào.	B. Campuchia.	C. Trung Quốc.	D. Thái Lan.
Câu 20: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 – 2000mm, nguyên nhân chính là do
A. các khối khí đi qua biển mang theo mưa, ẩm vào đất liền.
B. địa hình nhiều nơi đón gió từ biển thổi vào.
C. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
D. vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu.
Câu 21: Khu vực thể hiện rõ nhất sự phân hóa theo Đông - Tây của thiên nhiên nước ta là
A. vùng thềm lục địa.	B. vùng đồi núi.
C. vùng đồng bằng ven biển.	D. vùng biển.
Câu 22: Thời gian hoạt động mạnh nhất của bão ở nước ta là
A. tháng VI.	B. tháng VII.	C. tháng IX.	D. thángVII.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Đồng Nai?
A. Sông Bé.	B. Sông Ba.	C. Sông Tiền.	D. Sông Hậu.
Câu 24: Vùng biển nước ta giáp với vùng biển của bao nhiêu quốc gia?
A. 7.	B. 8.	C. 10.	D. 9.
Câu 25: Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014
Năm
Tổng diện tích có rừng
(Triệu ha)
Diện tích rừng trồng
(Triệu ha)
Độ che phủ
(%)
1943
14,3
0
43,0
1983
7,2
0,4
22,0
2005
12,7
2,5
38,0
2014
13,8
3,7
41,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.	B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ tròn.	D. Biểu đồ miền.
Câu 26: Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng chống bão ở nước ta là
A. Đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn.
B. Thực hiện sơ tán dân khi có bão mạnh.
C. Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
D. Củng cố hệ thống các công trình đê biển.
Câu 27: Ranh giới giữa hai vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta là
A. dãy núi Hoành Sơn.	 B. dãy núi Bạch Mã.	 C. sông Cả.	D. sông Hồng.
Câu 28: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm cơ bản là
A. đất chua, có màu đỏ vàng.	B. đất chua, có màu xám đỏ.
C. đất chua, có màu đỏ.	D. đất chua, có màu vàng.
Câu 29: Khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. mưa đều trong năm.	B. nóng quanh năm.
C. biên độ nhiệt độ năm lớn.	D. có 3 tháng lạnh.
Câu 30: Nhận định đúng nhất về ý nghĩa quan trọng của tài nguyên rừng nước ta là
A. Hạn chế tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng.
B. Góp phần quan trọng trong bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên nước.
C. Mang lại lợi ích kinh tế và đảm bảo việc cân bằng sinh thái môi trường.
D. Góp phần ổn định cuộc sống của dân cư khu vực đồi núi.
Câu 31: Nước ta liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên
A. tài nguyên khoáng sản phong phú.	B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. tài nguyên sinh vật phong phú.	D. thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Câu 32: Khu vực có hoạt động động đất biểu hiện rất yếu ở nước ta là
A. Nam Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.	C. Nam Trung Bộ.	D. Tây Bắc.
Câu 33: Rừng thưa nhiệt đới khô tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.	B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 34: Cho bảng số liệu: 
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
 (Đơn vị: 0C)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Nhiệt độ
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh là
A. 23,5 0C.	B. 21,5 0C.	C. 27,1 0C.	D. 25,1 0C.
Câu 35: Cho biểu đồ: 
Nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng?
A. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.
B. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.
C. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu – đông.
D. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu - đông.
Câu 36: Địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, hướng tây bắc - đông nam.
B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung..
C. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.
D. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.
Câu 37: Đai cao ôn đới gió mùa trên núi không có ở miền Nam nước ta, vì
A. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.	B. chịu tác động của Tín phong Bắc bán cầu.
C. địa hình không đủ độ cao.	D. có nền nhiệt cao.
Câu 38: Độ ẩm không khí của nước ta cao đã gây khó khăn cho việc
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.	B. bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
C. phát triển lâm nghiệp.	D. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Câu 39: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng nước ta?
A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
B. Địa bàn thuận lợi nhất để phát triển cây công nghiệp dài ngày.
C. Là nơi tập trung các khu công nghiệp, thành phố, trung tâm thương mại.
D. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
Câu 40: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở đồng bằng sông Hồng?
A. Mật độ xây dựng cao.	B. Đê sông, đê biển bao bọc.
C. Mưa bão diện rộng.	D. Triều cường.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc723.doc