Đề tài Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 trường THCS

doc 22 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2937Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 trường THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu xã hội, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập của người học.
 Để thực hiện được quá trình ấy, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, “ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục 2005). 
Quá trình dạy học hiện nay cần phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. 
Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề”, đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến rõ nét trong việc cải tiến phương pháp dạy và học. “ Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”(Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII).
- Hiện nay, trong chương trình đổi mới sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành (chiếm 21,15% tổng số tiết học), trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ hoặc liên quan đến biểu đồ hành (chiếm 11,53% tổng số tiết học) và khoảng 15 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập sách giáo khoa. 
Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. Hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
- Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, đối với học sinh lớp 9, các em được làm quen với một dạng biểu đồ mới: Biểu đồ miền. Đây là một dạng biểu đồ thể cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng địa lí trong nhiều năm (thường thì 4 năm trở lên). Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc cũng có thể là hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
 Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 trường THCS ”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1: Cơ sở lý luận của vấn đề.
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội, việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế là điều thầy cô mong muốn.
Với nội dung học tập của môn Địa lí 9 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn về các vấn đề dân cư, kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như các vùng kinh tế riêng, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh.
Đồng thời với các kiến thức lí thuyết, như đã nói ở trên, còn có các bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ.
1.1: Khái quát về biểu đồ.
 Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý như “biểu về tình hình phát triển dân số của nước ta qua các năm”
- Thể hiện quy mô, độ lớn của môt đại lượng nào đó như “ biểu đồ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm”
- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng như “biểu đồ về mức lương thực trên đầu người một năm của cả nước, ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long”
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng, như “Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp”
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm “Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế từ năm 1996 đến năm 2002 của nước ta”
Trong môn học địa lý, có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa lý - ngôn ngữ đã được mã hóa. Chính vì vậy, kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với việc dạy và học địa lý.
Kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí của học sinh lớp 9 còn yếu, thường thì các em không xác định được loại biểu đồ thích hợp và kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung cũng như phân biệt giữa biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền nói riêng. Bằng kinh nghiệm của bản thân qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi nhận thấy nguyên nhân của việc yếu kém về kĩ năng vẽ biểu đồ trên là do:
+ Học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp, không đọc kĩ đề bài, không tìm ra được các từ gợi mở để chọn dạng biểu đồ, không hiểu mỗi loại biểu đồ biểu thị điều gì, không tuân thủ các bước và các quy tắc khi vẽ biểu đồ.
+ Tâm lý học sinh coi thường môn địa lý.
+ Học sinh còn lười học chưa dành thời gian thích đáng cho học tập bộ môn.
+ Biểu đồ miền là một dạng biểu đồ mới, đến bài 16 Sách giáo khoa Địa lí 9 các em mới được học vẽ biểu đồ miền.
+ Đồng thời, biểu đồ miền có cấu trúc phức tạp, khó nhận biết hơn các dạng biểu đồ khác.
Vì những cơ sở trên đây tôi muốn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để các giờ dạy địa lí về cách vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 đạt kết quả cao nhất.
1.2: Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng.
- Biểu đồ hình cột (hoặc thang ngang): có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hơn cả.
- Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông): thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
- Biểu đồ thị (đường biểu diễn) thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian.
- Biểu đồ miền: được sử dụng để thể hiện đồng thời cả 2 mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng.
- Biểu đồ kết hợp: thường gồm một biểu đồ hình cột và một đường biểu diễn, để thể hiện động lực phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau, vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
1.3: Các bước cần tiến hành khi vẽ biểu đồ.
Trước khi làm một bài tập thực hành về vẽ biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể để hoàn thành yêu cầu của bài thực hành.
Thông thường gồm 4 bước sau:
Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài tập.
VD: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể thùy thộc vào nội dung bài tập.
VD: Phải xử lý số liệu thích hợp trước khi vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích hợp với chuỗi số liệu, các bước cần thiết khi vẽ một dạng biểu đồ cụ thể.
Bước 3: Học sính thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá.
2: Thực trạng của vấn đề.
2.1: Khái quát chung.
Năm học 2014 – 2015, Trường THCS Đồng Thịnh có 16 lớp, chia ra:
Khối lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Khuyết tật
Đối tượng
khác
6
85
37
48
0
3
7
87
40
47
0
3
8
85
53
32
0
6
9
99
57
42
1
5
Tổng số
356
187
169
1
17
Trường THCS Đồng Thịnh đóng trên địa bàn xã Đồng Thịnh- huyện Sông Lô- Tỉnh Vĩnh Phúc.
Do đặc trưng là nhà trường của xã nông thôn, học sinh chủ yếu là con em nông nghiệp. Năm học 2014 - 2015, toàn trường có 16 lớp với tổng số 356 học sinh và 36 đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong những năm gần đây dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ban ngành lãnh đạo và bằng sự nổ lực cố gắng không ngừng của tập thể giáo viên và học sinh toàn trường, nhà trường đã nhận được không ít những thành tích. Trường được công nhận trường chuẩn Quốc Gia tháng 11 Năm 2009. Trong tập thể giáo viên có nhiều thầy giáo, cô giáo nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi cấp cơ sở, có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, trong đó có nhiều em đạt giải cao không thua kém so với học sinh các trường trung tâm về các môn: Thực hành  Vật Lý, Hóa học, Sinh học, TDTT,.....
2. 2: Những thuận lợi.
Trong giờ học thực hành địa lí, các tiết học vẽ biểu đồ nói chung và vẽ biểu đồ miền nói riêng, học sinh đều có hứng thú tham gia học tập tốt, bởi những giờ học này không nặng về kiến thức lý thuyết, mà chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành. 
Thông qua những bài vẽ biểu đồ, học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí đã học, thấy được xu hướng phát triển cũng như biết so sánh, phân tích đánh giá được sự phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lý đã học. Đó cũng là một biện pháp rất tốt để các em ghi nhớ, củng cố kiến thức bài học cho mình.
Thông qua các bài tập thực hành về vẽ biểu đồ học sinh cũng có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức lý thuyết đã học mà còn biết mô hình hóa các kiến thức đó thông qua cấc bài tập biểu đồ.
Bản thân người giáo viên Địa lý khi thiết kế những bài tập thực hành vẽ biểu đồ cho học sinh cũng nhẹ nhàng hơn, bởi không nặng nề về nội dung kiến thức lý thuyết mà chủ yếu đi sâu về các bước tiến hành, dẫn dắt học sinh các thao tác để các em hoàn thành được bài tập của mình.
Thông qua các bài thực hành về vẽ biểu đồ, giáo viên có cơ hội để đánh giá về việc rèn luyện kỹ năng địa lí của học sinh, phát hiện ra những học sinh có kỹ năng thực hiện tốt hoặc thực hiện còn yếu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này.
2.3: Khó khăn.
Với học sinh ở trường ở vùng nông thôn, điều kiện còn nhiều khó khăn, thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho các em trong một bài học gặp không ít khó khăn. 
Ví dụ với một bài tập vẽ biểu đồ miền có yêu cầu phải xử lí số liệu, thì đa phần các em thực hiện vẫn còn chậm, khiến cho việc so sánh, đánh giá kết quả giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân với nhau còn rất hạn chế, ảnh hưởng nhiều tới thời gian hoàn thành bài tập của học sinh.
- Một số học sinh chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu coi nhẹ yêu cầu của bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác.
- Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa chú ý dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác: ví dụ cách xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ.
- Thời gian một bài thực hành khá ngắn, khoảng có 45 phút, nhưng có rất nhiều các bước cần thực hiện, nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian để sủa chữa uốn nắn cho các em nhất là học sinh yếu.
- Trong thực tiễn, đa số học sinh có xu hướng xem nhẹ môn Địa Lí và cho rằng đây là môn phụ, học thuộc lòng không cần đầu tư suy nghĩ nhiều nên các em thờ ơ với môn học, học mang tính chất đối phó. Chính vì vậy một số học sinh chưa biết đọc bản đồ, khai thác các bảng số liệu, nói chung kĩ năng địa lí của học sinh còn yếu.
3: Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
3. 1: Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu.
- Bảng số liệu của yêu cầu khi khi vẽ biểu đồ miền thường có nhiều năm ( từ 04 năm trở lên ) và có nhiều đối tượng địa lí hoặc yếu tố địa lí ( thường có từ 02 đối tượng địa lí hoặc từ 02 yếu tố địa lí trở lên ). Đây là nguồn tri thức Địa lí quan trọng đã được mã hóa. 
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được động thái phát triển của từng yếu tố Địa lí cũng như cơ cấu của các nhóm yếu tố đó.
- Để khai thác được những tri thức Địa lí trên bảng số liệu nhiều yếu tố và nhiều năm thì học sinh phải hiểu nội dung của bảng số liệu, đọc được nội dung của bảng số liệu, nghĩa là phải nắm bắt những kiến thức lý thuyết về bảng số liệu, trên cơ sở đó có được những kĩ năng làm việc với bảng số liệu.
- Đây là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp, học sinh phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về đọc bảng số liệu cũng như những kiến thức lí thuyết Địa Lí. Trên cơ sở hiểu biết tính quy ước và tính khái quát của bảng số liệu, học sinh có thể tìm ra những tri thức Địa lí mới từ bảng số liệu.
* Khi tổ chức cho học sinh làm việc với bảng số liệu biểu đồ miền, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo các bước sau:
a. Đọc tên bảng số liệu để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bảng số liệu là gì.
	Ví dụ 1: Bảng 16.1 Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 - 2002 ( %). Trang 60 SGK lớp 9 - NXB Giáo dục 2004.
Năm
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Nông - lâm - ngư nghiệp
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0
Công nghiệp xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5
Đối tượng thể hiện trên bảng số liệu là cơ cấu GDP của nước ta từ năm 1991 đến năm 2002..
b. Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên bảng số liệu của biểu đồ miền là gì?
	Ví dụ 2: 
Bảng 16.1 Cơ cấu GDP của nước ta thời lì 1991 - 2002 ( %). Trang 60 SGK lớp 9 - NXB Giáo dục 2004.
Năm
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Nông - lâm - ngư nghiệp
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0
Công nghiệp xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5
Đại lượng thể hiện trên bảng số liệu là:
+ Tổng số.
+ Nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Công nghiệp - xây dựng.
+ Dịch vụ.
+ 7 năm( từ 1991 đến 2002 ).
c. Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện.
3.2: Kĩ năng phân tích bảng số liệu.
Khi hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước sau:
- Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu
- Đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê để nắm được chủ đề của bảng số liệu đó.
- Hiểu được các đặc trưng không gian, thời gian của các đại lượng đựơc trình bày trong bảng.
- Không bỏ sót số liệu nào.
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.
- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
- Xử lí các số liệu đã cho theo yêu cầu của bài tập (khi cần)
- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
- Đặt ra câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới.
3.3: Kĩ năng vẽ biểu đồ.
a. Nhận dạng biểu đồ miền:
Những căn cứ để xác định vẽ biểu đồ miền:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “ Em hãy vẽ biểu đồ miền...”
- Khi đề bài xuất hiện các cụm từ: “ thay đổi cơ cấu”; “chuyển dịch cơ cấu”; “ thích hợp nhất để chuyển dịch cơ cấu...”
- Khi đề bài xuất hiện cụm từ “ cơ cấu” nhưng có từ 4 năm và 2 đối tượng địa lí ( hoặc yếu tố địa lí ) trở lên.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu về số dân thành thị, nông thôn nước ta trong thời gian 1990 - 2005. 
 (Đơn vị nghìn người.)
Năm
1990
1993
1995
1997
1999
2000
2001
2005
Tổng số
66016,7
69644,5
71995,5
74306,9
76596,7
77635,4
78685,8
82032,3
Thành thị
12880,3
13961,2
14938,1
16835,4
18081,6
18805,3
19481
21591,2
Nông thôn
53136,4
55488,9
57057,4
57471,5
58514,7
58830,1
59204,8
60441,1
Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu số dân thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời gian nói trên.
* Trong ví dụ trên, ta vẽ biểu đồ miền vì:
- Xuất hiện cụm từ: “ thể hiện sự thay đổi cơ cấu ”. 
- Có 8 năm ( lớn hớn 4 năm - như cách nhận dạng) là: 1990; 1993; 1995; 1997; 1999; 2000; 2001; 2005.
- Có 2 yếu tố địa lí: 
+ Số dân thành thị.
+ Số dân nông thôn.
b. Xử lí số liệu:
- Tất cả các bảng số liệu tuyệt đối để vẽ biểu đồ miền đều phải tiến hành xử lí số liệu ra số liệu tương đối ( % ).
- Các bảng số liệu cho sẵn là bảng số liệu tương đối ( đơn vị là % ) thì không cần phải xử lí số liệu, mà vẽ luôn.
* Cách xử lí số liệu:
- Lấy số liệu của từng năm và từng nhóm yêu tố chia cho số liệu tổng số của năm đó rồi nhân 100:
Tính cơ cấu =
Lấy từng phần
x 100
Tổng thể
- Đơn vị tính: %.
- Sau đó đưa số liệu % đã tính vào bảng cơ cấu.
Ví dụ 4: Sử dụng ví dụ trên, ta có:
	- Tính cơ cấu: 
	+ Năm 1990:
% dấn số thành thị =
12880.3
x 100
66016.7
	= 19.5 %.
	% CCN lâu năm = 100 - 19.5 = 80.5 %.
	+ Các năm khác ta cũng lần lượt làm như vậy.
( Khi xử lí số liệu, ta có thể làm tròn số liệu sau dấu phấy (,) như quy định trong toán học ).
	- Điền số liệu % đã xử lí vào bảng số liệu:
Bảng cơ cấu số dân thành thị và nông thôn nước ta trong thời gian 1990 - 2005. ( Đơn vị: % )
Năm
1990
1993
1995
1997
1999
2000
2001
2005
Thành thị
19,5
20,0
20,7
22,7
23,6
24,2
24,8
26,3
Nông thôn
80,5
79,7
79,3
77,3
76,4
75,8
75,2
73,7
c. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ miền là dạng biểu đồ vừa bao gồm đồ thị vừa bao gồm biểu đồ cột chồng 100 % (cột cơ cấu) nhưng thể hiện rõ rệt hơn, về tình hình phát triển của từng nhóm ngành kinh tế.
Lưu ý: Biểu đồ miền khi vẽ có khác so với biểu đồ đồ thị ở những điểm sau:
	- Dùng số phần trăm ( % ) ( vì diễn tả cơ cấu ), đôi khi người ta cũng dùng số liệu tuyệt đối ( số thực ).
	- Trục đơn vị bằng 100% và được đóng khung chữ nhật.
	- Yếu tố đầu tiên vẽ giống như đồ thị, yếu tố thứ hai thì khác: ta vẽ lên trên bằng cách cộng số liệu của yếu tố thứ hai với yếu tố thứ nhất, rồi mới dựa vào kết quả đó ta lấy mức số lượng ở trục tung. Vì thế hai đường của biểu đồ miền không bao giờ cắt nhau (ở dạng đồ thị thì có thể cắt nhau) .
- Số ghi trên biểu đồ giống cách ghi ở biểu đồ cột chồng (ghi ở khoảng giữa miền) 
Các bước vẽ:
	Bước 1: - Vẽ một hình chữ nhật:
	+ Trục tung có đơn vị là %, được đánh số từ 0 – 100%
	+ Trục hoành là các năm. Được chia tương ứng với khoảng cách các năm 
	Bước 2: Vẽ từng đường đồ thị.
	+ Vẽ xong thì ta tiến hành kí hiệu và ghi số liệu %.
	+ Vẽ xong đường thứ nhất, ta lấy đường liền kề làm gốc, cộng dồn lên rồi vẽ lần lượt các đường biểu đồ miền.
	Bước 3: - Bước hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ cần thực hiện đủ 4 động tác:
	+ Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) trục tung.
	+ Ghi số năm vào dưới trục hoành.
	+ Lập bảng chú giải 
 + Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc ở dưới biểu đồ. Tên biểu đồ cần được viết rõ ràng. Nội dung cần đủ ý và rõ chủ đề.
Ví dụ 5: Từ ví dụ 4, ta đã xử lí số liệu rồi, ta vẽ được biểu đồ sau:
Biểu đồ cơ cấu số dân thành thị và nông thôn nước ta
trong thời gian 1990 - 2005.
d. Nhận xét:
	Ta nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm? Tăng (giảm) thế nào? Tăng giảm bao nhiêu? Sau đó mới đến yếu tố B tăng hay giảm? Tiếp theo đến các yếu tố C, .
Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hàng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ tự hay không?
Cuối cùng có phần tổng kết lại.
e. Giải thích:
Dựa vào kiến thức đã học để giải thích, dựa trên các mối liên hệ Địa lí.
Ví dụ 6:
 	Từ các ví dụ 3 và 4, sau khi vẽ biểu đồ, ta nhận xét và giải thích như sau:
+ Nhận xét:
* Nếu nhận xét về cơ cấu:
Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị ở nước ta trong giai đoạn 1009 - 2005 có nhiều biến động:
- Tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh, từ 19.5% lên 26,3%, tăng 6,8%.
- Tỉ lệ dấn số nông thôn giảm từ 80.5% xuống 73.7%, giảm 6,8%.
- Tuy nhiên trong cơ cấu dân số nông thôn và thành thị thì tỉ lệ dân số nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
* Nếu nhận xét cả về cơ cấu và sô dân thì ta nhận xét:
+ Về cơ c

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Dia_9_cap_Tinh_Ve_bieu_do_mien.doc