Đề kiểm tra học kỳ II Lịch sử - Lớp 8 năm học: 2015 – 2016

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1254Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II Lịch sử - Lớp 8 năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II Lịch sử - Lớp 8 năm học: 2015 – 2016
Tuần 35 - Tiết 51
Ngày soạn: 21/4/2016
Ngày kiểm tra: 6/5/2016
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 LỊCH SỬ - LỚP 8
Năm học: 2015 – 2016 
I.MỤC TIÊU
Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kỳ II, lớp 8 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong thời gian tới.
Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh được phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị tốt cho nội dung các bài học tiếp theo.
1.Về kiến thức
- Học sinh hiểu được:
- Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. Kết cục của các đề nghị cải cách đó
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
- Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
2. Kỹ năng : 
- Học sinh có khả năng trình bày vấn đề, viết bài, kỹ năng vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá một sự kiện lịch sử.
3. Thái độ : 
- Phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình
- Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Kiểm tra tự luận
III THIẾT LẬP MA TRẬN :
 Các mức độ đánh giá 
Chủ đề 
(chương, bài) 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Chủ đề 1
Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam Vào cuối thế kỉ XIX
Trình bày được những nội dung chính của cuộc cải cách, Duy Tân ở Việt Nam
Nguyên nhân dẫn đến các đề nghị cải cách ở Việt nam nửa cuối thế kỉ XIX.
số câu: ½
số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
số câu: ½
số điểm: 1
tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
3 điểm
= 30%
Chủ đề 2
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực Dân Pháp ở Việt Nam
( 1897 – 1914)
Cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX, chính sách của Thực Dân Pháp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam như thế nào
Nêu được các chính sách của Pháp ở Việt Nam đã tác động đến nền kinh tế - văn hóa giáo dục nước ta như thế nào?
Số câu:2/3
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
số câu: 1/3
số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
4 điểm
= 40%
 Chủ đề 3
Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Hoạt đông của Nguyễn Tất Thành trong quá trình tìm đường cứu nước
Nêu đôi nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành
Qúa trình hoạt động của Người từ năm 1911 - 1917
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
Số câu:1/3
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1/3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1/3
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu 1
3điểm 
= 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3,5
35%
Số câu: 1/2+ 1/3
Số điểm : 4
40%
Số câu: 1 + 2/3
Số điểm : 2,5
25%
Số câu: 3
10 điểm =
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ RA
Câu 1 ( 3điểm) : 
Em hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến các trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX? Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách đó.
Câu 2: ( 4điểm)
Vào cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục ở Việt Nam?
Câu 3 (3 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Những hoạt động của Người trong quá trình tìm đường cứu nước từ năm 1911 – 1917 như thế nào?
V.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (3điểm): 
- Nguyên nhân: (1đ)
+ Đất nước ngày càng suy yếu
+ Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù nên các quan lại, sĩ phu yêu nước đã đưa ra những đề nghị yêu cầu đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao...
- Nội dung: (2đ)
+ Năm 1868: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí. Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, phát triển buôn bán
+ Năm 1872: Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển miền Bắc và miền Trung
+ Năm 1863 – 1871: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần đề cập về các vấn đề chính trị, kinh tế, quân sự , ngoại giao, giáo dục
+ Năm 1877 – 1882: Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,
Câu 2: ( 4điểm)
Vào cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục ở Việt Nam?
Chính trị: 
Pháp thiết lập Liên Bang Đông Dương đứng đầu là viên toàn quyền Đông Dương người pháp.
Chia Đông Dương làm 5 xứ với các chế độ cai trị khác nhau
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối
Kinh tế
Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất và lập đồn điền
Công nghiệp: + Tập trung khai thác mỏ ( mỏ than) và kim loại
 + Đầu tư, xây dựng một số nghành công nghiệp nhẹ: xay xát gạo, xi măng, gạch ngói.....
Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt ....
Thương nghiệp: Độc quyền thị trường Việt Nam
 Chính sách thuế: tăng thuế cũ, thêm thuế mới như thuế muối, thuế rượu, thuế đinh.
Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp
Văn hóa – giáo dục
Duy trì nền giáo dục của thời kì phong kiến.
Về sau mở thêm một số trường học, hệ thống giáo dục chia làm 3 bậc học ( Ấu học, tiểu học, trung học)
=> Nô dịch và thực hiện chính sách ngu dân
Câu 3 (3 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Những hoạt động của Người trong quá trình tim đường cứu nước từ năm 1911 – 1917 như thế nào?
* Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
- Nguyễn Tất Thành: 19.5.1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp với nhiều thủ đoạn đàn áp phong trào đấu đấu tranh của nhân dân ta. Cách mạng Việt Nam đang bế tắc khủng hoảng về đường lối đấu tranh.
- Tuy khâm phục những người yêu nước trước đó nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thànhđường lối hoạt động của họ => Người đi tìm đường cứu nước mới.
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1917.
- ngày 5/6/1911: Từ Bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911- 1916: Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.
- Năm 1917: Người trở lại Pháp.
+ Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của CMT10 Nga.
=> Bước đầu hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KTHK II SU 8 (15-16).doc