Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Đông Triều

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Đông Triều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Đông Triều
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 7
NĂM HỌC 2015 – 2016
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).
Câu 3: (5,0 điểm)
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?
.Hết
Đáp án và hướng dẫn chấm 
Câu
 Yêu cầu
Điểm
1
 Cho đoạn văn sau:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”
          (Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
     a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:” Con người của Bác, đời sống của Bác  giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên
2,0
  a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
  – Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng
0,25
0,25
   b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu:
Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấyBác/quý trọng biết bao kết
C          V
quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục
vụ.
0,5
c.  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:”Con người của Bác, đời sống của Bác  giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.
–  Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác
                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
– Tác dụng: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.
0,25
0,25
d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn được trích:
Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.
0,5
Câu 2
   Từ  văn bản ” Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 6 – 7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. (Chỉ rõ câu rút gọn đó)
3,0
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Đoạn văn đúng chủ đề, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, đủ số câu (6 -7 câu), chỉ ra được câu rút gọn.
b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh phải đảm bảo các ý sau
– Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
+ Văn chương mang đến cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm sẵn có. (Dẫn chứng)
+ Một người đọc văn chương có thể vui, buồn, mừng, giận cùng với cuộc sống  trong văn chương.
+ Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
+ Có văn chương mới thấy núi non, hoa cỏ đẹp, mới nghe tiếng chim, tiếng suối hay.
2,0
Đoạn văn phải có câu rút gọn, học sinh phải chỉ ra câu rút gọn đó
1.0
Câu 3
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai  dòng thơ trên?
5,0 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận giải thích kết cấu chặt chẽ, bố cục đầy đủ (ba phần), diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung, ý nghĩa trong câu nói của Bác, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách  nhưng vẫn cần làm rõ những ý cơ bản sau:
 MB – Dẫn dắt vấn đề: Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc trồng cây. Câu thơ ” Mùa xuâncàng xuân” đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc của toàn dân ta.
– Mỗi mùa xuân đến, nhân dân ta lại trồng cây để cho đất nước ngày càng xanh tươi.
0,25
0,25
TB: * Giải thích ý nghĩa câu thơ:
+ Mùa xuân:  Bác  Hồ chọn mùa xuân để kêu gọi tết trồng cây là vì mùa xuân cây cối tràn trề nhựa sống, đâm chồi nảy lộc.
+ Mùa xuân là tết trồng cây: Bác dùng chữ “Tết” là nói tới không khí vui vẻ như tết, phong trào trồng cây vu vẻ, là ngày lễ chung vui của mọi người, đây là một hoạt động tự giác, là công việc của toàn dân
+ Làm cho đất nước càng càng xuân: Từ “xuân” ở câu này chỉ sức sống thanh xuân của nước nhà. Trồng cây là để trồng thêm sự sống cho đất nước, để cuộc sống tràn đầy  hạnh phúc, tươi đẹp.
-> Bác khuyên mọi người hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây  sẽ làm cho đất nước  tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn.
0,5
0,5
0, 5
0,5
*  Vì  sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Trồng cây mang lại nguồn lợi lớn cho mọi nhà, cho đất nước:
+ Tạo ra quang cảnh đẹp hơn: những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.
+ Cây xanh tạo cảnh quan đẹp nơi ở.
+ Trồng cây làm cho môi trường tốt đẹp, cây là lá phổi xanh, giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa không khí, chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn..
+ Mang lại lợi ích kinh tế : ..
1,0
* Chúng ta cần  làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
– Mọi người cần tích cực trồng cây.
– Cùng nhau chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
– Kêu gọi mọi người có ý thức bảo vệ  cây, bảo vệ rừng..
– HS bày tỏ hiểu biết về hiện trạng trồng và bảo vệ cây xanh hiện nay (Thể hiện hiểu biết thực tế, phát huy năng lực quan sát, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.)
1,0
KB: – Khẳng định  lại ý nghĩa lời dạy của Bác
– Liên hệ bản thân .
0,5
Bài mẫu: 
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên
Bài làm
  Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
    Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.   Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
   Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
Xem thêm: Tuyển chọn đề thi học kì 2 môn Toán 7 hay nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docxKiem_Tra_Van.docx