Đề kiểm tra học kì II Hóa học lớp 8 - Năm hoc 2014-2015 - Trường THCS Văn Miếu

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Hóa học lớp 8 - Năm hoc 2014-2015 - Trường THCS Văn Miếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Hóa học lớp 8 - Năm hoc 2014-2015 - Trường THCS Văn Miếu
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 MÔN: HÓA HỌC 8
 Năm học : 2014 -2015
Câu 1 ( 2đ ): Mỗi loại hợp chất sau em hãy lấy một ví dụ bằng công thức hóa học và gọi tên hợp chất đó?
a, Oxit axit.
b, Oxit bazơ.
c, Axit không có oxi.
d, Axit có oxi.
e, Bazơ tan trong nước.
f, Bazơ không tan trong nước.
g, Muối axit.
h, Muối trung hòa.
Câu 2 ( 2đ): Có ba lọ mất nhãn đựng ba chất riêng biệt: Oxi, hidro, không khí.
Bằng thí nghiệm hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong các lọ đó?
Câu 3 ( 3đ ): Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
a, Na2O + H2O --> NaOH
b, Fe(OH)3 --> Fe2O3 + H2O
c, Al + HCl --> AlCl3 + H2
d, Fe2O3 + H2 --> Fe + H2O
Em hãy cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào mà em đã học?
Câu 4 ( 3đ ): Cho 6,5g Kẽm tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch axit clohidric.
a, Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc?
b, Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit clohidric đã dùng?
 ( Cho Zn = 65 )
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Hóa 8
Câu
Nội dung
Thang điểm
1
a, Oxit axit: CO2 ( Cacbon đi oxit )
b, Oxit bazơ: CaO ( Canxi oxit )
c, Axit không có oxi: HCl ( Axit clohidric )
d, Axit có oxi: HNO3 ( Axit nitric )
e, Bazơ tan trong nước: NaOH ( Natri hidroxit )
f, Bazơ không tan trong nước: Mg(OH)2
 ( Magie hidroxit).
g, Muối axit: NaHCO3 ( Natri hidro cacbonat )
h, Muối trung hòa: CaCO3 ( Canxi cacbonat )
( HS có thể lấy các ví dụ khác ).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Có thể nhận biết các chất đó bằng thí nghiệm sau:
- Lấy que đóm còn tàn đỏ đưa vào miệng mỗi lọ. Khí trong lọ nào làm que đóm còn than hồng bùng cháy là lọ đựng khí O2 ( đánh dấu và để riêng ). Hai lọ còn lại không có hiện tượng gì là lọ đựng H2 và không khí. 
- Sau đó dùng que đóm đang cháy đưa vào miệng 2 lọ đó, khí trong lọ nào bùng cháy với ngọn lửa xanh nhạt thì lọ đó chứa khí H2 ( đánh dấu ), lọ còn lại không có hiện tượng gì là lọ đựng không khí ( đánh dấu ).
1
1
3
a, Na2O + H2O -> 2 NaOH
b, 2Fe(OH)3 Fe2O3 +3 H2O
c, 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
d, Fe2O3 + 3H2 2 Fe + 3H2O
Trong đó:
Phản ứng a: PƯ hóa hợp.
Phản ứng b: PƯ phân hủy.
Phản ứng c: PƯ thế.
Phản ứng d: PƯ thế.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
4
nZn = 6,5 : 65 = 0,1 mol
PTHH: Zn + 2 HCl -> ZnCl2 + H2
a, Theo PTHH: nH2 = nZn = 0,1 mol
-> VH2 = 0,1 * 22,4 = 2,24 lit
b, Theo PTHH: nHCl = 2nZn = 0,1 * 2 = 0,2 mol
Vdd = 100 ml = 0,1 lit
-> CM HCl = 0,2 : 0,1 = 2 M
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 GV ra đề
 Kiều Thúy Linh
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 MÔN: HÓA HỌC 9
 Năm học : 2014 -2015
Câu 1( 3đ ): 
Cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của Axit axetic? Viết PTHH minh họa cho các tính chất đó?
Câu2( 2đ): 
Viết các PTHH thực hiện chuyển hoá theo sơ đồ sau:
Saccarozo Glucozơ Rượu etylic Axit axetic Êtylaxetat.
Câu3(1,5 đ): 
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau:
 Glucozơ, Saccarozo và Axit axetic 
 Câu 4(3,5 đ): 
Cho 2,1 gam hỗn hợp A gồm Zn và ZnO vào dung dịch CuSO4 dư .
Sau khi phản ứng kết thúc lọc lấy phần chất rắn không tan rửa sạch rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 1,28 gam chất rắn không tan màu đỏ.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Hóa 9
Câu
Nội dung
Thang điểm
1
+ Đặc điểm cấu tạo phân tử:
- Công thức cấu tạo của Axit axetic:
- Trong phân tử axit axetic , nhóm -OH liên kết với nhóm =C=O tạo thành nhóm -COOH, Chính nhóm -COOH này làm cho phân tử axit axetic có tính chất axit.
+ Tính chất hoá học:
1. Axit axetic mang đầy đủ tính chất hoá học của axit
- DD axit axetic làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động tạo thành muối và giải phóng hiđro.
2CH3COOH + Zn -> (CH3COO)2Zn + H2
- Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
CH3COOH + NaOH -> CH3COONa + H2O
- Tác dụng với oxit bazơtạo thành muối và nước
2CH3COOH + CuO -> (CH3COO)2Cu + H2O
- Tác dụng với muối cacbonat tạo thành muối và giải phóng khí CO2
2CH3COOH + CaCO3 -> (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
2. Phản ứng với rượu etylic
CH3COOH + C2H5OH H2SO4 đặc , t0 CH3COOC2H5 + H2O
* Sản phẩm của phản ứng giữa axit và rượu gọi là este. Phản ứng giữa axit và rượu tạo thành este và nước là phản ứng este hoá.
0,25
Có 6 tính chất, nêu tên mỗi tính chất cho 0,25đ. Viết được 5 PTHH, mỗi PTHH cho 0,25đ
2
1. C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 
 axit 
 Men rượu
2. C6H12O6 2 C6H12O6 + 2CO2
 30 – 320C 
 Men giấm
3. C6H12O6 + O2 CH3COOH + H2O
 H2SO4đ
4. CH3COOH + C2H5OH CH3COO2H5 + H2O
0,5
0,5
0,5
0,5
3
- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Dùng quì tím làm thuốc thử. Nếu quì chuyển màu đỏ là axit axetic.
 Không làm quì tím đổi màu là Glucozơ và Saccarozo
- Cho vào hai mẫu thử còn lại dd AgNO3 đun nóng nhẹ trong NH3 
Nếu có lớp Ag ở đáy ống nghiệm là Glucozơ do phản ứng:
 C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
Còn lại là Saccarozo
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a. PTHH: Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu (1)
 ZnO + 2HCl -> ZnCl2 + H2O (2)
b. Theo bài và các PTHH ta có: Sau (2) còn 1,28 gam chất rắn màu đỏ là Cu sinh ra ở (1). 
=> nCu(1) = 1,28/ 64 = 0,02 mol
Theo (1) nZn = nCu = 0,02 mol
 - > Khối lượng Zn trong A : mZn = 0,02 . 65 = 1,3 gam
 -> khối lượng ZnO trong A: m ZnO = 2,1 – 1,3 = 0,8gam
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 GV ra đề
 Kiều Thúy Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ki_II.doc