Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phạm Văn Đồng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phạm Văn Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phạm Văn Đồng
Së gi¸o dôc & ®µo t¹o PHÚ Yªn
§Ò thi .
Tr­êng THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
Khèi : .
Thêi gian thi : .
Ngµy thi : .
§Ò thi m«n gdCD HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
C©u 1 : 
Anh H đã không bàn bạc với vợ khi quyết định sử dụng tiền mà hai người đã tiết kiệm, mua xe ô tô để kinh doanh, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
A.
Tài sản chung
B.
Tài sản riêng
C.
Nhân thân
D.
Tình cảm
C©u 2 : 
Một đạo luật chỉ phát huy hiệu quả và hiệu lực khi
A.
Đạo luật đó mang bản chất xã hội
B.
Đạo luật đó mang bản chất giai cấp
C.
Đạo luật đó vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp
D.
Đạo luật đó mang tính quần chúng
C©u 3 : 
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là?
A.
Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B.
Tự giác, bình đẳng, tận tâm
C.
Dân chủ, công bằng, tiến bộ
D.
Tích cực, trực tiếp, tiến bộ	
C©u 4 : 
Văn bản nào sau đây không mang tính pháp luật
A.
Pháp lệnh
B.
Hiến pháp
C.
Nội quy
D.
Nghị định
C©u 5 : 
Đánh người, giết người, đe dọa giết người, làm chết người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A.
Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
C.
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân
D.
Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân
C©u 6 : 
Đặc trưng nào của pháp luật qui định bất kì ai, trong điều kiện hoàn cảnh nào ,lúc nào cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật qui định
A.
Tính chặt chẽ về hình thức
B.
Tính quyền lực và bắt buộc chung
C.
Tính ổn định
D.
Tính qui phạm phổ biến
C©u 7 : 
Bình đẳng trong lao động được hiểu là:
A.
Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm
B.
Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động
C.
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
D.
Tất cả các ý trên
C©u 8 : 
Khái niệm pháp luật được hiểu là
A.
Qui tắc xử sự chung của một cộng đồng người
B.
Qui tắc xử sự của cơ quan nhà nước
C.
Qui tắc xử sự bắt buộc đối với một số người
D.
Qui tắc xử sự chung cho tất cả mọi người
C©u 9 : 
Hãy tìm ra câu phát biểu sai trong các câu sau đây
A.
Quản lý xã hội bằng pháp luật là nhằm để thực hiện dân chủ, công bằng
B.
Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh các công cụ khác
C.
Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội
D.
Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước
C©u 10 : 
Trong trường hợp nào sau đây thì bất cứ ai cũng được phép bắt người:
A.
Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
B.
Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội
C.
Bị nghi ngờ phạm tội
D.
Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội
C©u 11 : 
Theo nghị định 146/2007/NĐ-CP, tại điều 9 xử phạt người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy... vi phạm quy tắc giao thông như đi vào đường cấm , đi ngược chiều ... thì sẽ bị phạt ở mức bao nhiêu
A.
Từ 200.000 đến 300.000
B.
Từ 100.000 đến 200.000
C.
Từ 300.000 đến 400.000
D.
Từ 400.000 đến 500.000
C©u 12 : 
A vì ghen ghét B nên đã tung tin nói xấu B trên facebook. Hành vi của A đã vi phạm quyền?
A.
Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân
C.
Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân
D.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân
C©u 13 : 
Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng trong lao động?
A.
Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
B.
Người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản....
C.
Cùng một công việc với tính chất và cường độ làm việc như nhau, lao động nam sẽ được trả lương cao hơn lao động nữ.
D.
Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ thực hiện những giao kết trong hợp đồng lao động.
C©u 14 : 
Trong các quy tắc sau, quy tắc nào là quy phạm pháp luật
A.
Giúp đỡ đồng bào trong cơn hoạn nạn
B.
Tới ngã tư gặp đèn đỏ thì dừng xe
C.
Kính trên , nhường dưới
D.
Con cháu phải hiếu thuận với ông bà
C©u 15 : 
Điền vào chỗ có dấu chấm : Các qui phạm Pháp luật do nhà nước ban hành.........mà nhà nước là đại diện
A.
Phù hợp với ý chí giai cấp cầm quyền
B.
Phù hợp với các qui phạm đạo đức
C.
Phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân
D.
Phù hợp với một cộng đồng dân cư
C©u 16 : 
Nội dung của văn bản pháp luật cấp dưới có hiệu lực pháp lý thấp hơn và không trái với văn bản pháp luật cấp trên... là muốn nói đến đặc trưng nào của pháp luật
A.
Tính qui phạm phổ biến
B.
Tính quyền lực và bắt buộc chung
C.
Tính ổn định
D.
Tính chặt chẽ về hình thức
C©u 17 : 
Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A.
Nhà hàng xóm hát karaoke gây mất trật tự
B.
Học sinh cãi nhau trong lớp
C.
Thanh niên đang trộm đồ trong cửa hàng
D.
Tất cả các trường hợp trên
C©u 18 : 
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...........................
Hãy chọn một trong các câu sau để điền vào chỗ có dấu chấm
A.
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
B.
Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
C.
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội
D.
Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
C©u 19 : 
Đặc trưng của pháp luật là
A.
Có tính quy phạm phổ biến
B.
Có tính quyền lực và bắt buộc chung
C.
Có tính chặt chẽ về hình thức
D.
Bao gồm tất cả những đặc trưng trên
C©u 20 : 
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A.
Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật
B.
Công dân có tôn giáo không được tôn trọng như người không theo tôn giáo nào.
C.
Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo thì không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác
D.
Tôn giáo lớn hơn thì được Nhà nước ưu tiên, hỗ trợ.
C©u 21 : 
Pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, cho tất cả mọi người... là muốn nói đến đặc trưng nào ?
A.
Tính ổn định
B.
Tính quyền lực bắt buộc chung
C.
Tính chặt chẽ về hình thức
D.
Tính qui phạm phổ biến
C©u 22 : 
Cơ quan có quyền ra quyết định bắt người là:
A.
Tòa án và Viện Kiểm sát
B.
UBND các cấp
C.
Viện Kiểm sát và Thi hành án
D.
Tòa án và công an
C©u 23 : 
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Hãy chọn và điền vào chỗ có dấu chấm
A.
Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B.
Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C.
Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
D.
Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
C©u 24 : 
Hãy chỉ ra ý sai trong các phát biểu sau về bình đẳng giữa vợ và chồng:
A.
Pháp luật không thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng đó.
B.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú, tôn trọng và giữ gìn nhân phẩm của nhau.
C.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.
D.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
C©u 25 : 
Đâu là phát biểu đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
A.
Trong mọi trường hợp pháp luật đều cho phép khám xét chỗ ở của công dân
B.
Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C.
Trong mọi trường hợp không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý
D.
Trong mọi trường hợp công an đều được phép khám xét chỗ ở của công dân
C©u 26 : 
Pháp luật bắt nguồn từ thực tiến đời sống, do các thành viên thực hiện và vì sự phát triển chung.... là muốn nói đến bản chất nào của xã hội
A.
Bản chất dân tộc
B.
Bản chất giai cấp
C.
Bản chất xã hội
D.
Không thuộc bản chất nào
C©u 27 : 
Trật tự nào sau đây đúng về giá trị pháp lý (từ cao xuống thấp) của các văn bản luật
A.
Luật => Hiến pháp => Pháp lệnh
B.
Hiến Pháp => Pháp lệnh => Luật
C.
Pháp lệnh => Luật => Hiến Pháp
D.
Hiến pháp => Luật=> Pháp lệnh
C©u 28 : 
Trong các văn bản sau, văn bản nào có tính pháp lý cao nhất
A.
Nghị định
B.
Bộ Luật
C.
Hiến Pháp
D.
Pháp lệnh
C©u 29 : 
Cơ quan nào ban hành Hiến pháp, luật
A.
Chủ tịch nước
B.
Thủ tướng
C.
Quốc hội
D.
Tòa án tối cao
C©u 30 : 
Dựa vào đặc trưng nào của pháp luật để xử lí những người vi phạm pháp luật bằng các biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế ?
A.
Tính qui phạm phổ biến
B.
Tính ổn định
C.
Tính chặt chẽ về hình thức
D.
Tính quyền lực và bắt buộc chung
C©u 31 : 
Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật
A.
Để bảo đảm công bằng xã hội
B.
Để phát triển kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh
C.
Để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
D.
Để thực hiện dân chủ có hiệu quả
C©u 32 : 
Hiểu về khái niệm thực hiện pháp luật như thế nào là đúng nhất
A.
Là quá trình hoạt động có mục đích của con người
B.
Làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống thực tiễn
C.
Biến những quy định của pháp luật thành những hành vi hợp pháp
D.
Tất cả những điểm trên
C©u 33 : 
Nhà nước thực hiện pháp luật như thế nào
A.
Tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi lãnh thổ của mình
B.
Ban hành và thực hiện pháp luật trên phạm vi lãnh thổ của mình
C.
Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
D.
Ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh
C©u 34 : 
Đặc trưng nào của pháp luật dựa vào đó để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức :
A.
Tính chặt chẽ về hình thức
B.
Tính qui phạm phổ biến
C.
Tính ổn định
D.
Tính quyền lực và bắt buộc chung
C©u 35 : 
Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong:
A.
Chính trị
B.
Tín ngưỡng, tôn giáo
C.
Văn hóa
D.
Kinh tế 
C©u 36 : 
Tính quyền lực và bắt buộc chung của pháp luật được hiểu như thế nào ?
A.
Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước
B.
Có tính bắt buộc chung
C.
Cho tất cả các nhân, tổ chức
D.
Tất cả đặc điểm trên
C©u 37 : 
Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp nào của nhà nước
A.
Biện pháp thuyết phục
B.
Biện pháp răn đe
C.
Biện pháp giáo dục
D.
Biện pháp cưỡng chế
C©u 38 : 
Ý kiến nào dưới đây là đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con
B.
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi
C.
Cha mẹ quan tâm chăm sóc con gái hơn con trai
D.
Cha mẹ quyết định mọi việc cho con cái
C©u 39 : 
Tự ý bóc thư, nghe trộm điện thoại của người khác là hành vi vi phạm quyền:
A.
Tự do ngôn luận
B.
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
C.
Quyền tự do dân chủ
D.
Quyền bầu cử, ứng cử
C©u 40 : 
Đặc trưng nào làm nên tính rộng rãi, xuyên suốt của pháp luật
A.
Tính quyền lực và bắt buộc chung
B.
Tính chặt chẽ về hình thức
C.
Tất cả đều đúng
D.
Tính quy phạm phổ biến
phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o)
M«n THI: GDCD HỌC KÌ I
01
28
02
29
03
30
04
31
05
32
06
33
07
34
08
35
09
36
10
37
11
38
12
39
13
40
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_PVD.doc