Đề kiểm tra 15p môn Sinh học lớp 12 - Năm học 2016-2017

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15p môn Sinh học lớp 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15p môn Sinh học lớp 12 - Năm học 2016-2017
 Họ tên. 
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 12 Đề 1 Lớp.. Thời gian: 15 phút
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đ/A
Câu 1: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG3’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
	(1) Phân tử ADN mạch kép	(2) phân tử tARN
	(3) Phân tử prôtêin	(4) Quá trình dịch mã
	A. (1) và (3)	B. (1) và (2)	C. (2) và (4)	D. (3) và (4)
Câu 3: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
	A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T
	C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp G-X
Câu 4: Trong dịch mã
A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.
B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN.
C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
D. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 6: Trong quá trình nhân đôi phân tử ADN, hoá chất gây đột biến gen 5 Brôm Uraxin (5BU) gây ra biến đổi nào: A. A -T→ G – X 	 B. A -T→ A – T 
 C. A -T→ T- G D. A -G→ G – X
Câu 7: Bạn nhận được một phần tử axit nucleic mà bạn nghĩ là mạch đơn ADN. Nhưng bạn không chắc. Bạn phân tích thành phần nucleotit của phân tử đó. Thành phần nucleotit nào sau đây khẳng định dự đoán của bạn là đúng?
A. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29% 
B. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Timin 29% 
C. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Timin38% 
D. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Uraxin 38%
Câu 8: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. tần số phát sinh đột biến. B. số lượng cá thể trong quần thể.
C. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. D. môi trường sống và tổ hợp gen.
Câu 9 : cho biết A: vàng, a: trắng. phép lai nào sau đây cho tỷ lệ KH là 11 vàng: 1 trắng
 A.Aa x AAaa B. Aaa x Aa C. Aaaa x Aaaa D. Aaa x Aaa
Câu 10 : Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là :
 A.Gen khởi động	 B.Gen mã hóa	C.Gen không phân mảnh	 D.Gen phân mảnh 
Câu 11 :Cho các thông tin về đột biến sau đây: 
(1) Đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
(5) Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Số câu đúng là:
 A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 12 : Gen dài 3060A0 có A= 3G/7. Sau đột biến chiều dài gen không đổi và có tỷ lệ A:G= 42,18%. Dạng đột biến là:
Thay thế 1A-T= 1G-X B. Đảo vị trí giữa các cặp Nu 
C.Thay 3 (A-T)= 3 (G-X) D. Thay1 G-X = 1A-T
Câu 13 : Một trong các đặc điểm của mã di truyền là : “một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin ”. Đó là đặc điểm nào sau đây :
	A.Mã di truyền có tính đặc hiệu	B.Mã di truyền có tính thoái hóa
	C.Mã di truyền có tính phổ biến	D.Mã di truyền là mã bộ ba 
 Câu 14: Nội dung nào sau đây chưa chính xác khi đề cập đến hậu quả của dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít
A. Có thể làm chuỗi polipeptít ngắn lại
B. Một số trường hợp xuất hiên dang thay thế A - T bằng T-A
C. Đa số trường hợp dẫn đến sự thay thế 1 axit amin mới
D. Luôn luôn làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp
Họ tên. Đề 2
Lớp
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 12 
 Thời gian: 15 phút
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đ/A
Câu 1: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. tần số phát sinh đột biến. B. số lượng cá thể trong quần thể.
C. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. D. môi trường sống và tổ hợp gen.
Câu 2 : G= 480, có 2880 liên kết hidro. Gen đột biến hơn gen bình thường 1 liên kết hidro, nhưng hai gen có chiều dài bằng nhau. Dạng đột biến là
 A.Đảo vị trí các cặp nu B. thay A-T= G-X C. thay G-X= A-T D. Thay 2 A-T= 2 G-X
Câu 3 : Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là :
 A.Gen khởi động B.Gen mã hóa	 C.Gen không phân mảnh 	D.Gen phân mảnh 
Câu 4 : Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa axitamin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy các gen này được gọi là :
	A.Gen khởi động 	B.Gen mã hóa
 C.Gen không phân mảnh	 D.Gen phân mảnh
Câu 5 : Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.Coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là :
	A.Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế 
	B.Chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron
	C.Chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opperon không hoạt động
	D.Các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các prôtêin tương ứng
Câu 6 : Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, phép lai nào sau đây ở đời con không có sự phân tính về kiểu hình?
A. Aaaa x Aaaa	 B. AAaa x AAaa	 C. AAaa x Aaaa	 D. Aaaa x AAAa
Câu 7 : Các côđon nào dưới đây không mã hóa axitamin (côđon vô nghĩa) ?
	A.AUA, UAA, UXG	B.AAU, GAU, UXA	 
 C.UAA, UAG, UGA	 D.XUG, AXG, GUA
Câu 8 : Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là :
	A.A liên kết với T, G liên kết với X	B.A liên kết với U, G liên kết với X
	C.A liên kết với X, G liên kết với T	D.A liên kết với U, G liên kết với U
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Các liên kết photphođieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi là các liên kết bền vững do đó tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc ADN.
Việc lắp ghép các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao lại một cách chính xác.
 Câu 10. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ATG XAT GGX XGX A Trong quá trình tự nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch khuôn này sẽ có trình tự:
ATG XAT GGX XGX A
TAX GTA XXG GXG T
UAX GUA XXG GXG U
ATG XGT AXX GGXGT
Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép	(2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin	(4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (3)	B. (1) và (2)	C. (2) và (4)	D. (3) và (4)
Câu 12: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp G-X
Câu 13 . Khi nói về đặc điểm của mã di truyền:
(1). Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền có tính phổ biến.
(4). Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
(5). Ở sinh vật nhân thực, côđon 3'AUG5' có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.
(6). Côđon 3'UAA5' quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
(7). Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.
Có bao nhiêu nhận định sai?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 14. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có mấy phát biểu đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3' ® 5' để tổng hợp mạch mới theo chiều 5' ® 3'.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu.	
(5) Enzim ADN - pôlimeraza có chức năng nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.
(6) Enzim ligaza có vai trò nối các đoạn Okazaki với nhau.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_15_phu_sinh_12_nam_2016.docx