Đề khảo sát chất lượng học sinh khá, giỏi năm học 2014-2015 môn: Vật lý – lớp 8

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1969Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh khá, giỏi năm học 2014-2015 môn: Vật lý – lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học sinh khá, giỏi năm học 2014-2015 môn: Vật lý – lớp 8
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHÁ, GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Vật lý – Lớp 8- (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1/(2,5điểm) Một ca nô đang chuyển động ngược dòng nước qua bến sông A thì gặp một bè gỗ trôi xuôi. Ca nô tiếp tục chuyển động thêm thời gian t1= 40phut thì tới bến sông C. Sau khi tới bến C ca nô lập tức quay lại đuổi theo bè và gặp lại bè tại một điểm B. Cho biết quãng đường SAB= 4km. Coi vận tốc của ca nô so với nước không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động. Dọc suốt con sông nước chảy đều. 
a/ Tính vận tốc dòng chảy của nước.
b/ Tính vận tốc của ca nô so với bờ khi xuôi dòng. Biết bè trôi từ bến sông C đến bến sông A hết thời gian: t = 4h.
A
h
B
Hình 2
Câu 2/(5điểm) Cho bình thông nhau có hai nhánh A và B là hình trụ, tiết diện lần lượt là S1 = 100 cm2 và S2 = 200 cm2 (Hình 2). Hai miệng nằm trên cùng một mặt phẳng ngang. Lúc đầu chứa nước có độ cao đủ lớn, mặt thoáng cách miệng mỗi nhánh là h = 18 cm, người ta đổ từ từ dầu vào nhánh B cho tới lúc đầy. Cho khối lượng riêng của nước và dầu lần lượt là D1 = 1000 kg/m3, D2 = 750 kg/m3.
a. Tính khối lượng dầu đã đổ vào nhánh B.
b. Sau khi đổ đầy dầu vào nhánh B, người ta thả nhẹ nhàng một vật hình trụ đặc, đồng chất, tiết diện S3 = 60 cm2, cao h3 = 10 cm, khối lượng riêng D3 = 600 kg/m3 vào nhánh A. Hãy tính khối lượng dầu tràn ra ngoài.
Câu 3/(4,5điểm) Từ thành phố A vào lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp đến thành phố B cách A một khoảng là S=90km. Sau đó 30 phút, một người đi xe máy cũng khởi hành từ A để đi đến B và vượt người đi xe đạp vào thời điểm 6 giờ 45 phút. Đến B người đi xe máy nghỉ 30 phút, sau đó quay về thành phố A với vận tốc như khi đi từ A đến B thì gặp lại người đi xe đạp lúc 9 giờ 15 phút sáng.
a/ Xác định vận tốc của xe máy, xe đạp và thời điểm người đi xe đạp tới thành phố B.
b/ Vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của quãng đường vào thời gian chuyển động của hai người.
Cho rằng trong quá trình chuyển động hai người luôn có vận tốc không đổi. 
M2
M1
Câu 4/(5điểm) Hai quả cầu đặc có thể tích V0=300cm3 được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không giãn, được thả vào nước. khối lượng quả này gấp 3 lần quả kia. Khi cân bằng thì chỉ có một quả nhô 2/5 thể tích của nó trên mặt nước, dây bị căng.
a/ Tính khối lượng riêng của các quả cầu.
b/ Tính sức căng của sợi dây.
Biết KLR của nước D0=1000kg/m3. 
m1 A
m2 B
O
Câu 5/(3điểm) Một thanh thẳng AB đồng chất, tiết diện đều có rãnh dọc theo chiều dài, khối lượng thanh m = 100g, dài l = 90cm.Tại A,B có đặt 2 hòn bi trên rãnh mà khối lượng lần lượt là m1=300g và m2 . Đặt thước (cùng 2 hòn bi ở A, B) trên mặt bàn nằm ngang vuông góc với mép bàn sao cho phần OA nằm trên mặt bàn có chiều dài l1 = 30cm, phần OB ở mép ngoài bàn.Khi đó người ta thấy thước cân bằng nằm ngang (thanh chỉ tựa lên điểm O ở mép bàn)
a/ Tính khối lượng m2.
b/ Cùng 1 lúc , đẩy nhẹ hòn bi m1 cho chuyển động đều trên rãnh với vận tốc v1 = 10cm/s về phía O và đẩy nhẹ hòn bi m2 cho chuyển động đều với vận tốc v2 dọc trên rãnh về phía O.Tìm v2 để cho thước vẫn cân bằng nằm ngang như trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM – MÔN LÝ 8
Câu
Vế
Nội dung đáp án
Điểm
Câu 1.
(2,5điểm)
a/ 
u; t1 + t2
V- u; t1
V+ u; t2
B
A
C
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ ta có: SAB+ SAC = SCB => u.(t1 + t2) +(V-u).t1= (V+u).t2
=> t2 = t1 = 
 => u = 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b/
Độ dài quãng đường CB là:
SCB = SAC + SAB = 3.4 + 4 = 16km
Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng là: Vxd = 
0,5đ
0,5đ
Câu 2/
5,0điểm
a/ 
A
B
h
x
y
C
D
Gọi x là độ dâng của mặt nước ở nhánh A, y là
 độ tụt mực nước ở nhánh B
- Ta có: => (h + y).d2 = (x+y).d1. 
 => (x + y).4 = (18 + y).3 (1)
- Mặt khác: x.S1 = y.S2 => x=2y (2)
Từ (1) và (2) ta có: y = 6cm, x=12cm
Thể tích dầu đổ vào nhánh B là: 
 (h + y).S2 = 24.200 = 4800cm3 = 0,0048 m3 
- Khối lượng dầu đổ vào nhánh B là: m = 0,0048.750 = 3,6(kg)
0,5đhv
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b/ 
A
B
a
b
E
F
- Khi khối gỗ cân bằng ta có:
 P = FA => S3.h3.d3 = S3.hc.d1
 => hc = 6(cm)
- Nước dâng lên ở nhánh A là a, dâng lên ở nhánh B là b.
Ta có: a.S1 + b.S2 = hc.S3 => a + 2b = 3,6 (3)
Mặt khác: 
 PE = PF => (x + y + a – b).d1 = (h+y – b).d2
 => (18 + a – b).4 = ( 18 + 6 – b).3 => 4a – b = 0 (4) 
Từ (3) và (4) ta có: b = 1,6cm. 
Vậy khối lượng dầu tràn ra ngoài là: m’= 0,016.0,02.750 = 0,24(kg)
0,5đhv
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu
Vế
Nội dung đáp án
Điểm
Câu 3/ 4,5điểm
a/
-/ Xét từ thời điểm người đi xe đạp xuất phát tới lúc hai xe gặp nhau lần (1): +/ Thời gian người đi xe đạp và người đi xe máy là:
t1=45ph=, t2=45-30=15ph=.
+/ Gọi vận tốc người đi xe đạp và người đi xe máy lần lượt là V1, V2. ta có V1.t1=V2.t2 => V2=3V1 (1)
-/ Xét từ thời điểm xe đạp xuất phát tới lúc hai xe gặp nhau lần (2) thì thời gian xe đạp, và người đi xe máy chuyển động lần lượt là: t3=9h15ph-6h=3,25h. t4=3,25-1=2,25h.
Ta có: V1.t3+V2.t4=2x90=180km => 3,25.V1+2,25.3.V1=180.
=> V1=18km/h, V2=54km/h. 
Thời gian người đi xe đạp từ A tới điểm B là: tI=90:18=5h.
Vậy thời điểm người đi xe đạp tới B là : 11 giờ trưa.
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
b/
-/ Chọn gốc thời gian là thời điểm xe đạp xuất phát, Gốc đường đi tại điểm hai xe xuất phát (điểm A) chiều từ A đến B là chiều (+)
-/ Tọa độ đầu và cuối của xe đạp là: (0;0), (5;90).
 Của người đi xe máy là: (0,5 ; 0), (2 ; 90), lúc xuất phát tại B để về A là: (2 ; 90), tới A (4 ; 0)
(Nếu vẽ đúng có đủ các tọa độ thích hợp cũng cho điểm tối đa)
0,5điểm
1,0điểm
Câu
Vế
Nội dung đáp án
Điểm
Câu 4/ 
5điểm
a/
- Vì khối lượng quả này gấp ba lần quả kia mà V1=V2=V0 nên M1 nằm trên.
- Ta có FA=FA1+FA2=P1+P2.
- 
 =>d1+d2=16000 (1)
- Mặt khác M2=3M1 => d2=3d1. (2)
- Từ (1), (2) Tính được d1=4000N/m3, d2=1200N/m3
M2
M1
0,5hv
0,5đ
1,0đ
1,0đ
b/
T
FA2
P2 
- Do quả cầu cân bằng nên: 
 P2=FA2+T
- P=V.d2=0,0003.12000=3,6N
- FA2=V0.d0=0,0003.10000=3N
- T=0,6N
(0,5hv)
0,5đ
1,0đ
Câu 5/
3điểm
a/ 
- Khi thanh cân bằng: Theo quy tắc đòn bẩy ta có: P1.OA = P2.OB + P.OG 
 => m1.l1 = m2.(l – l1) + m.(0,5l – l1) (*)
- Từ (*) suy ra: m2 = 125(g)
m1 A
m2 B
O
P
P1
P2
G
1,0đ
0,75đ
b/
Để thanh luôn cân bằng ta có: 
m1.(l1- v1.t) = m2.(l – l1– v2.t) + m.(0,5l – l1 ) (**)
 - Lấy (*) trừ cho (**) ta được: 
 m1.v1.t = m2.v2.t => v2 = 
0,75đ
0,5đ
Ghi chú: Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_8.doc